CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.5. So sánh lý thuyết và thực tế công tác kế toán tại công ty
Nhìn chung, trong những năm qua công ty đã tuân thủ khá tốt những chế độ kế toán và nguyên tắc hạch toán kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên, trong quá trình hạch toán Công ty cũng có sự tìm hiểu đưa ra những cải biến không áp dụng cứng nhắc các nguyên tắc hạch toán nhằm giúp cho công tác kế toán phù hợp hơn với các điều kiện và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Về tổ chức bộ máy kế toán
Lý thuyết: Tổ chức bộ máy kế toán gồm có 3 hình thức: tập trung, phân tán và vừa tập trung vừa phân tán. Tùy theo quy mô, đặc điểm kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn để dễ dàng quản lý.
Thực tế: Công ty lựa chọn theo hình thức tập trung là hình thức phổ biến nhất. hình thức này có nhiều ưu điểm là dễ là để vận dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, phù hợp với yêu cầu quản lý, chức năng và năng lực của mỗi nhân viên.
Về hình thức ghi sổ
Công ty sử dụng hình thức Chứng từ chi sổ nhưng thực tế hiện nay với khối lượng công việc lớn công ty đã áp dụng thêm phần mềm kế toán vào trình tự ghi sổ giúp cho công việc lưu giữ, tìm kiếm dễ dàng hơn và không mất nhiều thời gian cũng như hạn chế trùng lắp số liệu.
Về vận dụng tài khoản
Lý thuyết: Hệ thống tài khoản mới nhất theo Thông tư 200 bao gồm các tài khoản cấp 1 và ở một số tài khoản có các tài khoản chi tiết hơn (tài khoản cấp 2 và 3) do Bộ Tài chính quy định và không được sửa đổi.
Thực tế: Để thuận tiện cho việc đối chiếu và theo dõi biến động của từng loại chi phí ở một số khoản mục công ty đã mở chi tiết tài khoản cấp 2,3 đối với một số tài khoản để dễ theo dõi chi tiết:
Ví dụ: TK 136.22 – XN Cầu lớn hầm tạm ứng sản lượng CT TK 136.23 – XN Đường Bộ tạm ứng sản lượng CT TK 136.24 – XN Địa Chất tạm ứng sản lượng CT
Ngoài ra, do xuất phát hoạt động kinh doanh là công ty dịch vụ tư vấn, thiết kế nên đối với việc ghi chép doanh thu từ cung cấp dịch vụ để dễ theo dõi công ty chỉ sử dụng tài khoản 511.
Về kế toán doanh thu, chi phí
4.5.4.1. Doanh thu
Lý thuyết: Theo chuẩn mực kế toán số 14 theo Thông tư 200: “khi kết quả của một giao dịch về cung cấp dịch vụ không thể xác định được chắc chắn thì doanh thu có thể được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận”.
Thực tế: Tuy nhiên, ở thực tế công ty khi đã tới thời điểm ghi nhận mà công trình vẫn chưa có Biên bản nghiệm thu công ty sẽ sử dụng phương án là tiếp tục theo dõi trên TK 131 mà không ước lượng doanh thu tương ứng với chi phí do không có cơ sở chắc chắn để ước lượng doanh thu đó.
Lý thuyết: Theo như như điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 06/08/2015 quy định về thuế TNDN thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định “Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ”
Thực tế: Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán không ghi nhận doanh thu ngay mà đến cuối năm mới ghi nhận vào TK 511. Nhưng công ty vẫn đảm bảo việc kê khai thuế GTGT và tạm nộp thuế TNDN.
4.5.4.2. Chi phí
Lý thuyết: Theo phương pháp hạch toán cuối kỳ kế toán sẽ tập hợp các chi phí trực tiếp và kết chuyển, hạch toán ghi:
Ví dụ: Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 623 Có TK 627
Thực tế: Khi tập hợp các chi phí trực tiếp ở mỗi công trình sẽ bao gồm chi phí trực tiếp do kế toán ở đơn vị xí nghiệp trực thuộc bàn giao.
Ví dụ: Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627
Có TK 136.22: Bàn giao chi phí công trình của XN Cầu lớn-Hầm
Lý thuyết: Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC khi lập Hóa đơn GTGT cần phải lập đầy đủ các tiêu thức trên Hóa đơn như: ngày tháng năm, tên, mã số thuế người bán, tên hàng hóa, đơn giá…
Thực tế: Trên hóa đơn GTGT thường không bao gồm đủ các tiêu thức người mua và người bán (ký, họ tên) nhưng vẫn đảm bảo đủ các nội dung và tiêu thức Thủ trưởng (ký, họ tên).
Lý thuyết: Đối với mỗi công trình khi bắt đầu kí kết hợp công ty đều lập giá trị cho mỗi hợp đồng theo QĐ số 11/2005/QĐ-BXD hoặc QĐ số 9752009/QĐ-BXD tùy từng loại công trình.
Thực tế: Khi hoàn thành công trình và tính giá trị cho mỗi công trình công ty áp dụng tỷ lệ % lãi trên cơ sơ mặt bằng chung.