7. Kết cấu của luận văn
1.1. Nông thôn mới
1.1.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM có các nội dung trọng điểm sau đây:
Thứ nhất: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối đô thị với nông thôn và các vùng miền.
Theo đó, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng hệ thống hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn, theo hƣớng đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lƣợng; Chú trọng vào đầu tƣ nguồn vốn, xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn gắn với phát triển đô thị, từng bƣớc bắt kịp tốc độ phát triển chung của vùng, tạo kết nối đồng bộ, nhất là kết nối liên xã, liên huyện;
Mở rộng và hiện đại hóa đồng bộ hệ thống các cơ sở hạ tầng tại trung tâm cấp huyện. Trong đó cần chú trọng vào đầu tƣ hình thành, phát triển hệ thống cung - cầu, chủ động các giải pháp để ứng phó với thiên tai và biến đổi của khí hậu.
Thiết chế hạ tầng nông thôn của các khu đô thị, thành phố lớn phải yêu cầu cao hơn (về kỹ thuật, quy mô, nội dung, mỹ thuật...), đảm bảo kết nối đồng bộ với đô thị. Đồng thời, cần các cơ chế với những bƣớc đột phá trong đầu tƣ phát triển hệ thống giao thông cho địa bàn gặp khó khăn về địa hình,
điều kiện địa chất, tạo ra sức bật để các vùng, miền, địa phƣơng khai thác tối đa các tiềm lực, tiềm năng, những lợi thế có sẵn.
Thứ hai: Phát triển trong sản xuất, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân
Phát triển trong sản xuất, nâng cao đời sống, thu nhập của ngƣời dân phải đi theo hƣớng phát triển, bền vững, tập trung vào việc ứng phó vớ những biến đổi bất thƣờng của khí hậu, nhằm khai thác đƣợc những lợi thế của mỗi địa phƣơng, vùng, miền.
Tập trung đẩy mạnh độ thực hiện xây dựng NTM gắn liền với cơ cấu ngành nông nghiệp, thay đổi mô hình tăng trƣởng gắn liền với phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện thực tế; thực hiện việc chuyển đất trồng lƣơng thực hiệu quả kém, cần nuôi trồng các loại cây, con khác đạt hiệu quả cao hơn; Xây dựng, quy hoạch vùng nguyên liệu, nông sản, tập trung với quy mô lớn đáp ứng tiêu chuẩn quản lý về hình thức và chất lƣợng để đạt tiêu chuẩn: VietGap; GlobalGap và truy xuất nguồn gốc đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp.
Chú trọng đến các mô hình du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩn OCOP truyền thống… Quan tâm đến trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững; phát triển các mô hình trồng cây dƣợc liệu dƣới tán rừng, nhất là những loại đặc sản của vùng, miền, có giá trị kinh tế cao...Tiếp tục triển khai hiệu quả Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm theo hƣớng đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lƣợng, xây dựng thƣơng hiệu riêng trong xuất nhập khẩu.
Thu hút nguồn vốn đầu tƣ vào các lĩnh vực: Sản xuất, nông, lâm, ngƣ nghiệp, phát triển giá trị thƣơng hiện sản phẩm tạo công việc cho ngƣời dân.
Thứ ba: Bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn
Phải thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trƣờng ở nông thôn (tăng tỉ lệ chất thải rắn, nƣớc thải sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ
thực vật đƣợc phân loại, thu gom và xử lý); thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tƣ các khu xử lý rác tập trung quy mô liên huyện, liên tỉnh, đồng thời khuyến khích phát triển các mô hình xử lý nƣớc thải sinh hoạt quy mô hộ, cấp thôn trong cộng đồng dân cƣ. Tiếp tục phát động và duy trì các phong trào nói không với rác thải nhựa, tái sử dụng chất thải nông nghiệp đảm bảo đúng quy định, cải tạo cảnh quan môi trƣờng; tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh về lâu dài. Đảm bảo vệ sinh môi trƣờng tại địa phƣơng: (làng nghề, bãi tập trung chôn lấp, xử lý rác, nƣớc thải...).
Thứ tư: Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa cơ sở
Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; giữ gìn an ninh và trật tự xã hội nông thôn.
Chú trọng nâng cao dịch vụ, chất lƣợng y tế, xây dựng các thiết chế về văn hóa - giáo dục, thể dục thể thao để đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng hoạt động văn hóa – xã hội, các môn thể thao truyền thống – hiện đại; bảo tồn và phát huy sự đa dạng phong phú về các giá trị văn hóa ở nông thôn, nhân rộng đến với ngƣời nông dân về giá trị của văn hóa, giáo dục, tuyên truyền, quảng bá các các mô hình du lịch ở vùng nông thôn
Thứ năm: Xây dựng NTM gắn với phát huy vai trò tự quản đối với, sự tham gia của ngƣời dân đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn, An ninh quốc phòng và biên giới.