Bố trí lao động theo ngành nghề

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THIÊN LỘC (Trang 42 - 44)

Bố trí lao động theo đúng ngành nghề được đào tạo nhằm sử dụng có hiệu quả năng lực, sở trường của người lao động trong nghề của họ. Nếu không sử dụng người lao động theo đúng ngành nghề được đào tạo thì không những bỏ phí khả năng của người lao động được đào tạo mà còn phải mất thêm chi phí để đào tạo lại họ. Khi đó người lao động sẽ không có động lực thực hiện công việc mới trừ khi họ phát huy được năng lực sở trường của họ trong nghề mới.

Đành rằng việc bố trí lao động phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người lao động là hết sức khó khăn bởi không phải lúc nào công ty cũng có thể đáp ứng được hết các nhu cầu chính đáng của người lao động. Tuy nhiên trong phạm vi có thể của mình, công ty rất quan tâm đến bố trí lao động theo đúng ngành nghề được đào tạo của người lao động. Hầu hết người lao động của công ty đều được làm việc theo đúng ngành nghề mà họ được đào tạo, đặc biệt là đối với những cán bộ công nhân viên trực tiếp tạo ra sản phẩm nguyên nhân là do công ty là một công ty Tư vấn thiết kế Xây dựng. Chính vì thế mà người lao động trong công ty chủ yếu tốt nghiệp từ trường Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc và các trường khác có đào tạo về chuyên ngành kiến trúc và xây dựng. Qua tiếp xúc thực tế ở Công ty thì 100% số người lao động được hỏi đều cho rằng họ được bố trí đúng ngành nghề mà họ được đào tạo, mức độ thoả mãn với công việc cao, phát huy được kiến thức về nghề được trang bị. Tình hình phân công lao động theo nghề được đào tạo đựoc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7 : Tình hình phân công theo nghề được đào tạo

Bộ phận Tổng số lao động Lao động làm trái nghề Số lao động Phần trăm(%) Phòng Tổ chức - Hành chính 9 2 22.22 Thiết kế thi cộng nội ngoại thất 15 1 6.67 Tư vấn thiết kế kết cấu 20 2 10 Xí nghiệp thiết kế cơ điện 11 1 9.09 Phòng Tư vấn đấu thầu 3 0 0

Qua bảng trên ta thấy hầu hết người lao động được bố trí đúng theo ngành nghề được đào tạo, do vậy Công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí cho đào tạo lại. Đối với các cán bộ quản lý, tuy không có bằng cấp về quản lý kinh tế nhưng họ lại có thời gian công tác dài tại Công ty có nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về người lao động và Công ty do vậy họ nhanh chóng nắm bắt được công việc. Tuy nhiên do độ tuổi của các cán bộ này khá cao từ 40-55 tuổi, do vậy mà việc học tập nâng cao trình độ ít nhiều cũng bị hạn chế.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THIÊN LỘC (Trang 42 - 44)