Nguồn thông tin vay vốn được cung cấp cho hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã quang sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 50)

Tiêu thức Tỷ lệ ý kiến (%)

Chính quyền phường, xã 46,67

Phương tiện thông tin đại chúng (xem tivi, nghe đài, đọc báo…) 13,33

Người thân, bạn bè 33,33

Mạng Internet 6,67

Tổng 100,00

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Theo kết quả thống kê ở bảng 4.15 ta thấy được những thông tin mà các hộ vay vốn được cung cấp chính quyền địa phương là cao nhất chiếm 46,67%, từ người thân, bạn bè là 33,33% và do phương tiện thông tin đại chúng là 13,33% và thông tin từ mạng Internet là 6,67%. Qua kết quả này cho thấy các tổ chức tín dụng còn yếu trong việc cung cấp thông tin vay vốn cho nông hộ nên người nông dân họ không biết thông tin gì để tiếp cận với các tổ chức tín dụng này nhiều.

4.3.6. Đánh giá của người dân về mức độ hài lòng

Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chính sách tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay qua bảng sau:

Bảng 4.12: Mức độ hài lòng của người dân về tiếp cận ngân hàng Nội dung đánh giá

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Bình quân Kết luận

Nơi ngồi chờ giải quyết

công việc có đủ chỗ ngồi 7 17 6 0 0 4,03

Hài lòng Trang thiết bị phục vụ

người dân đầy đủ 6 15 7 2 0 3,83

Hài lòng Trang thiết bị phục vụ

người dân hiện đại 2 12 10 6 0 3,33

Bình thường Trang thiết bị phục vụ người dân dễ sử dụng 2 12 15 1 0 3,50 Hài lòng

42

Qua bảng trên ta thấy người dân khá hài lòng với nơi ngồi chờ giải quyết công việc. Về trang thiết bị phục vụ đa số người dân hài lòng nhưng vẫn có một số hộ không hài lòng về trang thiết bị hiện đại vì người dân có trình độ học vấn thấp nên sẽ rất khó khăn trong việc sử dụng thiết bị hiện đại.

Bảng 4.13: Mức độ hài lòng của người dân về thủ tục ngân hàng Nội dung đánh giá

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Bình quân Kết luận Thủ tục hành chính được

niêm yết công khai đầy đủ 3 20 6 1 0 3,83

Hài lòng Thủ tục hành chính được

niêm yết công khai chính xác 6 18 6 0 0 4,00

Hài lòng Thành phần hồ sơ mà Ông/Bà phải nộp là đúng quy định 6 15 8 1 0 3,87 Hài lòng Mức phí/lệ phí hồ sơ mà Ông/Bà phải nộp là đúng quy định 0 14 16 0 0 3,47 Hài lòng Thời hạn giải quyết ghi

trong giấy hẹn (tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ đến ngày trả kết quả) là đúng quy định

0 11 15 4 0 3,23 Bình

thường

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Qua thống kê ở bảng 4.13 ta thấy người dân đánh giá cao nhất ở hài lòng với các thủ tục hành chính được niêm yết công khai đầy đủ, chính xác. Về mức phí/lệ phí hồ sơ phải nộp là đúng quy định người dân đánh giá ở mức độ trung bình. Về thời hạn giải quyết ghi trong giấy hẹn người dân đánh giá chủ yếu ở mức độ bình thường nhưng bên cạnh đó vẫn có một số hộ đánh giá mức độ không hài lòng vì ngân hàng vẫn trễ hẹn so với giấy hẹn khi giải quyết ghi trong giấy hẹn.

43

Bảng 4.14: Mức độ hài lòng của người dân về cán bộ ngân hàng

Nội dung đánh giá

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Bình quân Kết luận Cán bộ NH có thái độ giao tiếp lịch sự 2 20 8 1 0 3,80 Hài lòng Cán bộ NH chú ý lắng

nghe ý kiến của người dân/đại diện tổ chức

0 8 18 4 0 3,13 Bình

thường Cán bộ NH trả lời, giải

thích đầy đủ các ý kiến của người dân/đại diện tổ chức

0 5 20 5 0 3,00 Bình

thường Cán bộ NH hướng dẫn

kê khai hồ sơ tận tình, chu đáo

0 4 21 5 0 2,97 Bình

thường Cán bộ NH hướng dẫn

kê khai hồ sơ dễ hiểu 0 9 19 2 0 3,23

Bình thường Cán bộ NH tuân thủ

đúng quy định trong giải quyết công việc

0 11 13 6 0 3,17 Bình

thường

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Ta thấy thái độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng cũng được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ nông dân. Thực tế, đa số các hộ tiếp cận thông tin vốn vay và lựa chọn phương thức vay là nhờ vào sự gợi ý của cán bộ tín dụng trên cơ sở xem xét phương án sản xuất và điều kiện của hộ. Do đó, qua bảng trên ta thấy mức độ hài lòng của người dân về cán bộ ngân hàng chiếm tỷ lệ cao. Các chủ hộ có trình độ học vấn thấp nên thường gặp khó khăn trong khả năng làm đơn vì vậy cán cộ NH hướng dẫn người dân kê khai hồ sơ tận tình, chu đáo, dễ hiểu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại mức độ không hài lòng bởi các cán bộ tín dụng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng họ lại chưa hiểu rõ đời sống của người nông dân.

44

Bảng 4.15: Mức độ hài lòng của người dân về kết quả khoản vay Nội dung đánh giá Rất hài

lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Bình Quân Kết luận

Kết quả khoản vay mà Ông/Bà nhận được là phù hợp với nguyện vọng

1 8 4 17 0 2,77 Bình

thường

Kết quả khoản vay mà Ông/Bà nhận được hợp đồng có thông tin đầy đủ

0 14 16 1 0 3,47 Hài lòng Kết quả mà Ông/Bà nhận được hợp đồng có thông tin chính xác 0 12 16 2 0 3,33 Bình thường

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Qua điều tra mẫu cho thấy các hộ thường xuyên vay vốn tại ngân hàng CSXH và lại chủ yếu là các hộ nghèo, hộ làm nông nghiệp, thiếu vốn sản xuất, vay vốn để phục vụ con em ăn học và đầu tư sản xuất nhỏ lẻ. Nhưng lượng vốn được vay thấp nên để đầu tư kinh doanh lớn thì không được đáp ứng. Do đó, số hộ đánh giá mức độ không hài lòng về kết quả khoản vay chiếm tỷ lệ cao nhất. Về thông tin khoản vay trong hợp đồng có thông tin đầy đủ chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức độ hài lòng là 3,47. Về kết quả hợp đồng có thông tin chính xác chiếm 3,33 mức độ bình thường của người dân.

45

Bảng 4.16: Mức độ hài lòng của người dân về tiếp nhận, xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị

Nội dung đánh giá Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Bình quân Kết luận Ngân hàng có bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức 0 4 22 4 0 3,00 Bình thường Ông/Bà dễ dàng thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị 0 4 18 8 0 2,87 Bình thường Ngân hàng tiếp nhận và xử lý tích cực các góp ý, phản ánh, kiến nghị của Ông/Bà 0 2 18 10 0 2,73 Bình thường Ngân hàng thông báo

kịp thời kết quả xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị cho Ông/Bà 0 3 21 6 0 2,90 Bình thường

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Qua bảng trên ta thấy được người dân đa số đánh giá mức độ bình thường về các bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những ý kiến không hài lòng vì người dân vẫn rụt rè chưa giám nêu lên ý kiến, đóng góp của mình về những khúc mắc và những điều chưa hài lòng đối với ngân hàng. Về việc ngân hàng tiếp nhận và xử lý tích cực các góp ý, phản ánh, kiến nghị người dân đánh giá ở mức trung bình, ngoài ra vẫn có ý kiến không hài lòng bởi người dân nêu ra những đóng góp ý kiến nhưng ngân hàng vẫn chưa quan tâm đến họ. Do vậy, cần lắng nghe những đóng góp của dân nhiều hơn để hiểu được nỗi lo ngại của dân về vay vốn và từ đó tìm ra các giải pháp để khắc phục.

46

Bảng 4.17: Ý kiến của người dân để nâng cao khả năng tiếp cận vốn ưu đãi trong thời gian tới

Nội dung Số lượng Tỷ lệ

Mở rộng các hình thức thông tin để người dân dễ dàng tiếp

cận vốn tín dụng 23 25,56

Cải thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người

dân tại Ngân hàng 1 1,11

Tiến tục đơn giản hoá các thủ tục 22 22,44 Tăng cường niêm yết công khai, minh bạch thủ tục 0 0,00 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết

thủ tục 0 0,00

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục 12 13,33 Giảm phí/lệ phí giải quyết thủ tục 0 0,00 Cải thiện thái độ giao tiếp của ngân hàng 0 0,00 Cải thiện tinh thần phục vụ của ngân hàng 6 6,67 Nâng cao năng lực giải quyết công việc của cán bộ ngân hàng 14 15,56 Tiếp cận, giải quyết tốt các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị

của người dân 12 13,33

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Qua nghiên cứu ý kiến đánh giá cho thấy người dân quan tâm đến 3 vấn đề tiêu biểu. Về mở rộng các hình thức thông tin để người dân dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng cần phải phát huy vai trò tích cực của các cơ quan chức năng địa phương, để có những chính sách đồng bộ giúp đỡ nông dân trong việc tiếp cận với tín dụng dễ dàng, thuận lợi hơn. Bên cạnh đó điều quan trọng là phải có những chương trình, chính sách đào tạo cho nông dân cách sử dụng vốn hiệu quả. Về thủ tục vay vốn các hộ nông dân được hỏi đã trả lời là phức tạp. Còn có nhiều loại giấy tờ phức tạp trong khi trình độ văn hóa của người hạn chế, nhiều người ít va chạm với các thủ tục giấy tờ ngân hàng. Vậy để bảo

47

đảm việc cho vay tốt đến hộ nông dân, công tác tín dụng cần phải được củng cố, đáp ứng được việc giúp cho các hộ nông dân tiếp cận được với tín dụng có hiệu quả. Về năng lực giải quyết công việc của cán bộ ngân hàng có khá ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ nông dân. Do vậy, cần thường xuyên làm tốt công tác giám sát, không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ ngân hàng.

4.3.7. Đánh giá chung tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo từ NHCSXH nghèo từ NHCSXH

Trên cơ sở tình hình hộ nông dân vay vốn thực tế tại địa phương, khảo sát, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân và tham khảo ý kiến đánh giá của hộ về sử dụng vốn vay cùng với một số nhận xét của cán bộ tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiên cứu thì tôi có một vài đánh giá sau:

- Vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đã tiếp cận tới các hộ nghèo, đến tận vùng sâu, vùng xa, thôn, xóm, bản, làng, nhiều chương trình tín dụng, nhiều đối tượng vay vốn, với thủ tục nhanh gọn, thuận tiện phục vụ bà con tại chỗ, tại điểm giao dịch đặt tại UBND xã giúp bà con giảm bớt khó khăn về thời gian, chi phí đi lại đỡ tốn kém. Vốn vay đã giúp nông dân chủ nguồn tài chính để mua sắm công cụ sản xuất, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, chi phí học tập và đời sống sinh hoạt do đó đã phòng ngừa và hạn chế cho vay nặng lãi, bán lúa non tồn tại lâu đời trong nông thôn.

- Thông qua chính sách cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được trợ giúp một phần chi phí sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần giảm giá thành sản suất, và nâng cao giá trị sản phẩm, giúp người dân nâng cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Vốn vay ưu đãi đã làm thay đổi nhận thức về tín dụng chính sách và làm chuyển biến ý thức sử dụng vốn vay của người nghèo về việc (có vay có trả), người dân không còn ỷ lại nhà nước.

48

- Trình độ học vấn người dân thấp không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến pháp luật, ít có cơ hội kiếm việc làm tốt ổn định ảnh hưởng đến thu nhập.

- Đồng bào dân tộc thiểu số thường không có điều kiện tiếp cận thông tin do đó ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại. Sản xuất tự cung tự cấp là chính, chưa có khái niệm về sản xuất hàng hoá, bán các sản phẩm làm ra nhưng chưa qua chế biến nên giá trị thấp, sản phẩm làm ra chưa suất phát từ nhu cầu thị trường.

- Tâm lý người nông dân rất sợ rủi ro, không giám vay vốn nhiều để đầu tư sản xuất kinh doanh và họ rất lúng túng, lo sợ khi có bệnh dịch xảy ra. Người dân có xu hướng chỉ muốn nhanh trả nợ rồi không vay nữa, dùng vốn tự có cho an toàn nên việc đầu tư mở rộng sản xuất chưa lớn, chưa phát triển có quy mô tương xứng với tiềm năng.

4.4. Một số giải pháp giúp hộ nghèo có khả năng tốt hơn trong tiếp cận vốn tín dụng chính thức vốn tín dụng chính thức

Nguồn vốn tín dụng phục vụ cho nông nghiệp nông thôn giữ vai trò như là một cơ chế quan trọng giúp hộ vượt qua những cú sốc về thu nhập và do đó là công cụ hiệu quả cải thiện cuộc sống của hộ. Vì vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý, quy định và giám sát nhằm tạo động lực đầu tư vào lĩnh vực này trong khi vẫn tập trung hỗ trợ các hộ nghèo là giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân, đồng thời sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của các tổ chức tín dụng trong khu vực giàu tiềm năng này.

4.4.1. Giải pháp đối với nhà nước

Các chính sách của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển kinh tế hộ nói chung và đó cũng là nhân tố tác động mạnh mẽ đến năng lực tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thống. Trước hết là các chính sách về đất đai cần được thực hiện nhanh và mạnh hơn nữa, đặc biệt

49

là thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, mua bán đất... cần được nhanh và gọn nhẹ. Bởi lẽ đất đai là tài sản quan trọng nhất để thế chấp trong quá trình vay vốn từ các tổ chức tín dụng nói chung và từ tổ chức tín dụng chính thống nói riêng.

Kinh tế hộ nông dân, tự bản thân nó đã rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Bởi vậy, các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân vay vốn cần được quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện cho hộ nông dân vay với lãi suất thấp, thời hạn vay dài hơn và có thể đa dạng hóa các hình thức trả nợ sẽ là điều kiện tốt nhằm nâng cao năng lực tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân nói chung và các hộ nông dân xã Quang Sơn nói riêng.

Các tổ chức tín dụng chính thống mở rộng phạm vi hoạt động trên địa bàn nông thôn sẽ làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn của hộ. Để làm được điều đó, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi đối với các tổ chức tín dụng chính thống khi mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ nông dân.

4.4.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương có vai trò hết sức quan trọng trong đầu tư tín dụng chính thống đối với hộ sản xuất. Từ việc xác định dự án phát triển kinh tế xã hội đến xét duyệt cho vay, đôn đốc và xử lý các trường hợp vi phạm chế tài tín dụng đều liên quan đến chính quyền địa phương. Thực tế cho thấy các tổ chức tín dụng chính thống nào duy trì tốt mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương thì quy mô tín dụng ngày càng mở rộng, hiệu quả tín dụng được nâng lên. Nhận thức rõ điều đó nên trong những năm qua, chính quyền xã Quang Sơn đã rất chú trọng đến vấn đề này. Điều đó đã không những góp phần không nhỏ tới sự thành công trong công tác tín dụng chính thống, mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã quang sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)