.Chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 307 hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần phát triển thương mại dịch vụ nam thanh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34)

a,

Khái niêm, nôi dung chi phí quản lý doanh nghiêp.

*Khái niệm:

Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp.

*Nội dung CPQLDN bao gồm:

Theo quy định của chế độ hiện hành, chi phí quản lý doanh nghiệp chi tiết thành các yếu tố chi phí sau:

-Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho ban giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỉ lệ quy định,

-Chi phí vật liệu quản lý: Trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp, cho việc sữa chữa TSCĐ ... dùng chung cho doanh nghiệp.

-Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp.

-Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn...

-Thuế, phí và lệ phí: các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài... và các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu phà...

-Chi phí dự phòng: Khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

-Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản chi về dịch vụ mua ngoài phục vụ chung toàn doanh nghiệp như: tiền điện, nước, thuê sữa chữa TSCĐ, tiền mua và sử dụng các tài liệu kĩ thuật, bằng phát minh sáng chế phân bổ dần

-Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi khác bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên như chi hội nghị, tiếp khách,chi phí công tác, chi đào tạo cán bộ và các khoản chi khác...

b,

Chứng từ và tài khoản sử dụng.

Các khoản Giá vốn Chi phí bán hàng và Chi

phí QLDN

hoạt động = bán hàng - giảm trừ - hàng bán -bántính cho số hàng trong kỳ

bán hàng doanh thu

Để làm căn cứ phản ánh quản lí doanh nghiệp, kế toán sử dụng các chứng từ sau:

-Bảng tính khấu hao TSCĐ -Hóa đơn GTGT

-Phiếu chi, phiếu kế toán -Ủy nhiệm chi

-Các chứng từ có liên quan khác.

*Tài khoản sử dụng.

Kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lí doanh nghiệp” để phản ánh những chi

phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động chung của toàn doanh nghiệp trong kì hạch

toán.

TK 642 -Chi phí quản lý doanh nghiệp cuối kỳ không có số dư và có các tài khoản chi tiết:

-TK 6421 -Chi phí nhân viên quản lý -TK 6422 -Chi phí vật liệu quản lý -TK 6423 -Chi phí đồ dùng văn phòng -TK 6424 -Chi phí khấu hao TSCĐ -TK 6425 -Thuế, phí và lệ phí -TK 6426 -Chi phí dự phòng

-TK 6427 -Chi phí dịch vụ mua ngoài -TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác

c,

Phương pháp kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp.

TK 334. 338 TK 642 TK 911

Chi phí nhân viên quản lý TK 152. 153

Chi phí vạt liệu, dụng cụ TK 214

Chi phí khâu hao tài sản cô định TK 33?

Kêt chuyên chi phí quản lý

TK 142 Chi phí chờ kêt chuyên

Trích trước chiphí vào CPQL TK 331. Ill..

TK 111. 152. 138.

Chi phi dịch vụ mua ngoài Giá trị ghi giảm CPBH

TK 133 Thuế GTGT

1.3.6. Ke toán xác định kết quả bán hàng.

(a).Khái niêm

Ket quả bán hàng, cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dựa vào chỉ tiêu này có thể đánh giá một cách khái quát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định kết quả bán hàng được tiến hành vào cuối kì sản xuất kinh doanh nhưng cũng tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lí ở từng doanh nghiệp. Kết quả bán hàng được xác định bởi công thức:

(b). Tài khoản sử dung

Kế toán sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kì kếtoán.

(c)

TK 632

Ket chuyển giá vốn tiêu thụ trong kỳ

TK 641

Ket chuyển chi phí bán hàng

TK

Ket chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

Ế4Ĩ

Ket chuyển lãi về tiêu thụ

Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán kết quả bán hàng 1.4. HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN.

1.4.1. Hinh thức kế toán Nhật ký chung

a.

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản và các sổ kế toán sử dụng trong kế

toán bán

hàng và xác định KQBH của hình thức kế toán Nhât ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung trong kế toán bán hàng và xác định KQBH gồm các loại sổ chủ yếu sau:

-Sổ Nhật ký chung,

-Sổ Nhật ký đặc biệt: nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng, nhật kí bán hàng,...

-Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: sổ chi tiết các tài khoản (632, 511, 131,...); sổ chi tiết bán hàng; sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; sổ chi tiết thanh toán với người mua; sổ chi tiết phải thu khách hàng; sổ chi tiết quỹ tiền mặt; thẻ kho;...

b.

Trình tự ghi sổ kế toán hoạt đông bán hàng và xác đỉnh KQBH theo hình

thức kế toán

Nhat ký chung

Sơ đồ 1.9. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

1.4.2. Hinh thức kế toán Nhật ký -Sổ Cái

a.

Đặc trưng cơ bản và các sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng

xác đỉnh KQBH của hình thức kế toán Nhat ký -Sổ Cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký -Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo

nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký -Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký -Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

Hình thức kế toán Nhật ký -Sổ Cái trong kế toán bán hàng và xác định KQBH gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau:

-Nhật ký -Sổ Cái;

-Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: sổ chi tiết các tài khoản 156, 632, 511, 131, 133, 111, 112, 642, 911, ...; sổ chi tiết vật tư hàng hóa; sổ kho; sổ chi tiết bán hàng

b.

Trình tự ghi sổ kế toán hoạt động bán hàng và xác định KQBH theo hình

thức kế toán Nhat ký -Sổ Cái

Sơ đồ1.10. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký - sổ cái

1.4.3. Hinh thức kế toán Chứng từ ghi sổ

a.

Đăc trưng cơ bản và các sổ kế toán sử dung trong quá trình bán

hàng

xác định KQBH của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế

toán tổng hợp

bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

b.

Trình tự ghi sổ kế toán bán hàng và xác định KQBH theo hình thức kế

toán Chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 1.11. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

1.4.4. Hinh thức kế toán trên máy vi tính

a. Đặc trưng cơ bản và các sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng

xác định KQBH của Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế

toán và báo cáo tài chính theo quy định.

b. Trình tự ghi sổ kế toán bán hàng và xác định KQBH theo Hình thức

kế

toán trên máy vi tính

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán bán hàng hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trong phân hệ bán hàng trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái các tài khoản hoặc Nhật ký -Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan đến hoạt độngbán hàng và xác định KQBH.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay

Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên phần mềm

máy tính

Ghi chú:

Nhập số liê hàng ngày---*

In sỗ, báo cáo cuối tháng cuối năm Đối Ctiieuzkiềm tra ÷---►

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

NAM THANH

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Dịch vụ Nam Thanh.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Buffet từ lâu đã được ưa chuộng ở Châu Âu, xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17 tại Pháp. Nắm bắt được xu hướng đó , công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Dịch vụ Nam Thanh chính là đơn vị tiên phong mở đường và phát triển cho hình thức kinh doanh ẩm thực mới mẻ này tại Việt Nam . Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển , công ty đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình khi sở hữu chuỗi Nhà hàng Buffet nổi tiếng mang thương hiệu Sen Tây Hồ . Đến nay, Nhà hàng Sen đã trở thành điểm đến được nhiều thực khách yêu thích , đặc biệt đây còn là nơi được lựa chọn phục vụ buffet cho các phái đoàn cao cấp của Chính Phủ, các Hội nghị thượng đỉnh như ASEM5, Văn phòng thương mại VCCI...

*Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NAM THANH

*Tên giao dịch: NAM THANH SERVICE.,JSC

*Địa chỉ trụ sở: Số 86 Nguyễn Du, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

*Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần *Vốn điều lệ : 7.000.000.000

*Điện thoại: 024 3719 9242 *Mã số thuế: 0108271196

*Ngành nghề kinh doanh chính: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của ngành nghề kinh doanh

a/Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh ẩm thực: Kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống ( Không bao gồm dịch vụ kinh doanh quán bar, vũ trường) . Công ty tập trung phát triển dịch vụ nhà hàng, chú trọng phát triển cơ sở vật chất, phát triển thực đơn và phong cách phục vụ ngày một chuyên nghiệp, lượng khách hàng quen thuộc với công ty ngày một nhiều, nhà hàng cũng có nhiều cơ hội tiếp đón những khách hàng VIP. Bên cạnh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, công ty còn cung cấp dịch vụ tổ chức tiệc tại nhà riêng khách hàng, tổ chức tiệc cưới, hỏi, hội nghị, sinh nhật ... Trong tương lai, công ty có kế hoạch mở rộng hệ thống nhà hàng rộng khắp cả nước.

Với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng buffet , dịch vụ ăn uống lưu động thì công ty chú trọng thu hút lượng khách đa phần là thanh niên, nhân viên văn phòng. Vì vậy công ty đã đăng quảng cáo trên các tạp chí lớn như: Báo Sinh Viên, Báo Món Ngon, Tạp chí ẩm thực và kênh TV Sopping.đồng thời công ty cũng đề ra các chính sách khuyến mại cho khách hàng như: giảm 10% cho khách hàng có thẻ VIP hay thanh toán qua cá ngân hàng như : ANZ,HSBC,VPB.

b/Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh

Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Dịch vụ Nam Thanh là công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, dịch vụ của công ty khá đa dạng: phục vụ ẩm thực các món ăn từ dân dã đến hiện đại với nhiều các món ăn của các nước khác nhau .chúng là hàng hóa, dịch vụ phổ biến phù hợp và thiết yếu với nhịp sống hiện đại và nhu cầu ngày càng cao của con người hiện nay. Nếu căn cứ vào bản chất của sản phẩm, dịch vụ và quá trình sản xuất, những nhân tố quyết định nhu cầu, phương thức xác định giá thì nhìn chung chúng có đặc điểm sau:

- Chịu ảnh hưởng của văn hóa, xã hội và phong tục tập quán - Là loại sản phẩm được sơ chế sẵn

- Phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận người dân

- Gía cả hợp lý, chất lượng luôn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

2.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Phát triểnThương mại Dịch vụ Nam Thanh Thương mại Dịch vụ Nam Thanh

a/Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp ( Nguồn : Phòng tài chính - kế toán )

*Chú giải:

θ : Quan hệ phối hợp

→ : Quan hệ chỉ đạo

-Bộ phận nhà hàng gồm: Tổ bàn, tổ bếp

-Bộ phận dịch vụ gồm: Trang trí tiệc cưới , tiệc sinh nhật ... b/Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty

* Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền hạn cao nhất trong công ty, quy định các chiến lược của công ty, đưa ra những giải pháp phát triển cho công ty, các vấn đề có liên quan đến cổ phần, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ trong công ty. Hội đồng quản trị có quyền quyết định cơ cấu tổ chức ,quy chế, nội

quy quản lý nội bộ của công ty. • Giám đốc điều hành

Là người đại diện theo pháp luật của công ty, do hội đồng quản trị bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng quản trị toàn bộ công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc xác định phương hướng, kế hoạch, và các chủ trương lớn của công ty, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được chủ tịch hội đồng quản trị duyêt. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, các chức danh quản lý trong công ty ngoại trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm.

*Bộ phận lễ tân

Bộ phận lễ tân được coi như bộ mặt của nhà hàng trong việc giao tiếp và tạo mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác. Đây cũng là cầu nối giữa khách hàng với các dịch vụ của nhà hàng cũng như giữa các bộ phận với nhau trong

Một phần của tài liệu 307 hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần phát triển thương mại dịch vụ nam thanh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w