2.1. Dữ liệu
2.1.1 Nguồn dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp thông qua kết quả khảo sát 150 khách hàng của đơn vị thực tập của tôi - Công ty chứng khoán VPS và những NĐT cá nhân khác có liên quan tới KH của Công ty tôi thực tập. Thời gian thực hiện khảo sát từ ngày 01/4/2021 đến ngày 30/04/2021.
Số phiếu phát ra 150 phiếu, tôi thu được số lượng 143 phiếu, sau khi loại bỏ 9 mẫu nghiên cứu không thỏa mãn đúng yêu cầu (đáp án bị bỏ trống, một câu đánh 2 đáp án), còn lại 134 mẫu khảo sát hợp lệ tôi được sử dụng để xử lý trên phần mềm Excel và phân tích kết quả nghiên cứu.
2.1.2 Nguồn dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm: Các thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của TTCK VN; Số lượng các nhà đầu tư CK trên TTCK qua các năm được thu thập thông qua báo cáo chuyên ngành, báo cáo từ TTCK, trên các website như:
- https://www.mof.gov.vn/ - https://tapchitaichinh.vn/ - http://consosukien.vn/ - https://www.stockbiz.vn/ - https://vov.vn/ - http://www.ssc.gov.vn/ - https://www.vsd.vn/
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá mức ngại rủi ro của NĐT là việc làm rất khó vì ngoài những yếu tố về nhân khẩu học (dễ định tính) nó còn phụ thuộc vào những yếu tố liên qua đến tâm lý, tố chất (trừu tượng, khó xác định). Vì vậy tôi sử dụng mẫu câu hỏi về phương pháp trắc nghiệm tâm lý gồm 25 câu hỏi được trình bày ở (Phụ lục 1) để đánh giá về mức ngại rủi ro của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam và phân tích các yếu tố liên quan.
Hệ thống câu hỏi xây dựng gồm 6 câu hỏi liên quan đến thông tin cơ bản của NĐT, đây là những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến mức ngại rủi ro của NĐT và
10 câu hỏi tình huống để qua đó đánh giá về tâm lý, mức độ lo ngại về rủi ro của NĐT. Qua đó làm rõ những yếu tố về độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân có tác động trực tiếp như thế nào tới mức ngại rủi ro của NĐT trên TTCK, qua đó đánh giá được mức ngại rủi ro của NĐT trên TTCK.
Những câu hỏi về tình huống, mỗi câu trả lời nhận được một số điểm, cụ thể được trình bày ở bảng câu hỏi. Sau khi khảo sát và tính toán, mỗi người tham gia trả lời sẽ nhận được tổng số điểm của mình, số điểm đó được dùng để đánh giá về mức ngại rủi ro của NĐT cá nhân, tôi sử dụng thang điểm như sau:
-Số điểm 10-17: mức độ yêu thích rủi ro thấp, có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng muốn thay đổi (tăng hoặc giảm) số tiền bạn đang có, cho dù điều đó có nghĩa là số tiền của bạn không thể đem về lợi nhuận
-Số điểm 18-25: mức độ yêu thích rủi ro trung bình, có nghĩa là bạn hơi bảo thủ, sẵn sàng chấp nhận một cơ hội nhỏ nếu bạn có đủ thông tin
-Số điểm 23-32: mức độ yêu thích rủi ro trên trung bình, có nghĩa là bạn là người có một phần hiếu thắng, sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu bạn nghĩ rằng cơ hội đó có khả năng thu được lợi nhuận.
-Số điểm 33-40: mức độ yêu thích rủi ro cao, có nghĩa là bạn là người năng nổ, tìm kiếm mọi cơ hội có thể đem về lợi nhuận dù trong một số trường hợp tỷ lệ rủi ro lớn. Bạn xem tiền như một công cụ để kiếm tiền nhiều hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này em nêu phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng gồm các nội dung: Thu thập dữ liệu (Nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp) và Phương pháp nghiên cứu. Căn cứ vào từng loại số liệu mà báo cáo sử dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau để đánh giá.