Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu 120 đánh giá mức ngại rủi ro của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28)

Để đánh giá mức ngại rủi ro của NĐT là việc làm rất khó vì ngoài những yếu tố về nhân khẩu học (dễ định tính) nó còn phụ thuộc vào những yếu tố liên qua đến tâm lý, tố chất (trừu tượng, khó xác định). Vì vậy tôi sử dụng mẫu câu hỏi về phương pháp trắc nghiệm tâm lý gồm 25 câu hỏi được trình bày ở (Phụ lục 1) để đánh giá về mức ngại rủi ro của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam và phân tích các yếu tố liên quan.

Hệ thống câu hỏi xây dựng gồm 6 câu hỏi liên quan đến thông tin cơ bản của NĐT, đây là những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến mức ngại rủi ro của NĐT và

10 câu hỏi tình huống để qua đó đánh giá về tâm lý, mức độ lo ngại về rủi ro của NĐT. Qua đó làm rõ những yếu tố về độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân có tác động trực tiếp như thế nào tới mức ngại rủi ro của NĐT trên TTCK, qua đó đánh giá được mức ngại rủi ro của NĐT trên TTCK.

Những câu hỏi về tình huống, mỗi câu trả lời nhận được một số điểm, cụ thể được trình bày ở bảng câu hỏi. Sau khi khảo sát và tính toán, mỗi người tham gia trả lời sẽ nhận được tổng số điểm của mình, số điểm đó được dùng để đánh giá về mức ngại rủi ro của NĐT cá nhân, tôi sử dụng thang điểm như sau:

-Số điểm 10-17: mức độ yêu thích rủi ro thấp, có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng muốn thay đổi (tăng hoặc giảm) số tiền bạn đang có, cho dù điều đó có nghĩa là số tiền của bạn không thể đem về lợi nhuận

-Số điểm 18-25: mức độ yêu thích rủi ro trung bình, có nghĩa là bạn hơi bảo thủ, sẵn sàng chấp nhận một cơ hội nhỏ nếu bạn có đủ thông tin

-Số điểm 23-32: mức độ yêu thích rủi ro trên trung bình, có nghĩa là bạn là người có một phần hiếu thắng, sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu bạn nghĩ rằng cơ hội đó có khả năng thu được lợi nhuận.

-Số điểm 33-40: mức độ yêu thích rủi ro cao, có nghĩa là bạn là người năng nổ, tìm kiếm mọi cơ hội có thể đem về lợi nhuận dù trong một số trường hợp tỷ lệ rủi ro lớn. Bạn xem tiền như một công cụ để kiếm tiền nhiều hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này em nêu phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng gồm các nội dung: Thu thập dữ liệu (Nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp) và Phương pháp nghiên cứu. Căn cứ vào từng loại số liệu mà báo cáo sử dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau để đánh giá.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan thực trạng TTCK VN

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam

Bắt đầu vào thời điểm ngày 28-11-1996, UBCKNN Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ. Và chỉ 2 năm sau đó, ngày 11-7-1998, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh theo Nghị định số 48/CP của Chính phủ. Đồng thời, Chính Phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, đặt cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 28-7-2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chính thức đi vào hoạt động với 2 mã cổ phiếu giao dịch đầu tiên là REE và SAM

Ngày 8/3/2005 Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội cũng chính thức ra mắt, trở thành trung tâm niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trải qua quãng đường 20 năm, có không ít những biến động đã xảy ra. Trong giai đoạn đầu tiên (2000 - 2005), đây là giai đoạn chập chững bước những bước đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam, vốn hóa thị trường chỉ đạt mức trên dưới 1% GDP, gần như không có thay đổi gì nhiều.

Tuy nhiên kể từ năm 2006 khi khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2007, thị trường chứng kiến rất nhiều sự thay đổi khi những bất cập, những xung đột với các văn bản pháp lý được giải quyết, chúng ta có khả năng hội nhập hơn với các thị trường vốn quốc tế và khu vực.

Năm 2006, quy mô thị trường có bước nhảy vọt mạnh mẽ, đạt 22,7% GDP và chạm đến con số trên 43% vào năm 2007. Tuy nhiên, mọi việc bắt đầu xấu đi vào năm 2008, do ảnh hưởng của thị trường tài chính và nền kinh tế trong nước và thế giới, chúng ta chứng kiến một năm "kinh tế buồn" với mức vốn hóa thị trường giảm mạnh, xuống còn 18% GDP.

Khi khó khăn dần qua đi, năm 2009 “chứng kiến sự phục hồi nhẹ với vốn hóa thị trường đạt 37,71% GDP và các công ty niêm yết trên thị trường tăng dần. Sản phẩm mới Chứng quyền có đảm bảo (Cover Warrant - CW) được ra đời từ ngày 28/6. Ngày 18/11/2019, HoSE cho ra mắt bộ chỉ số mới Vietnam Diamond Index (VN Diamond), Vietnam Financial Select Sector Index (VNFin Select) làm tiền đề

cho sự ra đời của các quỹ ETF, qua đó giải quyết bài toán tại các doanh nghiệp đã hết room ngoại. Trong vài năm trở lại đây, mức vốn hóa thị trường đã tăng thần tốc lên tới hơn 82% GDP, nhưng một lần nữa thị trường chứng khoán Việt Nam lại chịu thêm thách thức từ đại dịch Covid-19”. Những dấu hiệu phục hồi đã dần rõ ràng, tâm lí hoảng loạn của các nhà đầu tư cá nhân đã dần giảm đi, sắc xanh đang trở lại trên thị trường.

Với hơn 25 năm hình thành và phát triển có thể không phải là một khoảng thời gian không dài so với lịch sử của thị trường chứng khoán thế giới, tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã dần phát triển và định hình vai trò của mình với nền kinh tế nước nhà.

3.1.2 Thực trạng đầu tư của NĐT cá nhân trên TTCK

Có thể thấy giai đoạn đầu từ khi mới thành lập 2000-2006, số lượng nhà đầu tư tham gia còn chưa nhiều, dưới mức 100.000 tài khoản do thị trường còn mới và kém thu hút. Nhưng từ giai đoạn 2007 trở đi số lượng tài khoản nhà đầu tư tăng đáng kinh ngạc và đến năm 2021 số lượng tài khoản đã tăng đến hơn 3 triệu tài khoản.

(Nguồn: Việt Dũng - Tạp chí Tài chính, 2021)

Nội dung Mức điểm Điểm TB

1 2 3 4

Câu 1: Bạn tham gia trò chơi ở văn phòng và nhận được giải thưởng trị giá 2 triệu VND, bạn sẽ dùng

nó để

a. Mua nhu yếu phâm 1

3

2.77 b. Đem gửi vào tài khoản ngân hàng 1

7

c. Mua một vài cổ phiếu ^9

2^

d. Mua vé số 1

2 Câu 2: Mua một mã cổ

phiếu trị giá 100.000 VND, hai tuần sau giá nhảy lên 130.000VND,

a. Bán nó và thu lợi nhuận 1 7

3.05 b. Giữ và đợi cho đến khi giá tăng

hơn nữa

1 6 c. Bán một nửa để bù đắp chi phí và IT

Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới luôn đạt mức tăng kỷ lục qua các năm. Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), tháng cuối năm 2020, số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt hơn 63.000 tài khoản, mức tăng này làm cho số lượng tài khoản của NĐT cá nhân lên đến 2,72 triệu tài khoản. Cũng nhờ đó mà thị trường luôn giữ được mức thanh khoản cao, vốn hóa thị trường đạt sấp xỉ 84%GDP, thời điểm các tháng cuối năm 2020 thị trường cổ phiếu tăng trưởng gần gấp đôi so với trung bình năm trước, lên đến 14.700 tỷ đồng một phiên.

Hình 3.2 Số tài khoản mở mới trên TTCK

(Nguồn: Việt Dũng - Tạp chí Tài chính, 2021)

Thời điểm tháng 3/2021 số lượng tài khoản chứng khoán mở mới lại xác lập kỷ lục tăng mới là hơn 100.000 tài khoản, làm cho số lượng tài khoản mới trong quý đầu năm nay đạt mức gần 258.000 tài khoản, bằng sấp xỉ 64% số lượng tài khoản mới của năm 2019. Và tính tổng đến hết quý I năm 2020, theo trung tâm lưu ký chứng khoán, số lượng tài khoản của NĐT lên đến 3.029.408 tài khoản.

Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, không chỉ về số lượng mà chất lượng của NĐT cũng ngày một tăng cao. Bằng chứng qua số liệu về tài khoản chứng khoán của nhà

23

đầu tư có thể thấy TTCK đang trở nên ngày càng hấp dẫn đối với nhà đầu tư, là bộ phận không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh “TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế, có vai trò là kênh huy động vốn quan trọng liên thông với các thị trường tài chính quốc tế. Đặc biệt tự hào là trong đại dịch COVID-19 vừa qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những TTCK hồi phục nhanh nhất thế giới”.

3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu mức ngại rủi ro của NĐT cá nhân trên thịtrường chứng khoán Việt Nam trường chứng khoán Việt Nam

Mức ngại rủi ro được xác định thông qua hai yếu tố là mức độ yêu thích rủi ro và khả năng chấp nhận rủi ro. Vậy nên, để phân tích tổng thể về mức ngại rủi ro của NĐT, em chia thành hai phần: phân tích về mức độ yêu thích rủi ro của NĐT trên TTCK và khả năng chấp nhận rủi ro của NĐT trên TTCK, sau khi có kết quả phân tích từng phần, số liệu được tổng hợp lại để phân tích tổng thể mức ngại rủi ro của NĐT cá nhân trên TTCK.

3.2.1 Mức độ yêu thích rủi ro của NĐT cá nhân trên TTCK

Bảng khảo sát về mức độ yêu thích rủi ro của NĐT là bảng khảo sát gồm 10 câu hỏi tình huống, được trình bày ở phụ lục 1. Với mỗi câu trả lời ở mỗi câu hỏi, NĐT thu được số điểm từ 1 đến 4 điểm. Với thang đo này, số điểm càng cao, thể hiện mức độ yêu thích rủi ro của NĐT càng cao.

bạn quyết định giữ phần còn lại

d. Mua thêm cổ phiếu 5

7

Câu 3:Vào những ngày thị trường chứng khoán

tăng vọt bạn

a. Ít chú ý 7

3.0 3 b. Cảm thấy vui vì bạn không tham

gia thị trường vì nó biến động quá nhiều

2 6 c. Ước rằng đã đầu tư nhiều hơn 57 d. Gọi cho người tư vấn tài chính

của mình và yêu cầu đưa ra khuyến nghị

4 4

Câu 4: Bạn đang đang đặt một gói du lịch và có thể

chốt ở mức giá 2 triệu VND mỗi ngày hoặc đặt chỗ ở chế độ chờ và mức giá có thể từ 1 triệu đến 4 triệu mỗi ngày. Bạn sẽ

a. Đặt chỗ ở chế độ chờ và thực hiện bảo hiểm cho kỳ nghỉ này vì bạn là người hỗ trợ của nhà điều hành tour

9

2.6 4 b. Chốt mức giá cố định 2 triệu 7

8

c. Tham khảo ý kiến về tình trạng sẵn có của gói từ những người đi trước

59 d. Tận dụng cơ hội với chế độ chờ 7

8

Câu 5: Khi nhắc đến từ rủi ro, từ nào sau đây hiện

lên trong tâm trí của bạ

a. Rùng mình sợ hãi ~ 5 3.0 5 b. Sự thua lỗ 7 2 c. Sự không chắc chắn 7 8 d. Cơ hội 7 9 Câu 6: Bạn đang làm giám đốc điều hành tại một công ty đang phát triển nhanh, bạn được phép mua 2% cổ phần

công ty với giá 50.000/CP. Công ty thuộc

sở hữu tư nhân (không

a. Mua một lượng nhỏ cổ phiếu 7 7

2.4 b. Mua một nửa số cổ phiếu "

6

c. Mua tất cả số cổ phiếu 7

9

d. Mua tất cả số cổ phiếu và mua thêm nếu được chủ sở hữu cho phép

2 1

giao dịch trên thị trường mở). Chủ sở hữu công ty

muốn bán nó, bạn sẽ

Câu 7: Neu phải đầu tư 10.000 USD, lựa chọn nào sau đây bạn cảm thấy

hấp dẫn nhất

a. 60% vào khoản đầu tư rủi ro thấp, 30% vào khoản đầu tư có rủi ro trung bình và 10% vào khoản đầu tư có rủi ro cao

16

2.5 1 b. 30% vào khoản đầu tư rủi ro thấp,

40% vào khoản đầu tư có rủi ro trung bình và 30% vào khoản đầu tư có rủi ro cao

5 2 c. 10% vào khoản đầu tư rủi ro thấp,

40% vào khoản đầu tư có rủi ro trung bình và 50% vào khoản đầu tư có rủi ro cao

47

d. 30% vào khoản đầu tư có rủi ro trung bình và 70% vào khoản đầu tư có rủi ro cao

1 9

Câu 8: Bạn muốn đưa ai đó đi ăn tối ở một thành phố mới, làm thế nào để bạn tìm kiếm quán ăn

a. Đến thành phố đó trước thời điểm

hẹn để khảo sát 11

2.4 8 b. Đọc các bài đánh giá về các quá

ăn trên mạng 65

c. Hỏi người quen xem họ có biết

địa điểm nào phù hợp không 41

d. Hỏi 1 người bạn, người này đã ăn ở ngoài nhiều nhưng mới đến thành phố này chưa được bao lâu.

1 7 Câu 9: Mô tả đúng về

phương châm sống của bạn

a. Mọi điều tốt đẹp sẽ đến với người

đang chờ đợi 21 2.9

7 b. Quan sát trước khi hành động 7

8

c. Cứ làm đi 39 d. Không có gan thì sẽ không có

vinh quang

5 6

Câu 10: Thái độ đối với tiền của bạn

a. Là tiền mặt và chỉ mang theo 16

2.85 b. 1$ tiết kiệm được là 1$ kiếm

được 19

c. Phải tiêu tiền để kiếm tiền

ɪ

d. Bất cứ khi nào có thể, tận dụng

tiền của người khác 31

Tổng cộng 27.75

(Nguồn: Tổng hợp KQKS và xử lý dữ liệu trên Excel của tác giả, 2021)

Tổng hợp kết quả đánh giá của 134 NĐT cá nhân trên TTCK có tổng số điểm trung bình là: 27.75 điểm nằm trong khoảng 23-32 điểm thuộc nhóm có mức độ yêu thích rủi ro trên trung bình, có nghĩa NĐT là người có một phần hiếu thắng, sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu bạn nghĩ rằng cơ hội đó có khả năng thu được lợi nhuận. Điều này cũng có thể thấy qua kết quả điểm của từng câu hỏi, số điểm trung bình của các câu hỏi đều giao động từ 2.4 cho đến trên 3.

Mức độ yêu thích rủi ro là yếu tố phụ thuộc vào tâm lý chủ quan của NĐT, những yếu tố tâm lý này có thể kể đến như sở thích, hay tính cách, những yếu tố nội tại bên trong của mỗi NĐT. Mỗi NĐT có tính cách, sở thích khác nhau nên mức độ yêu thích rủi ro cũng cao, thấp khác nhau. Nhưng qua khảo sát cho thấy, mức độ yêu thích rủi ro của NĐT trên TTCK ở mức không thấp, trên mức trung bình.

Một số hành vi tâm lý điển hình của NĐT khi tham gia TTCK là tâm lý hối tiếc, tâm lý sợ thua lỗ, tâm lý đám đông, tâm lý lạc quan thái quá hay tâm lý tự tin thái quá. Những hành vi này đều tác động đến mức độ yêu thích rủi ro của NĐT.

Đối với những người yêu thích mức độ rủi ro cao họ thường chọn Mua một vài cổ phiếu; hay mua vé số thay vì gửi NH hay dùng tiền đó để mua nhu yếu phẩm. Và với những NĐT yêu thích mức độ RR thì họ cũng sẵn sàng mua thêm CP nếu như giá CP đang tăng, thay vì chọn giải pháp an toàn như các NĐT khác là bán và chốt lời; Bán một nửa để bù đắp chi phí và giữ phần còn lại. Các NĐT cũng thường xuyên theo dõi TTCK vì họ yêu thích mức độ RR và tham gia đầu tư, khi TTCK

biến động thì tâm lý của họ sẽ Gọi cho người tư vấn tài chính của mình và yêu cầu đưa ra khuyến nghị để lựa chọn các quyết định đầu tư hợp lý. Và những NĐT yêu thích mức độ RR cao họ luôn tận dụng thời cơ và cơ hội tốt hơn những NĐT yêu thích mức độ RR thấp. Và họ tin rằng trong RR sẽ có cơ hội để họ kiếm tiền. Và những NĐT yếu thích mức độ RR cao họ sẽ sẵng sàng bỏ 30% vào khoản đầu tư có rủi ro trung bình và 70% vào khoản đầu tư có rủi ro cao vì phương trâm sống của những NĐT này là “Không có gan thì sẽ không có vinh quang” và họ luôn tận dụng tiền của người khác bất cứ lúc nào để sinh lời.

Một phần của tài liệu 120 đánh giá mức ngại rủi ro của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w