Tài sản 2800000 42.801.70 3.023.428 3.358.576 221.724 7,91 335.148 11.09 Tài sản bình quân 2.800.85 2 2.912.566 3.191.002 111.714 3,99 278.436 9,56 VCSH 1600000 81.658.47 1.724.264 1.524.264 65.786 4,00 -200.000 -11.60 VCSH bình quân 1.629.23 9 1.691.371 1.624.264 62.132 3,81 -67.107 -3,97 ROS 0,19 0,20 0,17 0,01 3,24 -0,03 -12,73 ROA 0,19 0,29 0,22 0,10 53,16 -0,06 -22,20 ROE 0,32 0,50 0,44 0,18 53,42 -0,06 -11,24
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và tính toán của tác giả)
Mặc dù năm 2020 có sự giảm sút nhẹ về lợi nhuận, song nhìn chung lợi nhuận của Công ty qua 3 năm có vẫn có sự tăng trưởng nhất định, cho thấy Công ty có những tiềm năng phát triển khá tốt.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): Năm 2018, ROS phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thì lãi 0,19 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này có sự biến động trong giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể ROS năm 2019 là 0,20 lần tăng 0,01 lần (Tương ứng tăng 3,24%) so với năm 2018 nguyên nhân do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế (Năm 2019 tăng 59,27% so với năm 2018) lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần (Năm 2019 tăng 54,27% so với năm 2018). Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại có dấu hiệu giảm nhẹ trong năm 2020, cụ thể ROS năm 2020 là 0,17 lần giảm 0,03 lần (Tương ứng giảm 12,73%) so với năm 2019. Điều này cho thấy trong năm 2020, công tác quản lý chi phí của công ty chưa tốt, trong khi đó doanh thu thuần của công ty trong năm 2020 giảm nhẹ so với năm 2019, công ty cần xem xét lại công tác quản lý chi phí đồng thời nâng cao khả năng bán hàng để đạt được hiệu quả tốt trong những năm tiếp theo. Có thể thấy, mặc dù công tác quản lý trong năm 2020 của công ty chưa thực sự hiệu quả nhưng trong giai đoạn 2018 - 2020 cho ta thấy tín hiệu lạc quan về khả năng phát triển của công ty.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA): Năm 2018, ROA phản ánh cứ 1 đồng tài sản thì lãi 0,19 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này có sự
biến động trong giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể ROA năm 2019 là 0,29 lần tăng 0,1 lần (Tương ứng tăng 53,16%) so với năm 2018 nguyên nhân do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế (Năm 2019 tăng 59,27% so với năm 2018) lớn hơn tốc độ tăng tài sản bình quân (Năm 2019 tăng 3,99% so với năm 2018). Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại có dấu hiệu giảm nhẹ trong năm 2020, cụ thể ROA năm 2020 là 0,22 lần giảm 0,06 lần (Tương ứng giảm 22,20%) so với năm 2019. Chỉ tiêu này cho thấy công ty đang sử dụng tài sản thiếu hiệu quả.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) là thước đo chính xác để đánh giá lượng vốn bỏ ra và tích lũy được bao nhiêu đồng lời. Năm 2018, ROE phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,32 đồng lợi nhuận sau thuế. Giai đoạn năm 2018 - 2019 tỷ suất sinh lời tăng đáng kể, sang năm 2020 chỉ tiêu này có chiều hướng giảm đi. Cụ thể, năm 2019 ROE là 0,50 lần tăng 0,18 lần (Tương ứng tăng 53,42%) so với năm 2018. Năm 2020 ROE là 0,44 lần giảm 0,06 lần (Tương ứng giảm 11,24%) so với năm 2019. Xu hướng này xuất phát từ biến động của lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân, điều này phản ánh công ty sử dụng vốn chủ sở hữu chưa thật sự hiệu quả để tạo thành lợi nhuận sau thuế.
2.2.Thực trạng về công tác quản trị hàng tồn kho của công ty
2.2.1.Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
• Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo trị giá gốc.
• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
• Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Theo phương pháp đích danh.
2.2.2.Hệ thống sổ kế toán hàng tồn kho
Trong công tác kiểm tra, kiểm soát HTK trong nội bộ công ty thì hệ thống sổ sách kế toán HTK đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, phòng kế toán luôn thực hiện nghiệp vụ liên quan tới HTK một cách cẩn thận, hướng tới sự chính xác tối đa. Thực trạng tồn kho đầu kỳ, tình hình xuất nhập trong kỳ luôn được phản ánh kịp thời và đầy đủ. Hệ thống sổ sách kế toán hàng tồn kho bao gồm sổ chi tiết, sổ phụ, sổ cái,...
Tuy nhiên, ngày nay, các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Dược phẩm Vgas nói riêng đều trang bị cho công tác quản trị HTK các công cụ tiên tiến, hiện đại như: Máy vi tính, máy in, máy fax,... Việc ứng dụng công nghệ vào công tác hạch toán, tính toán đã mạng lại hiệu quả khá rõ rệt: Mọi thông tin, dữ liệu kế toán được cập nhật thường xuyên, chính xác hơn; việc lưu trữ thông tin cũng đầy đủ và dễ dàng hơn. Trong những năm gần đây, một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý HTK cũng như kế toán là việc sử dụng nhiều phần mềm quản lý HTK và kế toán. Với công cụ này, kế toán vừa thuận tiện trong việc theo dõi và tổng hợp số liệu vừa có thể đối chiếu, trao đổi thông tin với thủ kho thông qua kết nối mạng. Cách nối mạng thông tin cũng đã được thực hiện giữa phòng kế toán và bộ phận kinh doanh để tránh tình trạng bán hàng vượt quá khả năng cung cấp. Như vậy, mối liên hệ thông tin giữa các bộ phận quản lý tồn kho sẽ hiệu quả hơn.
Nhìn chung, hệ thống sổ sách trong hoạt động quản trị HTK của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vgas đã được quan tâm và thực hiện trong giai đoạn vừa qua nhưng cần cải tiến hơn nữa.
2.2.3.Phân loại hàng tồn kho
Như đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Dược phẩm Vgas phân loại hàng tồn kho theo công dụng, chức năng của sản phẩm. Hàng tồn kho có hai loại chính là:
• Thực phẩm chức năng: “Là thực phẩm có chứa các hoạt tính sinh học cần thiết cho sức khỏe bao gồm thực phẩm chế biến cải tiến từ các loại thảo dược, thực
phẩm truyền thống, cùng các thành phần dinh dưỡng hoặc không chứa dinh dưỡng khác nhưng có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với sức khỏe con người cho sức khỏe.” Một số thực phẩm chức năng của công ty đã sản xuất như: Eliva viên uống đẹp da, Superkid dành cho trẻ nhỏ, Flu Bio thanh nhiệt giải độc cơ thể, Coxi Nano dạng viên calci, Bacilus IQ tốt cho hệ tiêu hóa trẻ nhỏ, Cylin - Biloba viên uống bổ
não, Yến sào hồng sâm Kidsnet, Folisat viên uống bổ máu, Futamin viên uống bổ thần kinh,.
chữa bệnh, điều chỉnh các chức năng của cơ thể và phục hồi lại chức năng cho các bộ phận có xu hướng giảm chức năng sinh học của con người. Một số loại thuốc do công ty sản xuất như: Methionic viên uống hạ men gan, Oraliton viên uống mát gan, Siro Bát Tiên giảm ho cho trẻ nhỏ, Glucogen viên uống tạo chất nhờn cho khớp, Flucum viên uống trị cảm cúm, Vai gáy Toàn Lộc trị chứng đau mỏi cột sống và vai gáy, Alabet viên uống giảm đường huyết,...
Vì xuất phát là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng nên lượng hàng tồn kho phần lớn trong Công ty chủ yếu là thực phẩm chức năng. Bắt đầu từ năm 2019, sau thành công trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chức năng, Công ty bắt đầu nghiên cứu và sản xuất thêm thuốc tân dược. Từ giai đoạn năm 2019 đến nay, thực phẩm chức năng thường chiếm khoảng từ 65% đến 72% trên tổng số hàng tồn kho, còn lại là thuốc tân dược. Tỷ lệ duy trì này khá phù hợp đối với một doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng thực phẩm chức năng cho thị trường, tạo điều kiện cho hàng hóa được luận chuyển trôi chảy, tránh tình trạng có đơn hàng nhưng chưa đủ hàng xuất kho.
2.2.4. Đặc điểm kho hàng
Kho hàng cần đảm bảo các yêu cầu về thiết kế như sau:
• Cảc sản phẩm được bố trí, sắp xếp ở nơi đạt chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, an toàn, tạo thuân tiện trong công tác nhập xuất kho.
• Đáp ứng các yêu cầu an toàn vệ sinh.
• Kho cần thiết kế với diện tích phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh thường xuyên của công ty.
Một số yêu cầu khác đối với trang thiết bị trong nhà kho:
• Trang bị tủ bảo ôn, tủ lạnh để bảo quản thuốc và các nguyên liệu có yêu cầu nhiệt độ thấp.
• Lắp đặt hệ thống thông gió, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm.
• Các dụng cụ dùng để theo dõi điều kiện bảo quản được hiệu chuẩn định kì.
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
SL hàng đặt mua 10.000 12.600 15.100 và thẩm mỹ.
• Trang bị đẩy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Hàng tồn kho ở Công ty được sắp xếp theo nguyên tắc “Hàng hết hạn trước xuất trước”. Phương thức này giúp doanh nghiệp quản trị được số lượng hàng tồn kho theo hạn sử dụng và hạn chế để xót những mã hàng quá hạn sử dụng mà không biết. Ngoài ra, nhân viên quản lý kho hàng có trách nhiệm thực hiện rõ ràng và cập nhật vào sơ đồ kho để tất cả mọi cá nhân hay bộ phận liên quan đều có thể theo dõi và tìm thấy khi cần. Thực hiện sắp xếp hàng tồn kho như trên giúp quản trị hàng tồn kho hiệu quả về cả mặt số lượng và chất lượng.
2.2.5. Quy trình quản trị hàng tồn kho
a. Sơ đồ quy trình quản trị hàng tồn kho
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5
Tìm kiếm nhà cung ứng cungnhà ứng nhập kho hóa Xuất kho hàng hóa
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình quản trị hàng tồn kho
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Dưới đây là mô tả cụ thể từng bước trong quy trình quản trị hàng tồn kho: Bước 1: Tìm kiếm nhà cung cấp.
• Phòng kinh doanh của công ty là đơn vị trực tiếp phụ trách việc tìm kiếm thông tin về nhà cung cấp trên thị trường, đặt ra các chỉ tiêu xếp hạng nhà
cung cấp,
liệt kê danh sách các nhà cung cấp tiềm năng.
• Chọn ra những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường để đảm bảo hàng hóa luôn được cung ứng đúng hẹn, chất lượng, mẫu mã hàng hóa đúng quy cách,
không có tình trạng trà trộn hàng kém chất lượng vào lô sản phẩm.
doanh nghiệp phải tốn thêm thời gian và chi phí để tìm kiếm đối tác mới nếu các nhà cung cấp khả năng tài chính kém bị phá sản.
• Tiến hành liên lạc với nhà cung cấp, yêu cầu báo giá từ những nhà cung cấp tiềm năng và chọn lọc những nhà cung cấp có mức giá hợp lý nhất hoặc
có mức
chiết khấu ưu đãi nhất.
• Ký kết hợp đồng lâu dài với nhà cung cấp để có được nguồn hàng ổn định, giảm sự ảnh hưởng từ việc giá cả biến động thất thường trên thị trường. Bước 2: Đặt hàng với nhà cung ứng.
• Sau khi tìm kiếm thông tin, lựa chọn nhà cung ứng phù hợp và tiến hành liên hệ với nhà cung ứng, bộ phận kinh doanh sẽ tổ chức đàm phán.
• Tiếp theo thống nhất các điều khoản hợp đồng: Đơn giá, mức chiết khấu thương mại, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán, chi phí vận chuyển, bảo
hiểm trong quá trình chuyển hàng từ nhà cung ứng về kho của công ty. Cuối
cùng là
thỏa thuận chung, công ty sẽ ký kết hợp đồng và tiến hành đặt hàng.
• Công ty dự trù sẵn số lượng nguyên liệu đầu vào sử dụng trong tháng, sau đó gửi cho nhà cung cấp qua mail. Thực hiện đặt hàng trong cả tháng giúp công
ty tiết kiệm thời gian, có sẵn nguyên liệu phục vụ sản xuất liên tục. Tuy nhiên nếu bảo quản không tốt sẽ dẫn đến tình trạng bị hỏng nguyên liệu, gây tổn thất
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
SL hàng nhập kho 19.148 25.692 24.594
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Bước 3: Mua hàng và nhập kho.
• Sau khi đặt hàng khoảng 4 - 7 ngày làm việc, đối tác sẽ đưa hàng đến kho của công ty. Thời gian giao hàng phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan và khách quan như mức độ sẵn có các sản phẩm của nhà cung ứng, lượng đặt hàng của công ty, thời tiết, giao thông...
• Hàng hóa mua sẽ được nhập vào kho của công ty. Thủ kho dựa trên hóa đơn mua hàng và các chứng từ liên quan để tiến hành kiểm kê hàng hóa về số lượng, chất lượng, quy cách, mẫu mã,.
• Nếu hàng hóa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đã thỏa thuận giữa công ty và đối tác, thủ kho chỉ đạo công tác nhập kho theo đúng quy định và viết phiếu nhập kho. Nếu trong quá trình kiểm kê phát hiện thiếu hụt hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, hàng sai lỗi hoặc có dấu hiệu hỏng hóc thì lập biên bản để xử lý và thông báo giám đốc công ty.
• Sau khi nhập kho hàng hóa tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp theo đúng điều khoản trong hợp đồng.
• Toàn bộ hàng đặt mua tại nhà cung cấp trong giai đoạn 2018 - 2020 đều được nhập kho đầy đủ.
Bảng 2.4: Số lượng hàng hóa nhập kho
Chỉ tiêu Công thức Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 SL hàng lưu kho SL hàng tồn đầu kỳ + SL hàng mua trong kỳ + SL hàng nhập trong kỳ 29.148 44.220 47.974
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
SL hàng xuất kho 23.220 35.940 34.997
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Bước 4: Lưu kho hàng hóa.
• Trong quá trình hàng tồn được lưu trữ trong kho, nhân viên quản lý kho có trách nhiệm giữ cho nhà kho luôn thông thoáng, nghiêm cấm các hoạt động có khả năng gây cháy nổ trong kho.
• Kiểm kê định kỳ số lượng hàng hóa đang còn trong kho, thường xuyên lập báo cáo tình hình tồn kho gửi đến bộ phận hành chính - kế toán.
• Dưới đây là bảng biểu diễn tổng số lượng hàng hóa được lưu kho trong giai đoạn 2018 - 2020.
Bảng 2.5: Số lượng hàng hóa lưu kho
Đơn vị tính: Sản phẩm
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Bước 5: Xuất kho hàng hóa.
• Khi nhận yêu cầu xuất kho từ phòng kế toán, tiến hành chuẩn bị hàng hóa được yêu cầu.
• Kiểm kê về số lượng và chất lượng hàng hóa trước khi xuất kho. Xuất đủ số lượng và chỉ xuất các hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã thỏa thuận với khách hàng.
• Dưới đây là bảng số lượng hàng hóa được xuất kho trong giai đoạn 2018 - 2020
Bảng 2.6: Số lượng hàng hóa xuất kho
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
SL tồn cuối kỳ 5.928 8.280 12.977
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Chênh lệch 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Hàng tồn kho 508.114 1.120.456 1.247.698 612.342 120,51 127.242 11,36
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
• Sau khi xuất kho, kiểm kê lại số lượng hàng hóa còn lại trong kho. Sau đó báo cáo lại với phòng kế toán;
• Dưới đây là bảng số lượng HTK cuối kỳ của công ty trong các năm 2018, 2019, 2020.
Bảng 2.7: Số lượng hàng tồn kho cuối kỳ
Đơn vị tính: Sản phẩm
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
b. Tình hình quản trị hàng tồn kho
HTK là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn của công ty. Hàng tồn kho của công ty tồn tại dưới dạng vật chất bao gồm hàng mua đang đi đường, sản phẩm, hàng gửi bán.
Vì đặc điểm của ngành dược phẩm ngoài việc đảm bảo chất lượng cũng như quy trình sản xuất an toàn thì để hoạt động kinh doanh thuận lợi, đạt được mục tiêu tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí công ty phải rất chú trọng tới chỉ tiêu hàng tồn kho.
c. Tình hình hàng tồn kho nói chung tại Công ty giai đoạn 2018 - 2020
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Chi phí đặt hàng 12.560 14.938 17.760 Chi phí lưu kho 122.600 126.000 127.350
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán và tính toán của tác giả)
Hàng tồn kho 1400000 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0
Biểu đồ 2.3: Giá trị hàng tồn kho của Công ty giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Giá trị hàng tổn kho của công ty năm 2019 là 1.120.456 nghìn đồng, tăng 612.342 nghìn đồng tương ứng tăng 120,51% so với năm 2018. Sang năm 2020,