CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.3. Các nghiên cứu thực nghiệm
1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Lược khảo các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước về ngại rủi ro của nhà đầu tư cá nhân thì hiện nay đa số các nghiên cứu chủ yếu đánh giá, tìm hiểu về: Khả năng chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân; Phản ứng của nhà đầu tư trên TTCK đối với thay đổi của chính sách tiền tệ; Bằng chứng thực nghiệm về sự không thích rủi ro đối với các nhà đầu tư cá nhân; Phản hồi của thị trường tới mức ngại rủi ro NĐT; Tác động của bồi thường rủi ro cũng như mức ngại rủi ro NĐT; Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường tài chính; Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán; Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK. Còn nghiên cứu về mức ngại rủi ro của các NĐT cá nhân rất ít tác giả nghiên cứu, chỉ có tác giả Alexander Kurov (2006) và G. Mujtaba Mian & Srinvasan Sankaraguruswamy (2007) nghiên cứu. Tại Việt Nam chưa có tác giả nào thực hiện đề tài nghiên cứu về mức ngại rủi ro của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK. Do đó, em lựa chọn đề tài: “Đánh giá mức ngại rủi ro của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK” là khả thi, không bị trùng lặp với các nghiên cứu của các tác giả trước và với bài nghiên cứu này cũng được xem là đề tài mới mà ít tác giả tại Việt Nam nghiên cứu trong thời gian gần đây.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này em trình bày tổng quan lý thuyết liên quan tới đề tài nghiên cứu gồm những nội dung: Khái niệm mức ngại rủi ro; Tiêu chí đánh giá mức ngại rủi ro của NĐT cá nhân trên TTCK; Các nhân tố ảnh hưởng đến mức ngại rủi ro của NĐT cá nhân trên TTCK (Nhóm các yếu tố chủ quan gồm: Rủi ro tự tin thái quá; Tâm lý hối tiếc; Tâm lý hối tiếc; Rủi ro sợ thua lỗ, không muốn mất mát; Tâm lý bi quan và Nhóm các yếu tố khách quan gồm: Tuổi (vòng đời của NĐT); Giới tính; Trình độ học vấn; Thu nhập và tài sản cá nhân; Nghề nghiệp; Tình trạng hôn nhân; Các nghiên cứu thực nghiệm; Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.