Hướng dẫn sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn toán cho học sinh lớp 5 (Trang 64 - 68)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Hướng dẫn sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan

trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán cho học sinh lớp 5

2.4.1. Sử dụng sau khi kết thúc một bài học

Khi giảng bài mới ngoài mục đích trang bị kiến thức, phát triển kỹ năng cho học sinh, giáo viên cần tạo nên một điểm nhấn trong bài học để làm đọng lại ở học sinh một sự ghi nhớ, tái hiện lại những kiến thức mà giáo viên vừa truyền đạt đến học sinh. Tùy theo mức độ cần lĩnh hội, giáo viên có thể đưa một số câu hỏi, bài tập ngắn có kết quả cho trước để học sinh lựa chọn nhanh. Quá trình sử dụng các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm như vậy chính là quá trình “vừa giảng vừa luyện”. Điều đó không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản một cách vững chắc mà còn tăng cường khả năng vận dụng, xử lý các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn phát sinh trong sự sáng tạo, uyển chuyển.

Ngoài ra, trong môn Toán, việc củng cố kiến thức diễn ra dưới các hình thức: Luyện tập, đào sâu, ứng dung, hệ thống hóa và ôn tập. Trong quá trình củng cố, ôn tập, giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm của hệ thống để học sinh tập dượt cách ôn tập hệ thống hóa, vận dụng kiến thức, tập phản ứng nhanh trước các tình huống bài toán, tập dượt việc phát hiện và giải quyết vấn đề đối với các tình huống kiến thức, quen với sự đa dạng trong vận dụng kiến thức đối với các lĩnh vực của đời sống thực tiễn.

2.4.2. Sử dụng sau khi kết thúc một chương

Ôn tập, củng cố là một hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết trong công tác giảng dạy nói chung và dạy học môn Toán nói riêng.

Thông thường khi kết thúc một nội dung cơ bản của một chương hoặc một mạch kiến thức liên quan giữa các bài trong chương, giáo viên cần phải có tiết ôn tập, củng cố lại kiến thức cho học sinh giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức đã tiếp thu sao cho đầy đủ và bền vững; khi cần học sinh có thể tái hiện lại chúng một cách nhanh chóng, chính xác đồng thời vận dụng được những kiến thức đó một cách linh hoạt để có thể giải các bài toán từ thực tiễn.

2.4.3. Sử dụng khi ôn tập, củng cố tổng hợp các kiến thức đã học

việc ôn tập, củng cố tổng hợp các kiến thức đã học cũng rất cần thiết. Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong khi ôn tập, củng cố tổng hợp các kiến thức đã học giúp học sinh nhận dạng được các bài toán, ghi nhớ, tái hiện lại được nhiều lượng kiến thức đã học, sử dụng tổng hợp các kiến thức thuộc nhiều chương, nhiều phần của chương trình để giải quyết các câu hỏi, bài tập cụ thể, đa dạng từ đó giúp học sinh có những tư duy sáng tạo, linh hoạt và nhạy bén.

2.4.4. Sử dụng khi kết hợp ôn tập, củng cố với mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh

Ôn tập, củng cố giúp học sinh khái quát hóa những kiến thức đã học, biết cách nhìn nhận những kiến thức đó theo một hệ thống tư tưởng xác định, nêu rõ được mối liên hệ logic giữa các đối tượng riêng rẽ và củng cố chắc chắn các kiến thức đã học. Ôn tập, củng cố không những giúp học sinh tổng kết được những khái niệm cơ bản, những tư tưởng chủ đạo của sách giáo khoa, ghi nhớ những nét lớn các kiến thức đã học mà còn giúp học sinh phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong nhận thức. Trong khi ôn tập, củng cố giáo viên cần tìm hiểu sâu và tùy vào khả năng mở rộng các kiến thức của học sinh trên những vấn đề cơ bản của sách giáo khoa để thiết kế và sử dụng các bài tập có mức độ khó nâng dần nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh.

2.4.5. Sử dụng để kết cấu các đề thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh

Trong quá trình củng cố, ôn tập, giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm của hệ thống để học sinh tập dượt cách ôn tập hệ thống hóa, vận dụng kiến thức, tập phản ứng nhanh trước các tình huống bài toán, tập dượt việc phát hiện và giải quyết vấn đề đối với các tình huống kiến thức, quen với sự đa dạng trong vận dụng kiến thức đối với các lĩnh vực của đời sống thực tiễn. Ngoài ra hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan còn được sử dụng để kết cấu các đề thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan giúp học sinh khái quát hóa những kiến thức đã học, biết cách nhìn nhận những kiến thức đó theo một hệ thống tư tưởng xác định, nêu rõ được mối liên hệ

logic bên trong giữa các đối tượng riêng rẽ và củng cố chắc chắn các kiến thức đã học, giúp tổng kết những khái niệm cơ bản, những tư tưởng chủ đạo của sách giáo khoa, ghi nhớ những nét lớn các kiến thức đã học, sự tiến triển của các khái niệm, các ứng dụng lý thuyết và thực hành của các khái niệm. Qua đó cho thấy hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan còn được sử dụng để kết cấu các đề thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nghiên cứu về việc thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán cho học sinh lớp 5, chương 2 đã đạt được một số kết quả chính:

- Xác định được các nguyên tắc biên soạn câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan để xây dựng, thiết lập hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán cho học sinh lớp 5. Trong đó, ngoài những nguyên tắc căn cốt bám sát mục tiêu, nội dung dạy học, lý luận về vấn đề ôn tập, củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan, đề tài chú trọng nguyên tắc đảm bảo tính liên môn, thực tiễn – một quan điểm đang được đề cao trong đề án đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.

- Xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan theo các chương trong chương trình môn Toán lớp 5 đảm bảo các nguyên tắc đã xác định. Mỗi hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm được xây dựng theo ma trận bao gồm các mức độ theo đúng quy định của thông tư 22 và đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo các chương của chương trình môn Toán lớp 5, hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan đều được phân chia theo mức độ khó tăng dần và quy định số câu hỏi theo từng mức thống nhất ở tất cả các câu hỏi.

- Đưa ra chỉ dẫn sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan một cách rõ ràng, cụ thể.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn toán cho học sinh lớp 5 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)