6. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm
nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán lớp 5.
1.5.1. Nội dung điều tra
Để tìm hiểu thực trạng việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán lớp 5, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên giáo viên dạy môn Toán và học sinh khối lớp 5 tại một số trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên quy mô nhỏ với 20 giáo viên dạy toán ở ba trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: Trường Tiểu học Tân Dân, Trường Tiểu học Hùng Vương, Trường Tiểu học Phương Xá. Các giáo viên này đều có thời gian công tác trên 5 năm, 100% có trình độ Đại học sư phạm. Việc tìm hiểu thực trạng được tiến hành tập trung vào các vấn đề sau:
1) Nhận thức của giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan.
2) Thực trạng việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán lớp 5.
3) Những khó khăn của giáo viên khi tiến hành thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán lớp 5 cho học sinh.
1.5.2. Kết quả điều tra
1.5.2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán lớp 5
Chúng tôi đã tiến hành điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chúng tôi đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh và tiến hành tham
khảo ý kiến từ 20 giáo viên đang giảng dạy tại trường Tiểu học Tân Dân – thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ qua các phiếu điều tra, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên, dự giờ và kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Bảng tổng hợp điều tra nhận thức của giáo viên về vai trò
của việc hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan
STT Nội dung
Nhận thức của giáo viên Rất đúng Đúng Không Đúng lắm Số giáo viên đã thực hiện 1
Giáo viên nhiệt tình và có phương pháp hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố phù hợp với từng nội dung kiến thức trong chương trình. 16/20 (80%) 2/20 (10%) 2/20 (10%) 8/20 (40%) 2
Hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức sẽ giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức một cách đầy đủ và bền vững. 18/20 (90%) 2/20 (10%) 0/20 (0%) 10/20 (50%) 3 Ôn tập, củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm giúp học sinh tái hiện lại được khái quát nhiều kiến thức trong khoảng thời gian ngắn. 16/20 (80%) 4/20 (20%) 0/20 (0%) 8/20 (40%) 4 Ôn tập, củng cố kiến 14/20 4/20 2/20 6/20
thức bằng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm giúp phát triển ở học sinh khả năng xem xét, phân loại sự hợp lý giữa các kiến thức và khả năng tư duy logic.
(70%) (20%) (10%) (30%)
5
Ôn tập, củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm giúp phát huy tính tích cực, độc lập trong nhận thức của học sinh. 14/20 (70%) 4/20 (20%) 2/20 (10%) 6/20 (30%)
Bảng 2: Bảng tổng hợp điều tra nhận thức của giáo viên về vai trò, tầm quan
trọng của việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán cho học sinh lớp 5
STT Nội dung
Nhận thức của giáo viên Rất đúng Đúng Không đúng lắm 1 Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức giúp học sinh tái hiện lại được kiến thức và lựa chọn phương pháp giải toán nhanh hơn.
16/20 (80%) 2/20 (10%) 2/20 (10%) 2 Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố
18/20 (90%) 2/20 (10%) 0/20 (0%)
kiến thức giúp học sinh rèn khả năng tư duy logic và có thói quen làm việc độc lập, sáng tạo.
3
Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức giúp phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề…của học sinh. 14/20 (70%) 4/20 (20%) 2/20 (10%) 4 Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức giúp học sinh tái hiện lại và ghi nhớ được nhiều mạch kiến thức một cách ngắn gọn, hiệu quả 14/20 (70%) 2/20 (10%) 4/20 (20%) 5 Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức giúp giáo viên có khả năng nắm bắt được trình độ nhận thức của học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp 14/20 (70%) 6/20 (30%) 0/20 (0%)
Qua kết quả điều tra, chúng tôi tổng kết và thu được kết quả như sau: - 90 % (18/20) giáo viên được phỏng vấn đều cho rằng: Thiết kế và sử
dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức là rất cần thiết.
- 80% (16/20) giáo viên đều nhận thức được rằng: Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán cho học sinh lớp 5 có vai trò to lớn đối với việc giúp học sinh tái hiện, ghi nhớ, nắm vững và đào sâu kiến thức.
- 100 % giáo viên được khảo sát cho rằng: Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán giúp phát triển ở học sinh khả năng xem xét sự hợp lý giữa các dữ kiện bài toán và kết quả cho trước; giúp phát triển ở học sinh khả năng tư duy logic, làm việc độc lập, sáng tạo và hiệu quả;...Tuy nhiên, số liệu điều tra thực tế cho thấy việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán cho học sinh lớp 5 còn hạn chế, phương pháp ôn tập, củng cố chủ yếu theo lối cổ truyền dùng hình thức tự luận nhiều hơn. Mặc dù hiểu rất rõ là thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức toán học là rất cần thiết, nhưng chỉ khoảng 50% số giáo viên được phỏng vấn thường xuyên bắt tay vào thực hiện những hoạt động để phát triển cho học sinh khả năng này.
1.5.2.2. Thực trạng việc sử dụng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán ở trường tiểu học
Qua tổng hợp phiếu điều tra và qua vấn đáp nhanh giáo viên, chúng tôi thấy: Việc kiểm tra đánh giá hiện nay được giáo viên rất quan tâm và chú trọng và tổ chức thường xuyên. Tuy nhiên trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức môn toán cho học sinh, giáo viên chủ yếu thực hiện những biện pháp sau:
Biện pháp 1: Hình thức ôn tập, củng cố kiến thức chủ yếu là tự luận
Biện pháp này hầu như đã trở thành truyền thống trong quá trình dạy học từ trước đến nay, việc sử dụng trắc nghiệm khách quan hầu như không được sử dụng hoặc nếu có sử dụng cũng chỉ chiếm một phần khá nhỏ. Hệ
thống các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan chỉ được sử dụng trong các tiết kiểm tra định kì và trong các vở bài tập của học sinh nghĩa là giáo viên chỉ việc đưa vào tổ chức đánh giá mà thôi.
Biện pháp 2: Ôn tập, củng cố kiến thức dựa vào các bài tập sẵn có trong sách giáo khoa
Ôn tập, củng cố kiến thức dựa vào các bài tập sẵn có trong sách giáo khoa cũng là một biện pháp thường được các giáo viên sử dụng, điều này giúp học sinh nắm vững được kiến thức ngay sau bài vừa học và thực hành kỹ năng giải toán được thành thạo hơn. Tuy nhiên, mặt hạn chế của biện pháp này chính là học sinh không được mở rộng và nâng cao kiến thức đã học, các bài toán đã quá quen thuộc sẽ không phát triển được năng lực tư duy và khả năng suy luận của học sinh.
Biện pháp 3: Cho học sinh làm bài tập trong sách bài tập để ôn tập, củng cố Cho học sinh làm bài tập trong sách bài tập để ôn tập, củng cố cũng là một hình thức được giáo viên sử dụng để giúp học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học. Tuy nhiên, hình thức ôn tập, củng cố này không phát huy cao được khả năng tư duy của học sinh, dễ gây nhàm chán, không lôi cuốn, thu hút được học sinh vì hầu như các bài toán trong sách bài tập là tương tự so với các bài tập trong sách giáo khoa.
Với ba biện pháp mà giáo viên áp dụng trong quá trình ôn tập, củng cố môn Toán sẽ chỉ giúp học sinh làm quen thực hành giải toán với những bài toán ở mức độ cơ bản có sẵn ở trong sách giáo khoa, việc vận dụng, phát triển vốn kiến thức mà học sinh có được để giải các bài toán nâng cao hầu như không thực hiện, qua đó các em chỉ rèn luyện được khả năng tính toán với các con số là chủ yếu, vốn kiến thức của các em chỉ thu hẹp trong phạm vi chương trình đã quy định, việc phát triển khả năng tư duy và suy luận logic còn rất hạn chế.
1.5.2.3. Những khó khăn của giáo viên khi tiến hành thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán lớp 5 cho học sinh
Qua khảo sát, chúng tôi xác định được những khó khăn của giáo viên trong việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách
quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán lớp 5 cho học sinh như sau: - Khó khăn trong việc lựa chọn, thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập trắc
nghiệm khách quan:
Việc lựa chọn, thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan đòi hỏi sự đầu tư về thời gian để lựa chọn những nội dung kiến thức trọng tâm, cần thiết đặc biệt những nội dung ôn tập, củng cố phải bám sát chương trình sách giáo khoa để giúp học sinh có thể ghi nhớ kiến thức một cách bền vững. - Khó khăn trong việc thay đổi hình thức ôn tập, củng cố bằng hình thức trắc nghiệm khách quan:
Việc kiểm kiểm tra theo hình thức tự luận đã được giáo viên sử dụng thành truyền thống vì vậy việc thay đổi hình thức kiểm tra, xây dựng ngân hàng đề trắc nghiệm khách quan môn Toán cho học sinh lớp 5 là việc khó, ngại thực hiện đối với giáo viên. Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một phương pháp mới, trong nhà trường chưa có tài liệu nào nói về phương pháp trắc nghiệm khách quan nên giáo viên chưa nắm rõ được phương pháp này và phương pháp trắc nghiệm khách quan cũng chưa được sử dụng phổ biến rộng rãi ở bậc Tiểu học nên khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào việc ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh, giáo viên còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn.
Qua tìm hiểu thực tế giảng dạy của giáo viên chúng tôi thấy việc sử dụng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan vào việc ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán cho học sinh lớp 5 lại rất hạn chế không đúng với tầm quan trọng của nó. Bởi trong thực tế hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan chỉ được sử dụng trong các tiết kiểm tra định kì và trong các vở bài tập của học sinh. Bên cạnh đó hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hiện nay đã được sử dụng khá rộng rãi ở các bậc học trên, đặc biệt là các kì thi Đại học, nên đại đa số giáo viên ai cũng thấy được tính ưu việt của phương pháp này (tuy chưa đầy đủ). Một hạn chế cho thấy đây là phương pháp mới được nghiên cứu và chưa được sử dụng phổ biến ở bậc Tiểu học, vì vậy không phải
giáo viên Tiểu học nào cũng được tiếp cận, nhất là giáo viên công tác lâu năm, họ chỉ có kinh nghiệm nghề nghiệp chứ không phải nắm bắt và tiếp cận nhanh nhạy các thông tin mới như những giáo viên trẻ hiện nay.
* Thực trạng trên tồn tại do một số nguyên nhân sau:
- Việc dạy học Toán nói chung chủ yếu với mục đích nhằm đảm bảo đủ theo chương trình đã trở thành truyền thống đối với một bộ phận giáo viên. Việc tăng cường nội dung ôn tập, củng cố và mở rộng kiến thức trong dạy học thường ít được giáo viên quan tâm.
- Giáo viên thiếu kinh nghiệm xây dựng các đề trắc nghiệm khách quan theo các chủ đề phù hợp với nội dung giảng dạy, chưa có thói quen khắc sâu, mở rộng kiến thức cho học sinh sau quá trình giảng dạy.
- Yêu cầu việc ôn tập, củng cố kiến thức tại trường Tiểu học không đòi hỏi bắt buộc phải sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan nên giáo viên thấy không nhất thiết phải sử dụng hình thức này.
- Thư viện các trường Tiểu học không có sẵn tài liệu hỗ trợ việc thiết kế các đề ôn tập, củng cố bằng hình thức trắc nghiệm khách quan với những chủ đề cụ thể trong môn Toán. Giáo viên thì bận rộn và không phải là yêu cầu bắt buộc của công việc nên ngại thiết kế, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo hình thức trắc nghiệm khách quan nhằm ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh.
Kết luận chung:
Tóm lại, việc ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán nói chung, môn Toán lớp 5 nói riêng đã được giáo viên ở trường tiểu học rất chú trọng và thực hiện tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng tôi đã thấy giáo viên còn gặp một số khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức môn Toán cho học sinh tiểu học. Những vấn đề tồn tại này theo chúng tôi nếu đưa hệ thống các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan vào sử dụng có thể góp phần giúp tình hình được
cải thiện, và càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta đang thực hiện dạy Toán theo chương trình Tiểu học mới - một chương trình đòi hỏi cách đánh giá chất lượng học tập toàn diện và khách quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ôn tập, củng cố kiến thức là một khâu cơ bản của quá trình dạy học. Có rất nhiều hình thức để ôn tập, củng cố kiến thức, tuy nhiên việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong ôn tập, củng cố kiến thức Từ việc xem xét mức độ đạt được của người học theo mục tiêu học tập để có biện pháp điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng của quá trình dạy học. Theo xu hướng mới hiện nay, việc ôn tập, củng cố kiến thức đối với học sinh tiểu học không chỉ là xem xét sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học mà còn tập trung xem xét sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực chuyên biệt của học sinh.
Ôn tập, củng cố kiến thức bằng hình thức đề thi trắc nghiệm khách quan được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đây là một hình thức ôn tập có nhiều ưu điểm và việc ôn tập, củng cố kiến thức một cách hệ