b, Tình hình sử dụng ngày công lao động
2.2.2. Trả công lao động
*) Quy chế trả lương của công ty:
Cơ sở lập: Dựa vào bảng chấm công của từng phòng, hệ số lương của từng người kết hợp với hệ số phụ cấp trách nhiệm và mức lương tối thiểu là 850000đ/ tháng.
+ Hàng tháng công ty có hai kỳ trả lương vào ngày 15 và ngày 30.
- Kỳ I: Tạm ứng cho CNV đối với những người có tham gia lao động trong tháng.
- Kỳ II: Sau khi tính lương và các khoản phải trả cho CNV trong tháng của doanh nghiệp. Kế toán sẽ trừ đi số tiền tạm ứng trước đây và thanh toán nốt số tiền còn lại mà CNV được lĩnh trong tháng đó.
- Khi muốn tạm ứng người có trách nhiệm của các bộ phận sẽ lập 1 giấy đề nghị tạm ứng và gửi lên cho thủ trưởng đơn vị để xin xét duyệt. Trong giấy đề nghị tạm ứng phải ghi rõ số tiền tạm ứng, lý do tạm ứng. Sau đó giấy đề nghị này sẽ được chuyển cho kế toán trưởng và kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị. Căn cứ vào quyết định của thủ trưởng và kế toán trưởng, kế toán thanh toán lập phiếu chi kèm giấy đề nghị tạm ứng, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.
Cột 1: Ghi thứ tự của từng người
Cột 2: Ghi họ tên của từng người trong phòng Cột 3: Lương thời gian của từng người
Cột 4: Ghi lương học, họp.
Cột 5: Ghi lương bảo hiểm xã hội cho lao động bị ốm.. Cột 6: Lương phép.
Cột 8: Tổng thu nhập.
Cột 9: Các khoản khấu trừ: BHXH, BHYT, BHTN. Cột 10: Tạm ứng.
Cột 11: Thu nhập còn lại. Phương pháp lập:
Để tiện cho việc theo dõi của phương pháp lập bảng thanh toán lương ta đi kết hợp nghiên cứu ví dụ cho anh Hoàng Minh Anh – phó phòng thiết kế-giám sát thi công.
Căn cứ vào thời gian làm việc trong phân xưởng và chức vụ của từng người để áp dụng hệ số lương và ghi vào cột phù hợp.
+ Lương thời gian: Ta lấy mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp áp dụng năm 2010 nhân với hệ số lương của từng người rồi chia cho số ngày làm việc theo chế độ sau đó nhân với số ngày công làm việc thực tế, cụ thể:
850.000 * 3,82
Mức lương thời gian(A.Anh)= * 25 = 3.122.115đ. 26 Ltt * H + Lương học, họp, phép= * Số ngày họp, phép Số ngày công chế độ 850.000 * 3,82 Lương họp = * 2= 249.769 (đ).
26
Do Anh Hoàng Minh Anh là trưởng phòng thiết kế-giám sát thi công nên được hưởng phụ cấp trách nhiệm là: + Ptn = Ltt * tỷ lệ phụ cấp.
Phụ cấp trách nhiệm = 850.000 * 0,25 = 212.500đ.
- Tổng thu nhập= Lương thời gian + Lương họp + Phụ cấp TN = 3.584.384(đ)
Các khoản khấu trừ BHXH, BHYT,BHTN được trích theo tỷ lệ qui định tính trên lương cơ bản của mỗi công nhân. + Khấu trừ BHXH = (850.000 * 3,82) * 6% = 194.820 đ
+ Khấu trừ BHYT = (850.000 * 3,82) * 1,5% = 48.705 đ + Khấu trừ BHTN = (850.000 * 3,82) * 1% = 32.470 đ
- Tổng số tiền phải khấu trừ là: 194.820 + 48.705 + 32.470 = 275.995 đ
Mỗi tháng 1 công nhân phòng thiết kế-giám sát thi công được tạm ứng là 1.000.000đ/ cn. Như vậy anh Hoàng Minh Anh còn lĩnh là:
3.584.384 - 275.995 - 1.000.000 = .2.308.389 đ
* Tính lương của anh Vũ Thế Đăng:
850.000 * 1,98
Mức lương thời gian (A.Đăng)= * 25 = 1 618 269đ. a 26
Ltt * H
Số ngày công chế độ 850.000 * 1,98
Lương phép = * 2 = 129.462đ 26
- Tổng thu nhập= Lương thời gian + Lương phép = 1.618.269 + 129.462
= 1.747.731đ.
Các khoản khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN được trích theo tỷ lệ qui định tính trên lương cơ bản của mỗi công nhân.
+ Khấu trừ BHXH = (850.000 * 1,98) * 6% = 100.980đ. + Khấu trừ BHYT = (850.000 * 1,98) * 1,5% = 25.245đ. + Khấu trừ BHTN = (850.000 * 1,98) * 1% = 16.830đ.
- Tổng số tiền phải khấu trừ là: = 100.980 + 25.245 + 16.830 = 143.055đ.
Mỗi tháng 1 công nhân phòng thiết kế-giám sát thi công được tạm ứng là 1.000.000đ/ cn. Như vậy anh Vũ Thế Đăng còn lĩnh là:
1.747.731 - 143.055 - 1.000.000 = 604.676đ
Công thức tính tương tự đối với những người còn lại trong Phòng thiết kế-giám sát thi công và hai phòng ban khác.
Biểu số : 02 – Bảng thanh toán lương phòng thiết kế-giám sát. Mẫu số: 02 - LĐTL
Đơn vị : Công ty CP TVĐT & XD THIÊN LỘC. (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ/BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Bảng thanh toán lương tháng 01 năm 2013
Phòng thiết kế-giám sát thi công công trình
ST T Họ và tên Lương TG Lương họp BHXH Phép Phụ cấp Tổng TN KT 8.5% Tạm Ứng TN còn lại 1 Hoàng Minh Anh 3.122.115 249.769 212.50 0 3.584.384 275.995 1.000.000 2.308.389 2 Lê Văn Dũng 2.476.442 148.587 170.00 0 2.795.029 218.918 1.000.000 1.576.111 3 Vũ Thế Đăng 1.618.269 129.46 2 1.747.731 143.055 1.000.000 604.676 4 La Chí Thành 1.783.038 1.783.038 145.945 1.000.000 637.093 5 Phùng Ngọc Lệ 2.065.500 2.065.500 169.065 1.000.000 896.435 6 Mai Văn Hàn 1.847.115 55.413 1.902.528 163.285 1.000.000 739.243
7 Vũ Văn Thuận 2.435.577 194.84 6 170.00 0 2.800.423 215.305 1.000.000 1.585.118 …. ……. ………… . ……. ………… ….. ……….. ………… 12 Lê Văn Hải 1.994.885 1.994.885 163.285 1.000.000 831.600
Tổng 28.308.004 249.769 204.000 459.57 7 782.50 0 29.733.85 0 1.979.80 6 12.000.00 0 15.754.04 4 (Nguồn: Phòng hành chính- tổ chức) họp = * Số ngày họp Số ngày công chế độ 850.000 * 4,78 Lương họp = * 2 = 312.538 đ 26 Lương phụ cấp trách nhiệm: 850.000 * 0.3 = 255.000 đ
- Tổng thu nhập = Lương thời gian + Lương họp + phụ cấp = 3.906.731 + 312.538 + 255.000 = 4.474.269 đ
Các khoản khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN được trích theo tỷ lệ qui định tính trên lương cơ bản của mỗi công nhân.
+ Khấu trừ BHXH = (850.000 * 4,78) * 6% = 243.780 đ + Khấu trừ BHYT = (850.000 * 4,78) * 1,5% = 60.945 đ + Khấu trừ BHTN = (850.000 * 4,78) * 1% = 40.630 đ
- Tổng số tiền phải khấu trừ là: = 243.780 + 60.945 + 40.630 = 345.355 đ Mỗi tháng 1 cán bộ công nhân viên được tạm ứng là 1.000.000đ/ người. Như vậy ông Hán Quang Hạnh còn lĩnh là:
4.474.269 – 345.355 – 1.000.000 = 3.128.914 đ Trích bảng thanh toán lương:
Biểu số : 06 – Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý doanh nghiệp. Mẫu số: 02 - LĐTL
Đơn vị : Công ty CP TVĐT & XD THIÊN LỘC. (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ/BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý doanh nghiệp. Tháng 3 năm 2011 ST T Họ và tên Lương TG Lương họp BHXH Phép Phụ cấp Tổng TN KT 8.5% Tạm ứng TN còn lại 1 Lưu Trọng Tuấn 4.070.192 325.615 255.000 4.650.807 359.805 1.000.000 3.291.002 2 Hán Quang Hạnh 3.906.731 312.538 255.000 4.474.269 345.355 1.000.000 3.128.914 3 Mai Hoàng Sơn 3.457.212 276.577 255.000 3.988.789 305.618 1.000.000 2.683.171 4 Vũ Mạnh Hùng 3.726.923 298.154
149.07
7 255.000 4.429.154 329.460 1.000.000 3.099.694 5 Lê Văn Ngọc 3.213.000 255.000 3.468.000 262.990 1.000.000 2.205.010 6 Đặng Mai Thủy 2.371.500 68.409 2.439.909 201.578 1.000.000 1.238.331
7 Ngô Thu Hương 2.435.577
194.84
6 2.630.423 215.305 1.000.000 1.415.118 8 Lê Khánh Chi 2.948.192 2.948.192 241.315 1.000.000 1.706.877
2.2.3.Đánh giá chung:
Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực ở Công ty đã thực hiện có những khía cạnh tăng cường động lực cho người lao động, nhưng cũng có những khía cạnh làm giảm động lực của người lao động. Nhìn chung, Công ty đã đạt được nhiều thành công trong tạo động lực cho người lao động, tuy nhiên cũng có những mặt còn hạn chế. Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể một số thành công và hạn chế
*) Thành công
- Tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết, nhất trí cao, vượt qua mọi khó khăn thử thách, tiếp cận tốt với thị trường, tìm đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên năng cao mức thu nhập trung bình từ 1,8 tr.đ ---
2,1 tr.đ/ người/ tháng, có được như vậy là nhờ có sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.
- Hàng năm Công ty đã tiến hành Đại Hội Công nhân viên để tổng kết công tác năm cũ và đề ra các mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm mới – thông báo tới toàn thể CBCNV toàn Công ty để họ nắm rõ.
- Xây dựng bầu văn hoá không khí- tâm lý tốt trong tập thể lao động, mà cụ thể là bầu không khí văn hoá doanh nghiệp thân thiện và cởi mở, tổ chức và phục vụ nơi làm việc khá tốt góp phần tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tạo cảm giác hứng thú trong quá trình làm việc cho người lao động.
- Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc để người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công ty có nhiều lao động với trình độ cao, có những người lao động đã tích luỹ kinh nghiệm trong nhiều năm. Với
đội ngũ lao động đó, Công ty có khả năng đảm nhận công trình có đòi hỏi ngày càng cao về kỹ - mỹ thuật. Thực hiện tốt đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện để tất cả các cán bộ công nhân viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ, không chỉ là về chuyên môn mà còn có thể về mọi mặt
- Các hình thức, khen thưởng, phúc lợi tương đối đầy đủ và kịp thời tạo không khí phấn khởi, niềm tin cho người lao động trong công ty và những người tương lai sẽ vào công ty làm việc.
*) Những vấn đề còn tồn tại
- Các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc chưa liên quan trực tiếp đến yêu cầu của công việc, mức độ cho điểm còn chung chung.
- Chưa xây dựng chương trình bố trí sắp xếp lao động
- Chưa có định mức về công việc hoặc kế hoạch thực hiện công việc một cách đầy đủ và rõ ràng.
- Trong phòng Tổ chức – Hành chính chỉ có mỗi trưởng phòng làm về quản trị nhân sự, chính vì vậy việc tư vấn về các hoạt động quản trị nhân sự ít nhiều cũng bị hạn chế.
- Về thi đua khen thưởng chỉ diễn ra một lần vào cuối năm như vậy là quá lâu, không kịp thời động viên những người lao động có thành tích sáng kiến trong kỳ, do áp dụng cùng một hệ thống chấm điểm thi đua cho cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp là chưa hợp lý vì tính chất công việc của 2 loại lao động này là khác nhau. Vì thế cần phải có những tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá kết quả công việc.
PHẦN 3: GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THIÊN LỘC
3.Một số giải pháp nhằm tăng cường động lực cho người lao động.
Thông qua quá trình thực tập, tìm hiểu về Công ty em thấy rằng vấn đề tạo động lực cho người lao động trong Công ty đã thực hiện khá tốt. Người lao động đã có được những khuyến khích về vật chất cũng như về tinh thần, tạo động lực thúc đẩy họ tin tưởng và gắn bó với Công ty.
Để nâng cao hơn nữa động lực của người lao động, Công ty cần khắc phục những mặt còn hạn chế trong các mặt của công tác quản trị nhân lực có ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động, nhằm khắc phục những điểm còn hạn chế sau đây là một số biện pháp đề xuất