Các yếu tố của quản trị nhân lực

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THIÊN LỘC (Trang 37 - 42)

b, Mối quan hệ giữa nhu cầu và động lực

2.1.3 Các yếu tố của quản trị nhân lực

*)Phân công và hợp tác lao động

Phân công lao động trong tổ chức là sự chia nhỏ các công việc của tổ chức để giao cho từng người lao động hoặc là nhóm người lao động thực hiện. Đó chính là quá trình gắn người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với trình độ lành nghề, khả năng, sở trường của họ.

Ngược lại, hiệp tác là quá trình phối hợp các dạng lao động đã được chia nhá do phân công lao động nhằm đảm bảo quá trình sản xuất được nhịp nhàng, liên tục.

Do phân công lao động mà hình thành nên bộ máy của Công ty với các bộ phận, các cơ cấu lao động với những tỷ lệ đáp ứng yêu cầu của sản xuất và nhờ hiệp tác lao động mà bộ máy Công ty mới vận hành có hiệu quả.

Trong Công ty, phân công lao động bao gồm các nội dung sau:

- Xác định yêu cầu kỹ thuật của công việc mà con người phải đáp ứng.

- Xây dùng danh mục nghề nghiệp của Công ty, thực hiện việc tuyển chọn một cách khách quan theo những yêu cầu của sản xuất.

- Bố trí lao động theo đúng những yêu cầu của công việc, áp dụng những phương pháp hướng dẫn có hiệu quả, sử dụng hợp lý những người đã đào tạo, bồi dưỡng và phát triển những người lao động có khả năng, thuyên chuyển và đào tạo lại những người lao động không phù hợp với công việc.

Trong phạm vi của tổ chức lao động và quản lý nhân lực thì hiệp tác lao động lại quan tâm nhiều đến việc xây dựng các tổ nhóm sản xuất.

Như vậy để tạo động lực lao động, phân công hiệp tác lao động trong Tổ chức( DN ) nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tuyển dông một cách khách quan, chọn người phù hợp với yêu cầu công việc về khả năng cũng như tâm lý. Đây là khâu trước phân công lao động, có tác dụng bảo đảm cho tổ chức có được những người phù hợp và có thể thực hiện phân công lao động có hiệu quả.

- Bố trí đúng người, đúng việc: đây là điều kiện để tổ chức khai thác được hết tiềm năng của lao động và để nhân viên có thể phát huy hết sở trường của mình góp phần tạo động lực lao động. Bố trí đúng người đúng việc thể hiện ở bố trí lao động theo đúng ngành nghề được đào tạo và đúng theo trình độ chuyên môn lành nghề của người lao động.

- Bố trí công việc phải đảm bảo đầy đủ phụ tải công việc. Đây là điều kiện để tổ chức khai thác hết khả năng của người lao động và tạo cho họ cảm giác có ý nghĩa trong công việc. Đảm bảo đầy đủ phụ tải công việc thể hiện ở hiệu quả sử dụng ngày công, giê công lao động.

- Xây dựng các nhóm, tổ lao động có hiệu quả, trong đó điêù cốt lõi là chọn được một người tổ trưởng có uy tín, có khả năng thu hót, tập hợp người lao động.

Trong những trường hợp như trên quan trọng nhất là bố trí người lao động vào những công việc phù hợp vì đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới hứng thó làm việc của người lao động trong công việc.

Theo Mác, khi sức lao động trở thành hàng hoá thì tiền lương là giá cả sức lao động. Người lao động bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nhận được một khoản tiền gọi là thu nhập. Phần thu nhập này đảm bảo cho người lao động có thể tái sản xuất sức lao động và thoả mãn các nhu cầu khác của họ.

Tiền lương là vấn đề muôn thuở của nhân loại, và là một trong những vấn đề “nhức nhối” của hầu hết các Công ty tại Việt Nam. Trong các công ty của nước ta thì tiền lương là nhân tố chính tác động đến động lực lao động. Do vậy để tiền lương có thể tạo động lực cho người lao động thì nó phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

- Công bằng trong trả lương: điều này có nghĩa là tiền lương phải xứng đáng với công sức bỏ ra của người lao động. Không chỉ thế công bằng trong trả lương còn thể hiện ở sự so sánh giữa những người trong tổ chức và trên thị trường.

- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động điều này có nghĩa là tiền lương phải đảm bảo đời sống người lao động và gia đình họ Ýt nhất là ở mức trung bình so với xã hội, không chỉ đáp ứng các nhu cầu căn bản mà còn phải có tích luỹ.

- Trả lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh (KQSXKD): Nguyên tắc này nói lên sự biến động giữa mức lương với KQSXKD, đồng thời giữa KQSXKD và tiền lương phải có sự phụ thuộc chặt chẽ. Điều này sẽ giúp cho người lao động thấy rõ sự đóng góp cũng như thành quả lao động của mình được đền đáp như thế nào và họ sẽ phấn đấu tốt hơn

*) Tạo động lực từ khen thưởng

Tiền thưởng là khoản tiền thưởng cho những người lao động có thành tích cao hơn so với mức quy định của từng đơn vị, từng doanh nghiệp. Tiền thưởng ngoài tác dụng bổ xung vào thu nhập của người lao động thì nó còn

là phương tiện để đánh giá công lao, sức lao động, thành tích của người lao động đối với công việc và doanh nghiệp. Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích lợi Ých và tinh thần cho người lao động, tiền thưởng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất, tiết kiệm lao động sống, lao động vật hoá, đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành công việc

Mức thưởng: là số lượng tiền thưởng cho từng người lao động có những thành tích khác nhau. Mỗi DN khác nhau thì quy định về các mức thưởng khác nhau phù hợp với đơn vị mình.

Thường thì trong mét doanh nghiệp có các chỉ tiêu thưởng sau đây:

- Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất

- Thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm

- Thưởng phát minh sáng kiến

- Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu

- Thưởng định kỳ, đánh gía và nâng lương nâng bậc

Các chỉ tiêu thưởng làm cho người lao động cảm thấy mình được quan tâm hơn và đó là động lực để người lao động cảm thấy gắn bó với công ty. Ngược lại nếu như đặt ra các chỉ tiêu thưởng không phù hợp cũng sẽ làm giảm tác dụng của nó.

Hình thức thưởng : Tuỳ từng doanh nhiệp có quy định hình thức thưởng khác nhau như thưởng trực tiếp, thưởng sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Phúc lợi hay còn gọi là lương bổng đãi ngộ gián tiếp về mặt tài chính, đó là khoản tiền trả gián tiếp cho người lao động ngoài tiền lương, tiền thưởng nhằm hỗ trợ cuộc sống và động viên tinh thần cho người lao động. Phóc lợi gồm hai phần chính: theo luật pháp quy định và phúc lợi do các công ty tự nguyện áp dụng, một phần nhằm kích thích động viên nhân viên làm việc, một phần nhằm duy trì lôi cuốn người lao động có tài về làm việc cho Công ty.

Phúc lợi theo pháp luật quy định ở đây là phần BHXH mà các Công ty DN phải thực hiện cho nhân viên của mình nó bao gồm 5 chế độ sau:

- Chế độ trợ cấp ốm đau

- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp - Chế độ thai sản

- Chế độ trợ cấp tử tuất

Ngoài những chương trình do pháp luật quy định thì trong các DN thường có một số hình thức phúc lợi tự nguyện nhằm khuyến khích nhân viên làm việc, an tâm công tác và gắn bó với cơ quan nhiều hơn như, khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động…

*) Đào tạo bồi dưỡng trình độ lành nghề của người lao động

Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là giúp các tổ chức sử dụng hiệu quả các tiềm năng của nguồn nhân lực thông qua việc trang bị cho người lao động các kiến thức về chuyên môn cũng như nâng cao ý thức làm việc của người lao động nhằm giúp họ thực hiện tốt công việc của mình và nâng cao khả năng thích ứng với công việc trong tương lai của họ.

Qua quá trình đào tạo, người lao động sẽ có cách nhìn mới về công việc của họ và đây là cơ sở để phát huy khả năng sáng tạo trong công việc của người lao động. Đào tạo và phát triển tạo ra sự gắn bó giữa ngưòi lao động với doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của lao động.

Một trong những nhu cầu tinh thần cơ bản của con người là được học tập nâng cao trình độ, vì thế để tạo động lực cho người lao động vừa động thời đạt được mục tiêu của tổ chức thì tổ chức nên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ theo hướng phù hợp với mục tiêu đào tạo phát triển của tổ chức. Thực hiện việc này không nhất thiết là phải cử đi học, đào tạo mà có thể bằng cách tạo ra môi trường học hỏi thi đua ngay trong tổ chức. Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động sau khi đào tạo cũng là nhân tố quan trọng tạo động lực cho người lao động vì người lao động sau khi đào tạo được trang bị nhiều kiến thức mới, trình độ chuyên môn nghề nghiệp được nâng cao, do vậy cần bố trí họ làm những công việc có mức độ phức tạp cao hơn so với trước khi được đào taọ. Hơn nữa hầu hết người lao động thực việc đào tạo phát triển là dùa trên cơ sở kế hoạch phát triển của tổ chức hoặc thực hiện mục tiêu cá nhân nào đó, do vậy việc bố trí công việc mới phù hợp với trình độ mới của họ sẽ phần nào làm thực hiện được mục tiêu đó của họ.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THIÊN LỘC (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w