Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 88)

7. Kết cấu của luận văn

2.5. Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân

Ở phần này tác giả trình bày tổng quát, có tính tổng hợp về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của tình hình.

2.5.1. Mặt được và nguyên nhân

Những thành tựu chính và nguyên nhân

+ Nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nƣớc trong hệ thống QLNN về xây dựng NTM và các cơ quan khác có liên quan. Càng ngày vấn đề xây dựng NTM đƣợc nhận thức rõ hơn, đúng đắn hơn, toàn diện hơn. Việc phát triển kinh tế đƣợc coi trọng hơn trƣớc. Bộ máy QLNN về xây dựng NTM đƣợc hình thành từ tỉnh xuống huyện và xuống xã.

+ Việc xây dựng NTM có đƣợc kết quả khả quan, thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện Cẩm Khê tăng lên khá, đời sống ngƣời dân đƣợc nâng cao cả về mặt kinh tế, văn hóa, tinh thần, số hộ nghèo giảm nhanh. Bộ mặt xã hội ở nông thôn tiến bộ rõ rệt, đƣợc nhân dân ghi nhận và đón nhận.

+ Nguyên nhân của thành công chính là ở sự quyết tâm của Huyện ủy, của chính quyền huyện và nhận thức đúng của nhân dân. Ngƣời dân tích cực tham gia ủng hộ xây dựng NTM nên việc triển khai không gặp cản trở từ ngƣời dân.

2.5.2. Mặt chưa được và nguyên nhân

+ Mặt chưa được

- Việc QLNN về xây dựng NTM chƣa có sự dàn đều giữa các xã. Vẫn có 7 xã có những tiêu chí chƣa đạt. Số xã nghèo chƣa đƣợc thanh toán, số hộ tái nghèo tuy ít nhƣng vẫn còn.

- Việc xây dựng NTM chƣa thật bền vững, nông sản làm ra khó cung- cầu, ngành công - nông nghiệp chậm phát triển (không chỉ thiếu ngành nghề truyền thống, thiếu lao động có kỹ năng) mà còn thiếu thông tin về thị trƣờng, giá cả, chất lƣợng, hình thức sản phẩm. Việc kết nối ngƣời sản xuất nông sản với các Trung tâm thƣơng mại có uy tín còn gặp khó khăn.

+ Nguyên nhân chủ yếu

- Nguyên nhân chính là sự chỉ đạo có lúc chƣa kịp thời, sự chủ động, sangs tạo của chính quyền huyện trong triển khai xây dựng NTM cũng chƣa thật tốt, chƣa đủ mức, cấp xã còn trông chờ vào hỗ trợ, nhất là hỗ trợ vốn đầu tƣ từ huyện, tỉnh

- Một số ngƣời dân chƣa chủ động vƣợt nghèo, một số ngƣời dân vẫn triển khai tham gia xây dựng NTM một cách cầm chừng chƣa thật tích cực. Đồng thời, do ngƣời dân thiếu hiểu biết chậm cập nhật thông tin trên thị trƣờng, nên gặp khó khăn trong việc xác định sản xuất cái gì, tiêu thụ ở đâu nên sản xuất chƣa phát triển nhƣ mong đợi.

+ Bài học

Qua thực tế QLNN về xây dựng NTM ở huyện Cẩm Khê tác giả muốn rút ra một số bài học cho hoạt động xây dựng NTM và QLNN về xây dựng NTM cho chính huyện Cẩm Khê.

- Huyện phải bám sát chƣơng trình xây dựng NTM của tỉnh; xã phải bám sát chƣơng trình xây dựng NTM của huyện một cách sáng tạo chứ không nên chỉ dập khuôn. Bám sát để không xa rời mục tiêu và định hƣớng nhƣng phải sáng tạo và triển khai quyết liệt

- Chính quyền xã phải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đồng cấp cũng nhƣu phải phối hợp chặt chẽ với các Tổ chức xã hội trên địa bàn. UBND xã cần phổ biến kịp thời các vấn đề về xây dựng NTM và cùng nhau bàn bạc để triển khai có hiệu quả hoạt động xây dựng NTM và rút kinh nghiệm kịp thời.

Tiểu kết chương 2

UBND huyện Cẩm Khê đã có nhiều cố gắng thực hiện chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM trên địa bàn: Triển khai tích cực, tuyên truyền mạnh mẽ, huy động thêm sức dân, nhận sự hỗ trợ của tỉnh và của Trung ƣơng, nên xây dựng NTM đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Bộ mặt NTM đã có bƣớc tiến bộ. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế chƣa phát triển mạnh nhƣ nhiều nơi trong tỉnh nên còn nhiều xã chƣa đạt tiêu chí xây dựng NTM do Chính phủ đề ra.

Trên cơ sở tổng kết Huyện Cẩm Khê đã rút ra những bài học quý để tiếp tục phát triển NTM đi vào thực chất và đem lại kết quả tốt hơn. Bài học lớn về huy động nguồn nhân lực , nguồn vốn đầu tƣ để không chỉ phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng mà quan trọng hơn cả là phát triển kinh tế, tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cao cho ngƣời dân gắn với đời sống nhân dân đƣợc cải thiện.

UBND huyện cần có kế hoạch cụ thể cho quá trình tiếp tục xây dựng NTM trên địa bàn. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của hệ thống cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội cùng tham gia thúc đẩy xây dựng NTM ở Cẩm Khê.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN CẨM KHÊ,

TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2025

3.1. Phƣơng hƣớng xây dựng nông thôn mới của huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ đến năm 2025

3.1.1. Căn cứ vào chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ cần xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Cẩm Khê

* Đối với Việt Nam, thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010, vào năm 2020 cả nƣớc có ít nhất 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến 2025 có khoảng 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nâng cao hiệu quả triển khai Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm (Chƣơng trình OCOP) và phấn đấu có 2.400 sản phẩm đƣợc chuẩn hóa theo Chƣơng trình OCOP [20]. Riêng đối với tỉnh Phú Thọ, trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, toàn tỉnh đã kêu gọi, huy động đƣợc tổng nguồn vốn khoảng 10.760 tỷ đồng để xây dựng NTM. Trong đó, vốn ngân sách Chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho chƣơng trình là 1.863 tỷ đồng (chiếm 17,3%); vốn ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ lồng ghép thực hiện chƣơng trình (từ chƣơng trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và lồng ghép từ các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu khác) đạt khoảng 2.822 tỷ đồng (chiếm 26,2%). Ngoài ra, vốn ngân sách địa phƣơng đã chi khoảng 2.798 tỷ đồng (chiếm 26%); vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác khoảng 594 tỷ đồng (chiếm 5,5%); vốn ngƣời dân đóng góp khoảng 1.027 tỷ đồng (chiếm 9,6%; chỉ tính ngày công lao động, hiến đất, làm đƣờng nông thôn). Đến năm 2025 toàn tỉnh có thêm huyện

Thanh Ba và Phù Ninh đạt chuẩn NTM, nâng tổng số lên 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 136/196 xã đạt chuẩn NTM; 26 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó có 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bình quân toàn tỉnh đạt 17 tiêu chí trên 1 xã, không có xã nào đạt dƣới 15 tiêu chí; có 1.715/2.040 khu dân cƣ đạt chuẩn NTM [19]. Đó là những căn cứ quan trọng để xây dựng phƣơng hƣớng, mục tiêu xây dựng NTM ở huyện Cẩm Khê.

* Theo Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 Phú Thọ phấn đấu đứng trong nhóm 20 tỉnh phát triển hàng đầu của Việt Nam.

- Có tốc độ tăng trƣởng GRDP khoảng 9-10%/năm

- GRDP/ngƣời đạt mức trung bình của cả nƣớc (tức khoảng 4900 USD vào năm 2025, tƣơng đƣơng 114 triệu đồng giá hiện hành.

- Đến năm 2025 tỉnh Phú Thọ phấn đấu cân bằng thu – chi ngân sách nhà nƣớc, không phải nhận hỗ trợ ngân sách từ trung ƣơng

- Phấn đấu đạt 100% huyện, xã đạt chuẩn NTM

* Phƣơng hƣớng, mục tiêu xây dựng NTM của huyện Cẩm Khê đến 2025

- Phấn đấu 100% xã đạt chuẩn NTM, trong đó có khoảng 30% xã đạtn chuẩn NTM kiểu mẫu

- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu ngƣời bằng khoảng 90-95% mức trung bình của tỉnh.

3.1.2. Quan điểm xây dựng nông thôn mới ở huyện Cẩm Khê

- Xây dựng NTM một cách thiết thực, có bƣớc đi thích hợp trên cơ sở phát huy tốt nguồn lực tại chỗ và thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp, nhất là từ doanh nghiệp do ngƣời Cẩm Khê hoạt động ở ngoài huyện.

- Coi trong hiệu quả, đặc biệt không để thất thoát, lãng phí vốn và phải bám sát mục tiêu nâng cao mức sống dân cƣ

- Phải dứ điểm, có trọng tâm trọng điểm, không làm tràn lan và không làm theo kiểu phong trào

3.1.3. Phương hướng xây dựng NTM ở huyện Cẩm Khê đến năm 2025

- Vào năm 2025 Đến năm 2025 phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn NTM (nghĩa là xóa xã kém, không để xã không đạt tiêu chí NTM). Không để tái nghèo. Xin tỉnh lấy huyện Cẩm Khê thí điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Nếu đƣợc phấn đấu có khoảng 15-25% số xã ở vùng nông thôn đạt chuẩn về nông thôn kiểu mẫu.

- Hoàn thành xây dựng, đầu tƣ về kết cấu cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống cơ sở văn hóa, thƣ viện, viễn thông, cung cấp điện nƣớc, xử lý rác thải. Mỗi xã có Trung tâm xã khang trang, văn minh; các tuyến đƣờng nông thôn sạch đẹp, có trồng hoa và cây xanh. Môi trƣờng nông thôn đƣợc bảo vệ, trƣớc hết là thu gom 100% rác thải ở các khu dân cƣ; trên địa bàn toàn huyện có 1 cơ sở chế biến rác thải theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

- Từ bƣớc xây dựng sàn nông sản cũng nhƣ các chợ đầu mối nông sản ở các cụm xã và kết nối với các trung tâm thƣơng mại của tỉnh và của các tỉnh, thành phố khác. Từng bƣớc phát triển thƣơng mại điện tử và các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất nông nghiệp chuyển đổi số thành công.

- Đặc biệt hoàn thành hệ thống chăm sóc sức khỏa nhân đân, trong đó đặc biệt hình thành hồ sơ sức khỏe ngƣời dân trên nền tảng công nghệ thông tin và tự đông hóa

- Nhanh chóng thực thi việc chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số ở huyện Cẩm Khê trên cơ sở phối hợp, nhận sự hỗ trợ của các ngành ở tỉnh và của các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn huyện.

3.2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

- Kinh nghiệm QLNN về xây dựng ở các nới tƣơng đồng mà tác giả đã trình bày ở cuối chƣơng 1

- Những yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng NTM và QLNN về xây dựng NTM đã trình bày ở chƣơng 1

- Nguyên nhân thành công và hạn chế đã trình bày ở chƣơng 2

- Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu xây dựng NTM đã nêu ở phần đầu của chƣơng 3

3.2.2. Các giải pháp chủ yếu

Để nâng cao hiệu quả QLNN về xây dựng NTM ở huyện Cẩm Khê cần thực hiện những giải pháp quan trọng sau đây:

3.2.2.1. Giải pháp số 1: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

- Sử dụng các phƣơng tiện truyền thông, thông tin đại chúng tuyên truyền về sự cần thiết, mục tiêu, nội dung của Chƣơng trình xây dựng NTM ở tỉnh Phú Thọ

- Cung cấp đầy đủ thông tin về thị trƣờng, giá cả, công nghệ để phát triển kinh tế trong bối cảnh phát triển kinh tế số.

- Cung cấp thông tin kịp thời về các cam kết thƣơng mại quốc tế để tận dụng cơ hội phát triển kinh tế hàng hóa

- Sử dụng nhiều hình thức để tuyên truyền về xây dựng NTM

- Cung cấp kinh nghiệm xây dựng NTM của những huyện làm tốt, có tính điển hình để các xã học tập

- Nếu sắp xếp đƣợc huyện nên tổ chức một số đoàn tham quan, khảo sát kinh nghiệm xây dựng NTM ở những nơi thành công cũng nhƣ ở nơi chƣa thành công (hoặc thất bại)

Mỗi tuần UBND huyện nên tổ chức phổ biến, tuyên truyền tới ngƣời dân không chỉ trực tiếp mà còn gián tiếp trên thông tin đại chúng

Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện cần có chƣơng trình phổ biến chủ trƣơng, đƣờng lối của đảng và của nhà nƣớc về phƣơng hƣớng, mục tiêu xây dựng NTM của huyện Cẩm Khê.

3.2.2.2. Giải pháp số 2: Rà soát, đổi mới quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn ngoại ô huyện Cẩm Khê

- Tuy theo Luật quy hoạch 2017 không có quy hoạch huyện riêng lẻ nhƣng huyện chủ động tiến hành dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến 2030 và tầm nhìn đến 2045 nhƣ: Quy hoạch tỉnh đang đƣợc nghiên cứu bởi Cơ quan Tƣ vấn là Học Viện Chính sách và Phát triển.

- Theo Luật quy hoạch 2017, có quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn nên huyện Cẩm Khê có thể và cần thiết tiến hành nghiên cứu quy hoạch phát triển coi nhƣ quy hoạch phát triển nông thôn để làm căn cứ cho hoạch định phƣơng hƣớng, mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn

- Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

Trƣớc hết cần xây dựng kế hoạch sử dụng đất

Tiếp đến là xây dựng phƣơng án phát triển nông, lâm nghiệp

3.2.2.3. Giải pháp số 3: Đẩy mạnh thu hút và huy động nguồn lực đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội

* Tham khảo tính toán của Phòng kinh tế tài chính của huyện Cẩm Khê và tham vấn chuyên gia kinh tế của địa phƣơng, tác giả dự báo nhu cầu đầu tƣ cho xây dựng NTM của Cẩm Khê. Trong 5 năm 2020-2025 tổng vốn đầu tƣ cho chƣơng trình xây dựng NTM vào khoảng 52,9 tỷ đồng, mỗi năm khoảng 1 tỷ đồng (giá hiện hành)

Bảng 3.1: Dự báo vốn đầu tƣ thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới huyện Cẩm Khê giai đoạn 2020-2025

Chỉ tiêu Số tiền( triệu đồng) Tỷ trọng (%)

Tổng nguồn VĐT 52.910 100

1. Nguồn vốn NSNN 3705 7,0

a. Ngân sách tỉnh 1320 2,5

b. Ngân sách huyện 1058 2,0

c. Ngân sách xã 1320 2,5

2. Nguồn vốn HTX, doanh nghiệp 18.518 35,0

a. Nguồn vốn HTX 3705 7

b. Nguồn vốn doanh nghiệp 14815 28

3. Nguồn vốn vay 1.425 27,0

4. Đóng góp của nhân dân và nguồn vốn thu hút đầu tư

1.642 31

Nguồn: Tác giả (có tham khảo dự báo của Phòng kinh tế tài chính và tham vấn chuyên gia)

Cố gắng giảm nguồn vốn vay. Gia tăng nguồn vốn đóng góp của dân và nguồn vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã đóng góp.

* Theo kinh nghiệm của tỉnh Sơn La, tỉnh Bắc Giang thì nếu không hút đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp thì khó phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khi Sơn La thu hút đƣợc Tập đoàn Lavifoot, T&T, VinaMilk thì Sơn La phát triển mạnh nhãn, xoài, bơ, chanh leo xuất khẩu và nuôi bò sữa quy mô lớn, góp phần tạo ra sự bứt tốc kinh tế của tỉnh này. Cũng nhƣ vậy theo kinh nghiệm của Bắc Giang khi thu hút đƣợc Tập đoàn SunGroup, T&T, Copmart thì Bắc Giang đã trở thành vựa vải, cam, bƣởi Diễn lớn của Phí Bắc.

3.2.2.4. Củng cố, kiện toàn, tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo Xây dựng NTM từ huyện đến cơ sở

- Củng cố bộ máy QLNN về xây dựng NTM từ huyện xuống xã, chỉ đạo xây dựng NTM ở các xã cần có sự quản lý của các cấp có thẩm quyền . Không cồng kềnh nhƣng hoạt động có hệ thống và bài bản.

- Tăng cƣờng tƣ vấn về xây dựng NTM từ tỉnh và Trung ƣơng về giúp đỡ huyện. Huyện Cẩm Khê rất cần hình thành lực lƣợng tƣ vấn của tỉnh và của trung ƣơng về tƣ vấn xây dựng NTM và QLNN về xây dựng NTM.

Hình 3.2: Hệ thống chỉ đạo xây dựng NTM ở huyện Cẩm Khê

- Phát triển nhân lực QLNN về xây dựng NTM ở huyện Cẩm Khê. Đây là việc rất quan trọng. Ngoài việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao đạo đức công vụ thì tăng cƣờng năng lực đội ngũ cán bộ QLNN về xây dựng NTM là vô cùng quan trọng. Rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức về luật pháp, về quản lý dự án đầu tƣ, về quản lý dân cƣ và lao động…Đồng thời, bồi dƣỡng kiến thức về thúc đẩy giao thƣơng nhằm tận dụng các cơ hội từ các

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)