Bảng tiêu chí về nhà ở

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 85)

STT Tiêu chí Yêu cầu Số xã đạt Số xã

chƣa đạt

1 Nhà tạm, dột nát 12,5% 21 3

2 Tỷ lệ nhà đạt theo tiêu chuẩn bộ xây dựng

87,5% 21 3

+ Tiêu chí 10: Về thu nhập có 18/24 xã đều đạt theo quy định của chính phủ

Từ năm 2015 đến nay, kinh tế - xã hội của Cẩm Khê tuy đã có sự thay đổi nhƣng vẫn còn 6 xã thu nhập của ngƣời dân chƣa đƣợc nâng lên nhƣ mong muốn. Bình quân thu nhập/ ngƣời của 6 xã này chỉ bằng khoảng 70- 75% so với mức trung bình/ ngƣời của toàn huyện.

Huyện cũng đã chỉ đạo các ban ngành nhƣ phòng Lao động thƣơng binh xã hội, phòng Nông nghiệp,...tạo việc làm cho ngƣời dân nhất là thanh niên độ tuổi từ 16 trở lên, hƣớng dẫn ngƣời dân nuôi trồng đúng thời vụ, kỹ thuật để đạt năng suất cao. Tạo điều kiện cho ngƣời dân mở các xƣởng sản xuất thủ công, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống nhƣ bánh chƣng,...

Trong sản xuất nông - lâm nghiệp tuy đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu về cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kết hợp tổ chức lại sản xuất theo định hƣớng sản xuất hàng hóa nhƣng kết quả rất khiên tốn. Nông sản hàng hóa còn ít, sản phẩm khó tiêu thụ vì khối lƣợng nhỏ và chất lƣợng hạn chế. Nhìn chung sản phẩm tiêu thụ tại chỗ là chính, chƣa đƣợc đƣa ra ngoài huyện một cách đáng kể,

Năm 2020 bình quân thu nhập/ ngƣời đạt 28 triệu/ ngƣời. Tỷ lệ thất nghiệp tƣơng đối thấp, không đáng kể

+ Tiêu chí 11: Về hộ nghèo: 21/24 xã đều đạt

Từ năm 2015 đến 2020 tỷ lệ hộ nghèo luôn luôn giảm và có chiều hƣớng giảm tƣơng đối nhanh. Tỷ lệ hộ tái nghèo ít (chỉ khoảng 3-4%). Thực tế cho thấy, hoạt động giảm nghèo đƣợc huyện, xã quan tâm. Chính quyền huyện, xã đều có những chủ trƣơng giảm nghèo tƣơng đối rõ và tƣơng đối cụ thể nên nhiều hộ làm ăn kinh tế khá dần lên. Hiện nay trong huyện chỉ còn 03 hộ nghèo và huyện đang cố gắng hƣỡng dẫn hỗ trợ ngƣời dân làm kinh tế để thoát nghèo.

Huyện cũng hỗ trợ về chính sách vay vốn, chính sách tuyển dụng lao động từ các khu công nghiệp trên địa bàn, chính sách khuyến khích ngƣời dân tự sản xuất, tập trung duy trì làng nghề truyền thống. Hƣớng dẫn tăng gia sản xuất và tìm nguồn cung- cầu cho nhân dân. Từ năm 2015-2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,5%.

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, có thể thấy kết quả giảm nghèo chƣa bền vững, tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo vẫn còn. Do công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vƣơn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững còn bất cập, chƣa tạo đƣợc chuyển biến trong đội ngũ cán bộ cơ sở và ngƣời dân về những thay đổi chính sách và cách tiếp cận mới trong giảm nghèo.

+ Tiêu chí 12: Về lao động có việc làm thường xuyên đạt tỉ lệ: 20/24 xã đều đạt

Những năm vừa qua UBND huyện Cẩm Khê đã tập trung chỉ đạo tăng cƣờng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và phát triển nông nghiệp chuyên canh theo hƣớng đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trên địa bàn huyện đã điều

chỉnh quy hoạch, mở rộng, thu hút các khu công nghiệp, làng nghề truyền thống, nghề thủ công, với tổng diện tích quy hoạch khoảng 235 ha, với 30 dự án trên địa bàn.

Số doanh nghiệp làm ăn trên địa bàn huyện Cẩm Khê ngày càng tăng nhƣng chậm:

- 2010: 181 doanh nghiệp -2015: 415 doanh nghiệp - 2019: 979 doanh nghiệp

Mỗi năm trung bình tăng thêm khỏng 88 doanh nghiệp. Con số này đáng hoan nghênh nhƣng vẫn là quá ít so với huyện có khoảng 13 vạn dân. Tính ra khoảng 139 ngƣời dân trên địa bàn huyện mới có 1 doanh nghiệp.

Hiện trên địa bàn huyện có 1.450 hộ gia đình làm nghề sản xuất thủ công, và 4 làng nghề truyền thống.

Năm 2015 lao động trong ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp, thủy sản chiếm 58,2% và ngành dịch vụ, công nghiệp chiếm 41,2% . Năm 2020 tỷ lệ % lao động thay đổi theo xu hƣớng chung của xã hội và các có các tỷ lệ tƣơng ứng là 48,5%, 51,5%.

Năm 2015-2020: Tổng kinh phí 15.114 triệu đồng (vốn chƣơng trình 135: 14.393 triệu đồng, huy động ngƣời dân đóng góp 721 triệu đồng). trong đó:

+ Hỗ trợ giống bò cho 142 hộ dân với tổng số tiền 2.396 triệu đồng (vốn Chƣơng trình: 1.675 triệu đồng, vốn dân đóng góp 720 triệu đồng).

+ Hỗ trợ giống gà (7.191 con) cho 297 hộ với tổng số tiền 194 triệu đồng.

+ Thực hiện Hỗ trợ vật tƣ nông nghiệp (phân bón NPK, Kali, Ure) cho 20.120 hộ nghèo tổng số 2.272,657 tấn phân bón với tổng số tiền 12.484 triệu đồng.

Tuy con số thay đổi sau 5 năm chƣa nhiều nhƣng điều đó đã nói lên việc xây dựng NTM có tác dụng rõ rệt, góp phần thay đổi cơ cấu phân công lao động xã hội theo hƣớng ngày càng tiến bộ.

+ Tiêu chí 13: Về hình thức tổ chức sản xuất: 20/24 xã đều đạt chuẩn UBND các xã chú ý việc chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm giúp ngƣời dân biết vận dụng vào sản xuất và thực hiện khâu cuối là tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời dân. Nhờ vậy hiệu xuất và chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao. Để thực sự đạt chuẩn về hình thức tổ chức sản xuất, phải có sự hợp tác của nông dân, trên cơ sở tự nguyện, tự giác và cần phải có nhiều thời gian tuyên truyền, vận động để họ thấy đƣợc lợi ích của việc làm ăn tập thể mà tự nguyện tham gia . Trong năm 2020 đa có thêm 20 hợp tác xã đƣợc thành lập, hiện nay tổng số hợp tác xã toàn huyện là 64 hợp tác xã, giải quyết đƣợc nguồn lao động tạo việc làm cho ngƣời dân cải thiện cuộc sống

+Tiêu chí 14: Về giáo dục 22/24 xã đều đạt tiêu chí này

Toàn huyện có 216 trong đó có 72 trƣờng học đạt chuẩn Quốc gia. Đây cũng là thành công nhất định góp phần thúc đẩy nền kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Nhất là công tác đào tạo cấp mầm non đạt 95% trẻ em trong độ tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi đƣợc đến trƣờng. Phổ cập cấp tiểu học, Trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trong đó độ tuổi học tiểu học đạt 99% đến trƣơng, THCS đạt 100%, THPT đạt 91,7%. Trình độ giáo viên đạt chuẩn bằng cấp từ trung cấp đến thạc sĩ đạt 100%. Huyện còn tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các nhà trƣờng tham gia các lớp bồi dƣỡng đạt chuẩn, trên chuẩn để nâng cao hiệu quả quản lý và dạy học. Sắp xếp, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và trình độ lý luận chính trị, đồng thời chú trọng việc rèn luyện và nâng cao phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Từ năm

2019-2020: Tổ chức 15 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 225 cán bộ xã, 354 cán bộ khu và 826 ngƣời dân hƣởng lợi sô tiền: 2.004 triệu đồng.

Từ năm 2015 - 2020 huyện đào tạo lao động nghề phổ thông cho hơn 3.970 ngƣời; Gần 100% trẻ em độ tuổi đi học đƣợc đến trƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)