7. Kết cấu của luận văn
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cẩm Khê ảnh hƣởng tới xây
hƣởng tới xây dựng nông thôn mới
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý huyện Cẩm Khê
Cẩm Khê là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Thanh Ba với ranh giới tự nhiên là dòng Sông Thao (Sông Hồng), phía Tây giáp huyện Yên Lập, phía Nam giáp huyện Tam Nông và phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà. Huyện Cẩm Khê có 24 xã và một thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 234,64 km2, dân số trên 137.000 ngƣời. Kết cấu hạ tầng nông thôn còn hạn chế, giao thông một số tuyến khó khăn chƣa đƣợc khắc phục. Tỉ lệ kênh mƣơng, đƣờng giao thông nội đồng đƣợc cứng hoá chƣa cao; hệ thống cấp, thoát nƣớc cho thuỷ sản còn thiếu. Hệ thống truyền thanh ở cơ sở bị xuống cấp, cơ sở vật chất trƣờng lớp học chƣa đồng bộ. Những năm gần đây, đƣợc tỉnh và Trung ƣơng quan tâm đầu tƣ các chƣơng trình MTQG: Kiên cố hoá trƣờng lớp học, Chƣơng trình MTQG 135, xây dựng NTM, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện.
Huyện Cẩm Khê có 25 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cẩm Khê và 24 xã: Tiên Lƣơng, Tuy Lộc, Ngô Xá, Phƣợng Vĩ, Thuỵ Liễu, Tam Sơn, Tùng Khê, Văn Bán, Sơn Nga, Sai Nga, Cấp Dẫn, Thanh Nga, Xƣơng Thịnh, Phú Khê, Hùng Việt, Minh Tân, Sơn Tình, Hƣơng Lung, Yên Tập, Tạ Xá, Phú Lạc, Chƣơng Xá, Yên Dƣỡng, Đồng Lƣờng.
Hình 2. 1: Bản đồ hành chính huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ
2.1.1.2. Địa hình
Huyện Cẩm Khê là huyện miền núi, có địa hình chia cắt phức tạp và khó khăn về các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ làm khó cho việc quản lý nhà nƣớc về phát triển an ninh, chính trị, quốc phòng, văn hóa, kinh tế.
Huyện Cẩm Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 84%, nhiệt độ trung bình từ 22,5- 23,5°C. Tổng lƣợng mƣa trung bình từ 1.650 – 1.850 mm/năm (mùa mƣa từ tháng 4 – 10, mùa khô từ tháng 11 – 3 năm sau).
2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế, xã hội
Nhìn chung, huyện Cẩm Khê chƣa có kinh tế phát triển nhƣ nhiều huyện ở Phú Thọ. Tuy những năm gần đây kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng có bƣớc phát triển khá nhƣng vẫn thua kém nhiều huyện trong tỉnh Phú Thọ. Là một huyện miền núi nên thiếu nhiều điều kiện để phát triển kinh tế hàng hóa lớn nên thu nhập bình quân đầu ngƣời vẫn còn tƣơng đối thấp. Tính đến 31/12/2019 tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện giảm đáng kể so với giai đoạn trƣớc tỷ lệ hộ nghèo hết năm 2019: 9,89% giảm 12,79% so với năm 2015, tỷ lệ hộ cận nghèo: 7,67%, giảm 12,78% so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Cẩm Khê lớn hơn mức trung bình cả nƣớc (9,89/5,9%). Giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời đạt 28 triệu đồng/ngƣời/năm (GRDP trung bình của tỉnh năm 2019 đạt khoảng 43 triệu đồng); tỷ lệ đƣờng giao thông đƣợc cứng hóa: 70,7%; tỷ lệ kênh mƣơng đƣợc cứng hóa: 32,5%; số nhà văn hóa khu dân cƣ: 305/305 khu đạt 100%; số trƣờng học đạt chuẩn quốc gia: 72 trƣờng; số xã đạt tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế: 30 xã; 08 xã đạt chuẩn NTM
Trong khi triển khai, thực hiện các Chƣơng trình MTQG giai đoạn từ năm 2016-2020 ở huyện Cẩm Khê có các thuận lợi, khó khăn chủ yếu nhƣ sau:
* Thuận lợi
Nhìn chung các công trình thuộc thẩm quyền cấp huyện và xã phê duyệt do có quy mô nhỏ, hầu hết đƣợc khởi công nhanh nên các địa phƣơng ít gặp khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tƣ. Nhìn chung do đó địa phƣơng
cần đảm bảo đúng cam kết ghi trong hợp đồng; chất lƣợng các công trình đảm bảo do có sự giám của chủ đầu tƣ, của đơn vị tƣ vấn giám sát và giám sát cộng đồng chặt chẽ.
Về phát triển các mô hình sản xuất đƣợc lựa chọn đầu tƣ dựa vào cơ sở và nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời dân và có sự định hƣớng của các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phƣơng nên khi triển khai nhận đƣợc sự đồng thuận cao của ngƣời dân tham gia mô hình, các mô hình khi triển khai đạt hiệu quả đã từng bƣớc giải quyết đƣợc các vần đề khó khăn, tìm ra đƣợc các hƣớng đi trong công tác lãnh chỉ đạo sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp nông thôn, đáp ứng việc làm tăng thu nhập cho ngƣời dân, tiến tới hoàn thành các tiêu chí thuộc nhóm kinh tế, sản xuất, tổ chức trong bộ tiêu chí về xây dựng NTM
* Khó khăn
Trong quá trình triển khai thực hiện đầu tƣ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, UBND các xã làm chủ đầu tƣ còn hạn chế trong công tác quản lý, năng lực điều hành, việc thực hiện đầu tƣ, thanh quyết toán vốn đầu tƣ còn chậm. Việc huy động lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ từ ngƣời dân còn hạn chế, chủ yếu từ việc vận động ngƣời dân hiến đất, giải phóng mặt bằng để triển khai thi công.
Trong quá trình thực hiện dự án ngƣời dân chƣa mạnh dạn đầu tƣ, mở rộng các mô hình để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn hỗ trợ, vẫn còn nặng tƣ tƣởng phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Nhà nƣớc, chƣa chủ động đầu tƣ, nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Đôi khi nguồn vốn đầu tƣ bố trí chƣa kịp thời ảnh hƣởng đến mùa vụ sản xuất.
* Tài nguyên
Ngoài tài nguyên rừng và đất nông nghiệp, ở huyện Cẩm Khê có đất sét trắng ở Thủy Trầm (trữ lƣợng khoảng 30.000m3); đất sét xi măng ở Tiên
Lƣơng (trữ lƣợng khoảng 20 triệu m3), Cấp Dẫn (trữ lƣợng khoảng 10 triệu m3); Cao Lanh ở Tiên Lƣơng (trữ lƣợng khoảng 103 triệu m3) và than nâu ở Tiên Lƣơng.
* Điều kiện phát triển nền kinh tế
Hiện nay, ở Cẩm Khê có 25/25 xã, thị trấn đã dùng mạng lƣới điện Quốc gia, các hộ dùng điện đạt khoảng 85%.
Đất đai ở Cẩm Khê thích hợp trồng các loại cây nhƣ: lúa, ngô, sắn, chè, cây ăn quả, cây trồng làm nguyên liệu giấy…
* Văn hoá, xã hội
Cẩm Khê là nơi tập trung sinh sống của các dân tộc nhƣ: Dao, Cao Lan, Kinh…Các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện có truyền thống làm nông - lâm - tiểu thủ công nghiệp là chủ đạo. Thực tế, sản phẩm do ngƣời dân làm ra trên địa bàn huyện nhìn chung chƣa có gì đặc sắc nhƣ chè, bƣởi Đoan Hùng, Sơn ta, Hồng… ở các huyện khác.
* Tiềm năng du lịch
Cẩm Khê có những điểm du lịch nhƣ: chiến khu Vạn Thắng, chiến khu Ngô Quang Bích, cây đa xóm đồi, gò Nhà Dẫu, gò Tròn và quần thể văn hóa đình chùa Phƣơng Xá. Đó là những yếu tố để phát triển du lịch với đa dạng loại hình và sản phẩm. Du lịch Homestay và du lịch sinh thái có thể phát triển và đem lại hiệu quả cho ngƣời dân.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Cẩm Khê
Kết quả, hiệu quả QLNN về xây dựng NTM đƣợc phản ánh thông qua kết quả phát triển NTM. Vì thế phải đánh giá kết quả, hiệu quả phát triển NTM kết hợp đánh giá hiệu lực QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện.
2.2.1. Điểm qua công việc cơ quan quản lý nhà nước ở huyện Cẩm Khê đã triển khai để xây dựng nông thôn mới
- UBND huyện chỉ đạo thƣờng xuyên đối với Ban chỉ đạo thực hiện chƣơng trình mục tiêu ở huyện cũng nhƣ chỉ đạo UBND các xã triển khai tích cực nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Phát huy kết quả đã đạt đƣợc từ việc thực hiện các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ở các giai đoạn trƣớc, giai đoạn 2016 – 2020. Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê ban hành Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 về việc thành lập Ban chỉ đạo các chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Trƣởng ban Chỉ đạo là đồng chí chủ tịch UBND huyện, các phó ban Chỉ đạo là các đồng chí phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách các khối. Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/HU ngày 20/7/2016 về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM huyện Cẩm Khê giai đoạn 2016-2020; UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 1662/KH-UBND ngày 30/12/2016 về việc thực hiện Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM huyện Cẩm Khê giai đoạn 2016-2020; trong đó chỉ rõ mục tiêu, các công việc phải làm cần đƣợc xếp ƣu tiên trong việc thực hiện chƣơng trình.
Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê kịp thời chỉ đạo thành lập BQL dự án ở các xã và Ban giám sát cộng đồng thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thi công các công trình của dự án đảm bảo theo đúng quy trình, tiến độ; Đồng thời tổ chức công tác tập huấn và hƣớng dẫn các văn bản theo quy định và cả công thức tính trong xây dựng cơ bản cho BQL cấp xã cũng đƣợc chú trọng. UBND huyện Cẩm Khê quán triệt tới các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội theo các đúng các quy định tại các Quyết định, Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn hiện hành của Nhà nƣớc trung ƣơng và của tỉnh. Chủ tịch UBND các xã vào cuộc với quyết tâm cao.
* Triển khai thông tin tuyên truyền
- Việc tuyên truyền xây dựng NTM ở huyện Cẩm khê đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt. Theo báo cáo của UBND huyện thì Công tác truyền thông về
giảm nghèo chủ yếu tập trung các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25%, xã đặc biệt khó khăn, các khu đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó là chính sách giảm nghèo cho hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn, cận nghèo và ngƣời dân trong độ tuổi lao động đƣợc duy trì qua các năm. Thông qua hoạt động truyền thông và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác giảm nghèo cấp huyện, xã, khu phố đƣợc hƣớng dẫn các chính sách mới hàng năm. Ngoài ra, Uỷ ban MTTQ, ban ngành, đoàn thể các cấp thông qua các cuộc vận động Ngày vì ngƣời nghèo, Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Quỹ tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh…đã trở thành một phong trào sâu rộng trong nhân dân, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo; đây cũng là kênh tuyên truyền giảm nghèo thƣờng xuyên và có hiệu quả trong nhân dân.
* Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá
- UBND huyện Cẩm Khê rất quan tâm đến việc này. Công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát chƣơng trình giảm nghèo, chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện đƣợc tiến hành theo định kỳ và đột xuất trên; các phòng, ban tích cực thực hiện nhằm tháo gỡ những vƣớng mắc, khó khăn, ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của các cấp, đặc biệt là ý kiến của chính hộ nghèo, hộ cận nghèo để kịp thời điều chỉnh các hoạt động của chƣơng trình cho phù hợp.
- Kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra, triển khai chƣơng trình trên địa bàn huyện đƣợc UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã nghiêm túc thực hiện.
* Huy động các nguồn lực để thực hiện các chƣơng trình xây dựng NTM
- Việc huy động nguồn lực từ các chính sách riêng của địa phƣơng đối với các xã, các thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế, huy
động các nguồn lực từ ngân sách địa phƣơng, đóng góp của doanh nghiệp, ngƣời dân chủ yếu đƣợc lồng ghép với chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, chƣơng trình nhà nƣớc và nhân dân cùng làm…
- Trong những năm gần đây nhờ thu hút nguồn ngân sách đầu tƣ vào Khu công nghiệp Cẩm Khê, cụm công nghiệp Thị trấn Sông Thao, Nhà máy may Vina CKGF... đã tạo ra nhiều công việc cho ngƣời dân trong huyện, nhờ đó ngƣời dân có thu nhập, số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện giảm đáng kể giúp cho việc thực hiện Chƣơng trình 135 đƣợc rút ngắn. Bộ mặt nông thôn thay có nhiều thay đổi, từng bƣớc thực hiện đạt các tiêu chí xây dựng NTM
2.2.2. Chủ trương, quan điểm của tỉnh Phú Thọ về xây dựng nông thôn mới
Tỉnh Phú Thọ có Chƣơng trình xây dựng NTM mới của tỉnh giai đoạn 2015 - 2025.
Huyện Cẩm Khê có chƣơng trình xây dựng nông thôn mới cho giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch xây dựng NTM năm 2021 - 2025 trên tinh thần chƣơng trình xây dựng NTM của tỉnh Phú Thọ và căn cứ vào điều kiện cụ thể của huyện. Đồng thời huyện có kế hoạch xây dựng NTM nhiệm kỳ đại hội huyện đảng bộ đến 2025. Trong chƣơng trình xây dựng NTM đến 2020 đã xác định huyện phải có 70% số xã đạt tiêu chuẩn NTM.
Trong giai đoạn 2015-2020: Chủ trƣơng xây dựng NTM ở huyện Cẩm Khê tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng thu nhập nâng cao đời sống của ngƣời dân, tạo ra sự ổn định kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể là:
- Đến năm 2020 có 90% xã đạt các tiêu chí NTM do chính phủ ban hành. Kết nối thông suốt 4 mùa về giao thông vận tải giữa các xã; bộ mặt xã hội nông thôn tiến bộ không chỉ về kết cấu hạ tầng mà còn về cả đời sống vật
chất, tinh thần, văn hóa, giúp ngƣời dân hài lòng với sự phát triển NTM. Đến năm 2025 cố gắng phấn đấu chỉ còn khoảng dƣới 8 % hộ nghèo và cận nghèo.
- Chuẩn bị điều kiện để sau năm 2020 hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo tiêu chí của chính phủ. Từ đó tạo tiền đề để từ năm 2025 xây dựng NTM kiểu mẫu, góp phần thịnh vƣợng tỉnh Phú Thọ nhƣ NGhị quyết tỉnh đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025.
- UBND huyện quyết tâm cao trong việc xây dựng NTM, tập trung chỉ đạo các xã triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM một cách tích cực, thúc đẩy hình thành mô hình xây dựng NTM thành công
2.2.3. Thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Cẩm Khê trong thời gian qua
2.2.3.1. Hoạch định chủ trương, đường lối xây dựng NTM: Huyện ủy và UBND huyện đã ban hành chương trình xây dựng NTM cho hàng năm
- Nghị quyết về xây dựng NTM thƣờng diễn ra hàng năm dô Huyện ủy chỉ đạo.
- UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM để thống nhất điều hành, quản lý chƣơng trình một cách tích cực.
- UBND các xã động viên ngƣời dân và triển khai tích cực các công trình đầu tƣ do huyện phân cấn trong quá trình xây dựng NTM
2.2.3.2. UBND huyện đã cụ thể luật pháp chính sách của nhà nước cũng nhưu của tỉnh về xây dựng NTM; đồng thời ban hành những chính sách đặc thù để xây dựng NTM diễn ra đúng kế hoạch
- Hàng năm UBND huyện đều cụ thể hóa chính sách, luật pháp của nhà nƣớc và của tỉnh đến UBND các xã và đến các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đặc thù của huyện về QLNN đối với xây dựng NTM. Huyện đã có chính sách huy động vốn cho công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện, nhất là có chính
sách cụ thể để huy động sức dân tham gia xây dựng NTM trên địa bàn. Ví dụ nổi bật nhƣ chính sách hiến đất xây dựng đƣờng sá, đƣờng nội đồng, tham gia bảo vệ, bảo quản rừng…
2.2.3.3. Tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng NTM
UBND huyện Cẩm Khê củng cố bộ máy quản lý công việc xây dựng NTM từ huyện tới xã. Đồng thời lôi kéo sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, của các tổ chức phụ nự, cựu chiến binh cũng nhƣ huy động tham gia của các tổ chức xã hội tham gia xây dựng NTM.
2.2.3.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng NTM