Kết quả thử nghiệm Error! Bookmark not defined

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn toán cho học sinh lớp 5 (Trang 70 - 97)

CHƯƠNG 3 : THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Kết quả thử nghiệm Error! Bookmark not defined

3.6.1. Phân tích định tính kết quả thử nghiệm

thông qua quan sát, thăm dò ý kiến giáo viên dạy thử nghiệm và ý kiến học sinh. Kết quả định tính được tổng hợp ở bảng sau:

Các tiêu chí đánh giá Lớp đối chứng Lớp thử nghiệm

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1. Học sinh tái hiện lại được kiến thức và lựa chọn phương pháp giải

toán nhanh hơn. 20 66,67% 25 83,33%

2. Học sinh có khả năng tư duy logic và có thói quen làm việc độc lập, sáng tạo.

19 63,33% 24 80%

3. Học sinh phát triển được năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề.

18 60% 28 93,33%

4. Học sinh hứng thú khi giải các

bài toán. 21 70% 27 90%

5. Học sinh biết kiểm tra, xem xét sự hợp lý của các con số, biểu thức, phép toán và biết lựa chọn, loại trừ những phương án sai.

22 73,33% 26 86,67%

Đề kiểm tra

Câu 1: Nhân dịp Tết một cửa hàng bán cam ngày đầu bán được 40% số cam. Ngày thứ hai bán được 60% phần trăm số cam còn lại. Ngày thứ ba bán được 24kg thì vừa hết cam. Hỏi cả ba ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam cam ?

A. 100kg B. 180kg C. 150kg D. 108kg

Câu 2: Trong các số sau, số nào đồng thời chia hết cho 2; 3; 5; 9

A. 145 B. 10 C. 250 D. 270

Câu 3: Đáp án nào sau đây không đúng ?

B. Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau.

C. Hình vuông là hình tứ giác có bốn góc vuông và có hai cạnh kề bằng nhau.

D. Hình vuông là hình thoi có một góc vuông.

Câu 4: Cho số thập phân 17,02. Số này sẽ thay đổi như thế nào nếu bỏ đi dấu phấy.

A. Tăng 10 lần B. Tăng 100 lần C. Giảm 10 lần D. Không đổi Câu 5: . Trong các số: 43 567; 47 563; 46 573; 47 536; 46 375 số lớn nhất là:

A. 43 567 B. 46 573 C. 47 563 D. 47 536

Câu 6: Câu 13. Các số: 20 679; 26 079; 20 697; 29 079; 29 706 xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: A. 20 679; 20 697; 26 079; 29 079; 29 706 B. 29 706; 20 697; 26 079; 29 079; 20 679 C. 20 679; 20 697; 26 079; 29 706; 29 079 Câu 7: Một đàn trâu, bò có 3 4 số trâu thì bằng 2

5 số bò. Biết số bò nhiều hơn số trâu 28 con. Tính số trâu.

A. 60 con trâu C. 32 con trâu

B. 84 con trâu D. 70 con trâu

Câu 8: Sắp xếp các phân số sau: 5 7 ; 4 3 ; 7 8 ; 1 theo thứ tự giảm dần: A. 5 7 ; 4 3 ; 7 8 ; 1 B. 5 7 ; 7 8 ; 1; 4 3 C. 4 3 ; 1; 7 8 ; 5 7 D. 1; 7 8 ; 4 3 ; 5 7 Câu 9: 4

5 số sách trên bàn là 16 quyển. Hỏi trên bàn có mấy quyển sách ?

A. 15 B. 20 C. 25 D. 30

Câu 10: Báo đốm là loài có tốc độ chạy rất nhanh, nó có thể chạy 26 m trong vòng 1 giây. Hỏi trong ba giây, báo đốm chạy được bao nhiêu mét?

A. 26 m B. 52 m C. 78 m D. 104 m

Câu 11: Tỉ số của tuổi con và tuổi mẹ là 1

5 . Tổng số tuổi của hai mẹ con là 48. Tuổi của mỗi người là:

A. Con 8 tuổi và mẹ 40 tuổi C. Con 10 tuổi và mẹ 38 tuổi B. Con 7 tuổi và mẹ 41 tuổi D. Con 9 tuổi và mẹ 39 tuổi Câu 12: Bạn Minh rất thích đọc sách. Ngày thứ nhất, bạn Minh đọc được 20

trang sách, ngày thứ hai đọc được bằng 1

2 số trang sách ngày thứ nhất, ngày thứ ba thì Minh lại đọc được gấp ba lần số trang sách ngày thứ hai. Hỏi trung bình mỗi ngày bạn Minh đọc được bao nhiêu trang sách ?

A. 20 trang B. 30 trang C. 40 trang D. 50 trang

Câu 13: Dẫn đầu danh sách các con vật phàm ăn là voi. Mỗi ngày một chú voi trưởng thành ngốn hết 200 kg cỏ khô, uống hết 200 lít nước. Hỏi trong 10 ngày một chú voi trưởng thành uống hết bao nhiêu lít nước?

A. 2000 lít B. 1900 lít C. 1800 lít D. 1700 lít Câu 14: Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự giảm dần: 0,05; 0.56; 0,82; 0,005

A. 0,05; 0.56; 0,82; 0,005 B. 0,05; 0,005; 0.56; 0,82 C. 0,005; 0,05; 0.56; 0,82 D. 0,05; 0,82; 0,005; 0,56

Câu 15: Chu vi của một hình chữ nhật là 56 cm. Chiều rộng bằng 1

3 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

Đáp số đúng là:

A. 147cm² B. 588cm² C. 98cm² D. 137cm²

3.6.2. Phân tích định lượng kết quả thử nghiệm

Sau khi dự giờ thử nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng theo hệ thống kiến thức bài dạy.

Kết quả kiểm tra cho thấy: số bài hoàn thành tốt tăng lên. Điều này cho thấy, bước đầu vận dụng hình thức ôn tập, củng cố bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã đem lại hiệu quả nhất định.

Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ mức độ học sinh đã làm trong bài kiểm tra. Đánh giá bài làm của học sinh theo xếp loại hoàn thành bài tập. Phân loại điểm theo 3 mức: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành.

Bảng thống kê kết quả kiểm tra sau khi thử nghiệm của học sinh Nhóm học

sinh

Số học sinh

Mức độ thực hiện bài kiểm tra

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

TN (5A) 30 20 66,67 8 26,67 2 6,67

ĐC (5B) 30 16 53,33 7 23,33 7 23,33

Biểu đồ thể hiện mức độ thực hiện bài kiểm tra của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng Số học sinh 0 5 10 15 20 HT tốt Hoàn thành Chưa HT Lớp TN Lớp ĐC

Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng

Qua quá trình thử nghiệm chúng tôi đánh giá một số đặc điểm cơ bản sau: - So với chất lượng khảo sát ban đầu trước khi thử nghiệm, chất lượng dạy học bài thử nghiệm đã có những hiệu quả rõ rệt. Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra ở hệ thống thử nghiệm cao hơn, còn tỷ lệ chưa hoàn thành giảm đi rất nhiều so với hệ thống đối chứng.

- Trong bảng thống kê và biểu đồ thể hiện về mức độ thực hiện bài kiểm tra cho thấy chất lượng ôn tập, củng cố kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan của giờ dạy thử nghiệm đã tăng lên đáng kể.

Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở lớp thử nghiệm cao. Nếu giáo viên tăng cường giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan chắc chắn sẽ đem lại chất lượng dạy học môn Toán lớp 5 tốt hơn và góp phần để học sinh được phát triển một cách toàn diện. Đây được coi là một căn cứ để chứng minh tính khả thi, hiệu quả của việc ôn tập, củng cố kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan môn Toán cho học sinh lớp 5.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành thử nghiệm, chúng tôi tiến hành thử nghiệm sư phạm tại lớp 5A của trường Tiểu học Tân Dân trong học kì 2 từ 26/2/2018 đến 13/4/2018 (năm học 2017 - 2018). Quá trình thử nghiệm cho thấy:

- Về mặt định tính: Học sinh hứng thú khi tham gia làm bài theo hình thức trắc nghiêm khách quan; học sinh làm bài một cách độc lập, tích cực, chủ động hơn, hạn chế tối đa tình trạng trao đổi bài trong giờ kiểm tra; học sinh phát huy được trí thông minh, sự nhanh nhạy khi làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan; Đặc biệt, học sinh có tốc độ phản ứng nhanh trước các tình huống kiến thức của đề bài, đặt và giải quyết các vấn đề theo yêu cầu bài toán bằng sử dụng kiến thức hợp lý; hứng thú khi giải các bài toán đặt ra liên quan tới các lĩnh vực thực tiễn. Như vậy, sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để giúp học sinh lớp 5 trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán chính là cơ sở quan trọng cho việc định hướng phát triển các năng lực, sở trường cá nhân của học sinh qua môn học này.

- Về mặt định lượng: Qua so sánh, chất lượng ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan môn Toán lớp 5 tăng lên. Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thử nghiệm cao.

Từ kết quả thử nghiệm chúng tôi có thể khẳng định:

Hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan đã thiết kế trong đề tài đảm bảo mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 5;phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của học sinh; đảm bảo tính phổ quát, liên môn, tích hợp theo yêu cầu của chương trình.

+ Hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan đã thiết kế trong đề tài có thể thực hiện được trong quá trình ôn tập, củng cố môn Toán lớp 5 giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về kiến thức, kỹ năng, năng lực qua môn Toán và làm kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5 được nâng lên.

Vận dụng phương pháp ôn tập, củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong môn Toán lớp 5 có tính khả thi và được giáo viên Tiểu học nói chung và đặc biệt là giáo viên và Ban giám hiệu nhà trường dạy thử nghiệm rất ủng hộ. Nếu giáo viên quan tâm tới việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan và áp dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức thường xuyên hơn nữa thì chắc chắn kết quả học tập của học sinh sẽ tiếp tục được nâng lên.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm tôi đã rút ra được những kết luận sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ôn tập, củng cố kiến thức nói chung, về ôn tập, củng cố kiến thức bằng trắc nghiệm khách quan nói riêng. Đặc biệt, làm rõ yêu cầu đánh giá Giáo dục tiểu học theo Đề án cải cách giáo dục sau năm 2015 là đánh giá toán diện về kiến thức, năng lực, sở trường của học sinh nhằm phát triển toàn diện con người; Khẳng định được lợi thế, sự phù hợp của ôn tập, củng cố bằng trắc nghiệm khách quan theo yêu cầu daỵ học giai đoạn tới.

- Xác định được các nguyên tắc biên soạn câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan để ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán cho học sinh lớp 5. Trong đó, chú trọng nguyên tắc câu hỏi thi đảm bảo tính liên môn, thực tiễn – một quan điểm đang được đề cao trong đề án đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.

- Xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan theo các chương trong chương trình môn Toán lớp 5 đảm bảo các nguyên tắc đã xác định. Mỗi hệ thống câu hỏi, bài tập được xây dựng theo các chương đều được phân chia theo mức độ khó tăng dần và quy định số câu hỏi, bài tập theo từng mức thống nhất ở tất cả các câu hỏi, bài tập. Điều này thuận lợi cho việc thiết lập đề ôn tập, củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan từ các hệ thống câu hỏi, bài tập đã xây dựng; Đưa ra chỉ dẫn sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan nhằm xây dựng các đề thi theo mục đích khảo sát.

Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường tiểu học Tân Dân - Việt Trì – Phú Thọ. Kết quả thực nghiệm bước đầu đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán cho học sinh lớp 5.

Đóng góp chủ yếu của đề tài cho chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán là đề tài đã xây dựng được các nguyên tắc thiết lập hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan, đưa ra chỉ dẫn và xây dựng hệ

thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán lớp 5 đáp ứng yêu cầu dạy học thời kì mới. Các kết quả đó đã góp phần làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của một nhiệm vụ quan trọng của Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn, hơn nữa một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục toán học.

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trường Tiểu học, sinh viên Sư phạm ngành Giáo dục tiểu học sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hoàng Ngọc Anh - Nguyễn Dương Hoàng - Nguyễn Tiến Trung (2017), Đổi mới quá trình dạy học môn Toán thông qua các chuyên đề dạy học , NXB Đại học Sư phạm hà Nội.

[2]. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Số 29 NQ/TW Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu Hội thảo Xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới – những vấn đề đặt ra và giải pháp.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong Chương trình giáo dục phổ thông mới).

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường tiểu học.

[6]. Vũ Quốc Chung (Chủ biên 2007), Phương pháp dạy học toán tiểu học, tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Đại học và Cao đẳng sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Đỗ Tiến Đạt (2011), Chương trình đánh giá học sinh Quốc tế PISA-

môn Toán, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giáo dục toán học ở trường phổ thông.

[8]. Nguyễn Bá Đô, Hồ Châu (1998), Các câu chuyện toán học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Huỳnh Bảo Châu, Bài tập trắc nghiệm Toán 5, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[10]. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Dương Thị Thu Hương (2009), Quy trình xây dựng tình huống

có vấn đề trong dạy học môn toán ở trường tiểu học, tạp chí giáo dục số

216 (kỳ 2-6-2009).

[12]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên 2011), Sách giáo khoa Toán lớp 5, Nhà xuất bản Giáo dục.

[13]. Nguyễn Hữu Hợp (2015), Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm hà Nội.

[14]. Nguyễn Hữu Hợp (2016), Lí luận dạy học Tiểu học , NXB Đại học Sư phạm hà Nội.

[15]. Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[16]. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học

môn toán ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[17]. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy, nghiên cứu toán học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

[18]. Plolya (2010), Sáng tạo toán học (Nguyễn Sỹ Tuyển, Phan Tất Đắc, Hồ Thuần, Nguyễn Giản dịch), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Chương 3: Hình học

Câu 1: Đặc điểm của hình thang là:

A. Có hai cặp cạnh đối diện song song B. Có hai cạnh bằng nhau

C. Có bốn cạnh đều bằng nhau

D. Có một cặp cạnh đối diện song song

Câu 2: Một mảnh vườn hình tam giác có độ dài các canh lần lượt là 12m, 8m, 15m. Chu vi của mảnh vườn đó là:

A. 70m B. 1440m C. 35m D. 35m2

Câu 3: Nhà bác Hòa có một thửa ruộng hình thang, sau khi đo đạc bác biết

được đáy nhỏ bằng 30m, đáy lớn bằng 5

3 đáy nhỏ, chiều cao bằng trung bình cộng hai đáy. Bác sử dụng 30% diện tích để trồng ngô, 50% diện tích để trồng khoai, diện tích còn lại trồng đỗ. Diện tích thửa ruộng của nhà bác Hòa bằng

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn toán cho học sinh lớp 5 (Trang 70 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)