6. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Một số vấn đề về dạy học môn Toán lớp 5
1.4.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Môn Toán lớp 5 nhằm giúp học sinh:
một số yếu tố hình học; dạng bài toán có lời văn và thống kê đơn giản.
+ Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.
+ Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng, cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi với đời sống, kích thích trí tưởng tượng, chăm học và hứng thú học tập Toán; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
1.4.2. Nội dung chương trình môn Toán lớp 5
Số học
- Bổ sung về phân số thập phân, hỗn số, dạng toán về "quan hệ tỉ lệ". - Số thập phân, các phép tính về số thập phân: Khái niệm ban đầu về số thập phân. Đọc, viết, so sánh các số thập phân. Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân; phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia các số thập phân. Giới thiệu bước đầu về cách sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
- Tỉ số phần trăm: Khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm. Đọc, viết tỉ số phần trăm. Cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên khác 0. Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân và phân số.
- Một số yếu tố thống kê: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
Đại lượng và đo đại lượng
- Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Vận tốc, quan hệ giữa vận tốc, thời gian chuyển động và quãng đường đi được.
- Đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông (dam2), héc-tô-mét vuông (hm2), mi-li-mét vuông (mm2); bảng đơn vị đo diện tích. Quan hệ giữa m2 và ha.
- Đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối (cm3), đề-xi-mét khối (dm3), mét khối (m3).
Yếu tố hình học
- Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Tính diện tích hình tam giác và hình thang. Tính chu vi và diện tích hình tròn. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Giải toán có lời văn
- Giải các bài toán có đến 4 bước tính: bài toán về quan hệ tỉ lệ, toán chuyển động đều, các bài toán ứng dụng của đời sống.
1.4.3. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của môn Toán lớp 5
1.4.3.1. Về số thập phân và các phép tính với số thập phân
- Khái niệm ban đầu về số thập phân; Nhận biết được phân số thập phân, biết đọc, viết các phấn số thập phân; Nhận biết được hỗn số và biết hỗn số có phần nguyên, phần phân số. Biết đọc, viết hỗn số, biết chuyển một hỗn số thành một phân số; nhận biết được số thập phân, biết số thập phân có phần nguyên và phần thập phân. Biết đọc, viết, so sánh số thập phân. Biết sắp xếp một nhóm các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
- Phép cộng và phép trừ các số thập phân: Biết cộng, trừ các số thập phân có đến 3 chữ số ở phần thập phân, có nhớ không quá 2 lần; Biết sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân trong thực hành tính; Biết tính giá trị của các biểu thức có không quá ba dấu phép tính cộng, trừ, có hoặc không có dấu ngoặc.
- Phép nhân các số thập phân: Biết thực hiện phép nhân có tích là số tự nhiên, số thập phân có không quá 3 chữ số ở phần thập phân; Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000;…hoặc với 0,1; 0,01; 0,001;…Biết sử dụng một số tính chất của phép nhân trong thực hành tính giá trị của các biểu thức số.
- Phép chia các số thập phân: Biết thực hiện phép chia, thương là số tự nhiên hoặc số thập phân có không quá 3 chữ số ở phần thập phân; Biết chia nhẩm một số thập phân cho 10; 100; 1000 hoặc cho 0,1; 0,01; 0,001; Biết tính
giá trị của các biểu thức số thập phân có đến 3 dấu phép tính; Biết tìm một thành phần chưa biết của phép nhân hoặc phép chia với số thập phân.
- Tỉ số phần trăm: Nhận biết được tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại; Biết đọc, viết tỉ số phần trăm; Biết viết một phân số thành tỉ số phần trăm và viết tỉ số phần trăm thành phân số; Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các tỉ số phần trăm; nhân tỉ số phần trăm với một số tự nhiên; chia tỉ số phần trăm cho một số tự nhiên khác 0; Biết tìm tỉ số phần trăm của hai số và tìm giá trị một tỉ số phần trăm của một số.
1.4.3.2. Một số yếu tố thống kê: Biểu đồ hình quạt
- Nhận biết về biểu đồ hình quạt và ý nghĩa thực tế của nó.
- Biết thu thập và xử lí một số thông tin đơn giản từ một biểu đồ hình quạt.
1.4.3.3. Đại lượng và đo đại lượng
- Bảng đơn vị đo độ dài
+ Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài trong bảng đơn vị đo độ dài (chủ yếu giữa hai đơn vị đo liên tiếp hoặc giữa một số đơn vị đo thông dụng).
+ Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài
+ Biết thực hiện phép tính với các số đo độ dài và vận dụng trong giải quyết một số tình huống thực tế.
- Bảng đơn vị đo khối lượng
+ Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng (chủ yếu giữa hai đơn vị đo liên tiếp hoặc giữa một số đơn vị đo thông dụng).
+ Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng
+ Biết thực hiện các phép tính với các số đo khối lượng và vận dụng trong giải quyết một số tình huống thực tế.
- Diện tích
+ Biết dam2, hm2, mm2 là những đơn vị đo diện tích; ha là đơn vị đo diện tích ruộng đất. Biết đọc, viết các số đo diện tích theo những đơn vị đo đã học.
+ Biết gọi tên, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích (chủ yếu là quan hệ giữa hai đơn vị liên tiếp và một số đơn vị đo thông dụng).
+ Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích
+ Biết thực hiện các phép tính với các số đo diện tích. - Thể tích
+ Biết cm3, dm3, m3 là những đơn vị đo thể tích. Biết đọc, viết các số đo thể tích theo những đơn vị đo đã học.
+ Biết mối quan hệ giữa m3 và dm3; dm3 và cm3; m3 và cm3. + Biết chuyển đổi đơn vị đo thể tích trong trường hợp đơn giản. - Thời gian
+ Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. + Biết đổi đơn vị đo thời gian.
+ Biết cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo thời gian (có đến hai tên đơn vị đo); Phép nhân, phép chia số đo thời gian (có đến hai đơn vị đo) với (cho) một số tự nhiên khác 0.
- Vận tốc
+ Bước đầu nhận biết được vận tốc của một chuyển động.
+ Biết tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc (km/giờ; m/phút; m/giây).
1.4.3.4. Yếu tố hình học
- Hình tam giác: Nhận biết một số dạng hình tam giác; Biết cách tính diện tích của hình tam giác.
- Hình thang: Nhận biết hình thang và một số đặc điểm của nó; Biết cách tính diện tích hình thang.
- Hình tròn: Biết cách tính chu vi và diện tích hình tròn
- Hình hộp chữ nhật, hình lập phương: Nhận dạng được hình hộp chữ nhật và hình lập phương; Nhận biết một số đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương; Biết cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương; Biết cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Hình trụ, hình cầu: Nhận dạng được hình trụ, hình cầu.
1.4.3.5. Giải bài toán có lời văn
Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến 4 bước tính, trong đó có các bài toán về: Quan hệ tỉ lệ; Tỉ số phần trăm; Toán chuyển động đều; Bài toán có nội dung hình học.
1.4.4. Đặc điểm và nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học các lớp cuối cấp
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, nhờ sự phát triển dần của hệ thống tín hiệu thứ hai mà học sinh đã có khả năng thực hiện việc phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng này được nâng cao dần khi học toán. Ở học sinh tiểu học, việc phân tích và tổng hợp phát triển không đều khi học toán. Sự trừu tượng hóa, khái quát hóa của học sinh tiểu học: Trừu tượng hóa nhằm rút ra các khái niệm đặc trưng, dấu hiệu bản chất ra khỏi các dấu hiệu khác không bản chất. Sự phát triển của suy đoán, suy luận và tư duy ở học sinh tiểu học.
Đối với học sinh cuối cấp thì tri giác của các em thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn để phát triển. Vì vậy, giáo viên Tiểu học có vai trò rất lớn, giáo viên cần tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của học sinh để tri giác một đối tượng nào đó nhằm phát hiện ra bản chất của sự vật và hiện tượng. Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức, dựa vào đặc điểm bên ngoài với những thao tác cụ thể. Nhờ hoạt động học tập, tư duy dần mang tính khái quát. Việc học Toán sẽ giúp các em phân tích và tổng hợp. Đối với học sinh các lớp cuối cấp tiểu học, việc phát triển tư duy có điều kiện và tiềm năng thực hiện tốt hơn các lớp đầu cấp bởi khả năng hành động hướng đích của các em tốt hơn và tính khái quát trong tư duy của học sinh đạt được ở mức độ cao hơn.
Trí tưởng tượng, sự chú ý, ghi nhớ của học sinh lớp cuối cấp Tiểu học đã giảm tính tản mạn, đạt được sự bền vững tốt hơn so với các lớp đầu cấp. Tưởng tượng tái tạo từng bước hoàn thiện. Nhu cầu nhận thức của các em đã phát triển khá rõ nét: không chỉ thiên về nhu cầu tìm hiểu những sự vật hiện tượng riêng lẻ mà thiên nhiều hơn tới nhu cầu phát hiện những nguyên nhân,
quy luật và các mối quan hệ; quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Đặc biệt, ở giai đoạn này, khả năng thực hiện các hoạt động, các nhiệm vụ học tập một cách độc lập hay hợp tác nhóm bạn được nâng lên.