Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Một phần của tài liệu 099 công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần dược phẩm vgas (Trang 36)

1.5.3 .Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty

(Nguồn: Phòng hành chính)

b. Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận

Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp, là người lãnh đạo, giám sát mọi hoạt động hàng ngày tại công ty. Giám đốc là người quản lý cao nhất, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong Công ty.

Phó giám đốc: Là người điều hành công ty khi Giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm trước Giám đốc. Chỉ đạo trực tiếp các phòng kinh doanh thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm tiến trình như kế hoạch. Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.

Các phòng, ban chức năng và các kho, xưởng và đội trực thuộc: Nhận và hoàn thành nhiệm vụ do Giám đốc giao, bên cạnh đó cần thực hiện công việc theo đặc thù của từng Phòng ban. Các trưởng phòng thường xuyên cập nhật thực trạng nhân sự đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

• Phòng Tài chính - Ke toán: Là phòng ban không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào, có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý và sử dụng

nguồn vốn một cách hiệu quả, thực hiện công tác hạch toán kế toán cho công ty.

Bên cạnh đó, lập báo cáo kế hoạch tài chính chi tiết định kỳ tháng, quý, năm cho

công ty. Lập báo cáo tài chính tổng kết cuối năm, báo cáo cho Giám đốc và

nộp lên

các cơ quan chức năng có liên quan.

• Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ thực hiện công tác sắp xếp bộ máy hoạt động và hoạch định nguồn nhân lực của công ty, xây dựng hệ thống lương và chính sách tiền lương và phụ trách tổ chức các hoạt động như: Đề xuất

bổ nhiệm, miễn nhiệm, kiến nghị các chế độ khen thưởng, kỷ luật, buộc thôi việc

và các chính sách khác.

• Các phòng kinh doanh: Có trách nhiệm giúp Giám đốc về việc hoạch định chiến lược chung về định hướng hoạt động kinh doanh, bán hàng của Công ty theo

từng giai đoạn và chịu trách nhiệm chung về hoạt động bán hàng, cung ứng hàng

hóa, mở rộng thị trường.

Ngoài các phòng ban trên còn có:

• Xưởng sản xuất.

• Kho hàng.

• Vận chuyển bốc xếp.

Xuyên suốt quá trình hoạt động, Công ty căn cứ vào thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình nhân sự, Giám đốc sẽ đưa ra quyết định tuyển dụng, điều chuyển hoặc cắt giảm nhân sự giữa các phòng ban nhằm đảm bảo đạt hiệu quả

phẩm sản xuất được chia làm hai nhóm chính:

• Thực phẩm chức năng: Theo Viện Dinh dưỡng định nghĩa, thực phẩm chức năng “Là thực phẩm có chứa các hoạt tính sinh học cần thiết cho sức

khỏe bao

gồm thực phẩm chế biến cải tiến từ các loại thảo dược, thực phẩm truyền thống,

cùng các thành phần dinh dưỡng hoặc không chứa dinh dưỡng khác nhưng có vai

trò quan trọng, đặc biệt đối với sức khỏe con người cho sức khỏe.”

• Thuốc tân dược: Là sản phẩm của y dược nhằm phòng chống bệnh tật, chữa bệnh, điều chỉnh các chức năng của cơ thể và phục hồi lại chức năng

cho các

bộ phận có xu hướng giảm chức năng sinh học của con người.

Từ khi công ty thành lập cho đến nay, công ty đã phân phối những loại dược phẩm theo hai hình thức:

• Sản xuất và bán với số lượng lớn theo hợp đồng cho các nhà thuốc.

Quy trình trong hoạt động kinh doanh của công ty bao gôm những bước sau: Lập danh mục khách hàng Đề nghị hợp tác, đóng vai trò là nhà phân phối Đề xuất bản dự thảo hợp đông Kí hợp đông Thống nhất các nội

dung trong hợp đông

Giao hàng, nhận tiền ứng trước

Nhận số tiền thanh toán còn lại

Hình 2.2: Quy trình hoạt động kinh doanh trong Công ty

(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)

Công việc cụ thể được tiến hành theo các bước dưới đây: Bước 1: Lập danh mục khách hàng.

• Nhân viên kinh doanh tiến hành tìm kiếm các quầy thuốc đạt tiêu chuẩn tại thành phố Hà Nội, cũng như những tỉnh lân cận.

• Lọc ra các quầy thuốc mà công ty chưa phân phối sản phẩm tới họ.

Bước 2: Gặp gỡ, thuyết phục quản lý quầy thuốc - Nơi công ty chọn phân phối sản phẩm.

• Thực hiện chào bán chính sách sản phẩm của công ty qua các kênh gọi điện thoại, gửi thư tay hoặc email, fax hoặc liên hệ trực tiếp với người quản lý để

đặt lịch

hẹn.

• Bộ phận kinh doanh thu xếp đến trao đổi trực tiếp với đại diện quản lý quẩy thuốc; Đưa ra các chính sách của công ty, thuyết phục họ hợp tác phân

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chênh lệch

2019/2018 2020/2019

các mẫu thực phẩm chức năng và thuốc tây y. Bước 3: Đề xuất bản dự thảo hợp đồng.

• Sau khi chốt bán hàng thành công, nhân viên kinh doanh tiến hành thu thập thông tin pháp lý của quầy thuốc gửi phòng Hành chính soạn thảo hợp đồng, trình lên Giám đốc chờ duyệt. Sau khi Giám đốc duyệt các nội dung trong hợp đồng, bộ phận kinh doanh gửi hợp đồng qua cho đối tác kiểm tra để thống nhất các điều khoản trong hợp đồng.

Bước 4: Thống nhất các nội dung trong hợp đồng.

• Hai bên tiến hành đàm phán từng khoản mục chi tiết trong hợp đồng, đảm bảo lợi ích cân bằng;

• Nhận định rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của hai bên trong hợp đồng;

• Bộ phận kinh doanh cập nhật chi tiết các điều khoản hợp đồng, trình Giám đốc phê duyệt lại.

Bước 5: Kí hợp đồng.

• Sau khi hai bên thống nhất được mọi điều khoản trong hợp đồng, phòng Kinh doanh thiết lập cuộc hẹn với đối tác để ký hợp đồng hợp tác;

• Hợp đồng giữa hai bên được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản.

Bước 6: Phân phối hàng hóa cho quầy thuốc, sau đó nhận tiền thanh toán nếu có. Gửi hoá đơn, biên lai, chứng từ liên quan trong từng lần giao hàng.

Bước 7: Nhận số tiền còn lại chưa thanh toán từ đối tác theo thời hạn thanh toán trong hợp đồng.

Ghi chú: Mọi giao dịch thanh toán tiền hàng được thực hiện qua tài khoản ngân hàng.

b. Kết quả kinh doanh chủ yếu

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty giai đoạn 2018 - 2020

Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Doanh thu 2.762.798 4.262.271 4.162.840 1.499.473 54,27 -99.431 -2.33 Chi phí (Không kể thuế TNDN) 2.103.904 3.212.857 3.268.383 1.108.953 52,71 55.526 1.73 Thuế TNDN 658.894 1.049.414 894.457 390.520 59,27 -154.957 -14.77 Lợi nhuận trước thuế 131.778,80 209.882,80 178.891,40 78.104 59,27 -30.991,4 -14.77 Lợi nhuận sau thuế 527.115,20 839.531,20 715.565,60 312.416 59,27 -12.3965,6 -14.77

Chỉ tiêu Đầu năm 201 8 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối Tươn g đối Tuyệt đối Tương đối LNST 527.115,20 839531,2 0 715.565,6 0 312.416 59,27 123.965, 60 -14,77 Doanh thu 2.762.798 4.262.271 4.162.840 1.499.473 54,27 -99.431 -2,33 Doanh thu 5000000 4000000 3000000 2000000 1000000 0

Biểu đồ 2.1: Doanh thu của Công ty giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: Nghìn đồng

Doanh thu của công ty có tăng dần qua các năm 2018, 2019, tuy nhiên có giảm nhẹ ở năm 2020. Cụ thể, năm 2018 doanh thu là 2.762.798 nghìn đồng. Đến năm 2019, con số này tăng lên khoảng 1,5 lần là 4.262.271 nghìn đồng, tăng 1.499.473 nghìn đồng, tương ứng tăng 54,27% so với năm 2018. Năm 2020, doanh thu có xu hướng giảm nhẹ còn 4.162.840 nghìn đồng, giảm 99.431 nghìn đồng, tương ứng giảm 2,33% so với năm 2019.

Tổng chi phí

Biểu đồ 2.2: Chi phí của Công ty giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: Nghìn đồng

Bên cạnh đó, chi phí tăng dần trong các năm 2018, 2019, 2020. Cụ thể, chi phí năm 2019 là 3.212.857 nghìn đồng, tăng 1.108.953 nghìn đồng so với năm 2018, tương ứng tăng 52,71%. Năm 2020, chi phí là 3.268.383 nghìn đồng, tăng 55.526 nghìn đồng, tương ứng tăng 1,73% so với năm 2019.

Nhìn vào bảng trên, ta thấy được sự thay đổi của doanh thu và chi phí trong giai đoạn 2018 - 2020, dẫn đến lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty tăng dần qua các năm 2018, 2019 và giảm nhẹ ở năm 2020. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 tăng 59,27% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế TNDN năm 2020 giảm 14,77% so với năm 2019. Đồng thời lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng thay đổi một lượng tương ứng.

Tuy doanh thu năm 2020 có xu hướng giảm nhẹ, nhưng nhìn vào số liệu trên cho thấy kết quả kinh doanh của công ty cũng có sự tăng trưởng, công ty đang trên đà phát triển đi lên tạo điều cho công ty mở rộng quy mô kinh doanh trong các năm sau. Mặt khác, công tác quản lý chi phí của công ty cũng chưa tốt, công ty cần có biện pháp để vừa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vừa giảm bớt chi phí hoạt động.

c. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản

Bảng 2.2: Khả năng sinh lời của Công ty giai đoaạn 2018 - 2020

Tài sản 2800000 42.801.70 3.023.428 3.358.576 221.724 7,91 335.148 11.09 Tài sản bình quân 2.800.85 2 2.912.566 3.191.002 111.714 3,99 278.436 9,56 VCSH 1600000 81.658.47 1.724.264 1.524.264 65.786 4,00 -200.000 -11.60 VCSH bình quân 1.629.23 9 1.691.371 1.624.264 62.132 3,81 -67.107 -3,97 ROS 0,19 0,20 0,17 0,01 3,24 -0,03 -12,73 ROA 0,19 0,29 0,22 0,10 53,16 -0,06 -22,20 ROE 0,32 0,50 0,44 0,18 53,42 -0,06 -11,24

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và tính toán của tác giả)

Mặc dù năm 2020 có sự giảm sút nhẹ về lợi nhuận, song nhìn chung lợi nhuận của Công ty qua 3 năm có vẫn có sự tăng trưởng nhất định, cho thấy Công ty có những tiềm năng phát triển khá tốt.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): Năm 2018, ROS phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thì lãi 0,19 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này có sự biến động trong giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể ROS năm 2019 là 0,20 lần tăng 0,01 lần (Tương ứng tăng 3,24%) so với năm 2018 nguyên nhân do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế (Năm 2019 tăng 59,27% so với năm 2018) lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần (Năm 2019 tăng 54,27% so với năm 2018). Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại có dấu hiệu giảm nhẹ trong năm 2020, cụ thể ROS năm 2020 là 0,17 lần giảm 0,03 lần (Tương ứng giảm 12,73%) so với năm 2019. Điều này cho thấy trong năm 2020, công tác quản lý chi phí của công ty chưa tốt, trong khi đó doanh thu thuần của công ty trong năm 2020 giảm nhẹ so với năm 2019, công ty cần xem xét lại công tác quản lý chi phí đồng thời nâng cao khả năng bán hàng để đạt được hiệu quả tốt trong những năm tiếp theo. Có thể thấy, mặc dù công tác quản lý trong năm 2020 của công ty chưa thực sự hiệu quả nhưng trong giai đoạn 2018 - 2020 cho ta thấy tín hiệu lạc quan về khả năng phát triển của công ty.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA): Năm 2018, ROA phản ánh cứ 1 đồng tài sản thì lãi 0,19 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này có sự

biến động trong giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể ROA năm 2019 là 0,29 lần tăng 0,1 lần (Tương ứng tăng 53,16%) so với năm 2018 nguyên nhân do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế (Năm 2019 tăng 59,27% so với năm 2018) lớn hơn tốc độ tăng tài sản bình quân (Năm 2019 tăng 3,99% so với năm 2018). Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại có dấu hiệu giảm nhẹ trong năm 2020, cụ thể ROA năm 2020 là 0,22 lần giảm 0,06 lần (Tương ứng giảm 22,20%) so với năm 2019. Chỉ tiêu này cho thấy công ty đang sử dụng tài sản thiếu hiệu quả.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) là thước đo chính xác để đánh giá lượng vốn bỏ ra và tích lũy được bao nhiêu đồng lời. Năm 2018, ROE phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,32 đồng lợi nhuận sau thuế. Giai đoạn năm 2018 - 2019 tỷ suất sinh lời tăng đáng kể, sang năm 2020 chỉ tiêu này có chiều hướng giảm đi. Cụ thể, năm 2019 ROE là 0,50 lần tăng 0,18 lần (Tương ứng tăng 53,42%) so với năm 2018. Năm 2020 ROE là 0,44 lần giảm 0,06 lần (Tương ứng giảm 11,24%) so với năm 2019. Xu hướng này xuất phát từ biến động của lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân, điều này phản ánh công ty sử dụng vốn chủ sở hữu chưa thật sự hiệu quả để tạo thành lợi nhuận sau thuế.

2.2.Thực trạng về công tác quản trị hàng tồn kho của công ty

2.2.1.Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

• Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo trị giá gốc.

• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.

• Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Theo phương pháp đích danh.

2.2.2.Hệ thống sổ kế toán hàng tồn kho

Trong công tác kiểm tra, kiểm soát HTK trong nội bộ công ty thì hệ thống sổ sách kế toán HTK đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, phòng kế toán luôn thực hiện nghiệp vụ liên quan tới HTK một cách cẩn thận, hướng tới sự chính xác tối đa. Thực trạng tồn kho đầu kỳ, tình hình xuất nhập trong kỳ luôn được phản ánh kịp thời và đầy đủ. Hệ thống sổ sách kế toán hàng tồn kho bao gồm sổ chi tiết, sổ phụ, sổ cái,...

Tuy nhiên, ngày nay, các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Dược phẩm Vgas nói riêng đều trang bị cho công tác quản trị HTK các công cụ tiên tiến, hiện đại như: Máy vi tính, máy in, máy fax,... Việc ứng dụng công nghệ vào công tác hạch toán, tính toán đã mạng lại hiệu quả khá rõ rệt: Mọi thông tin, dữ liệu kế toán được cập nhật thường xuyên, chính xác hơn; việc lưu trữ thông tin cũng đầy đủ và dễ dàng hơn. Trong những năm gần đây, một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý HTK cũng như kế toán là việc sử dụng nhiều phần mềm quản lý HTK và kế toán. Với công cụ này, kế toán vừa thuận tiện trong việc theo dõi và tổng hợp số liệu vừa có thể đối chiếu, trao đổi thông tin với thủ kho thông qua kết nối mạng. Cách nối mạng thông tin cũng đã được thực hiện giữa phòng kế toán và bộ phận kinh doanh để tránh tình trạng bán hàng vượt quá khả năng cung cấp. Như vậy, mối liên hệ thông tin giữa các bộ phận quản lý tồn kho sẽ hiệu quả hơn.

Nhìn chung, hệ thống sổ sách trong hoạt động quản trị HTK của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vgas đã được quan tâm và thực hiện trong giai đoạn vừa qua nhưng cần cải tiến hơn nữa.

2.2.3.Phân loại hàng tồn kho

Như đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Dược phẩm Vgas phân loại hàng tồn kho theo công dụng, chức năng của sản phẩm. Hàng tồn kho có hai loại chính là:

• Thực phẩm chức năng: “Là thực phẩm có chứa các hoạt tính sinh học cần thiết cho sức khỏe bao gồm thực phẩm chế biến cải tiến từ các loại thảo dược, thực

phẩm truyền thống, cùng các thành phần dinh dưỡng hoặc không chứa dinh dưỡng khác nhưng có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với sức khỏe con người cho sức khỏe.” Một số thực phẩm chức năng của công ty đã sản xuất như: Eliva viên uống đẹp da, Superkid dành cho trẻ nhỏ, Flu Bio thanh nhiệt giải độc cơ thể, Coxi Nano dạng viên calci, Bacilus IQ tốt cho hệ tiêu hóa trẻ nhỏ, Cylin - Biloba viên uống bổ

não, Yến sào hồng sâm Kidsnet, Folisat viên uống bổ máu, Futamin viên uống bổ thần kinh,.

chữa bệnh, điều chỉnh các chức năng của cơ thể và phục hồi lại chức năng cho các bộ phận có xu hướng giảm chức năng sinh học của con người. Một số loại thuốc do công ty sản xuất như: Methionic viên uống hạ men gan, Oraliton viên uống mát gan, Siro Bát Tiên giảm ho cho trẻ nhỏ, Glucogen viên uống tạo chất nhờn cho khớp, Flucum viên uống trị cảm cúm, Vai gáy Toàn Lộc trị chứng đau mỏi cột sống và vai

Một phần của tài liệu 099 công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần dược phẩm vgas (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w