Thông tin của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã quang sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 45 - 47)

Chỉ tiêu ĐVT BQ chung

1. Số hộ điều tra Hộ 30,00

2. BQ nhân khẩu/ hộ Nhân khẩu 4,30

3. BQ lao động/hộ Lao động 2,37 4. BQ nhân khẩu/lao động Lần 1,81 5. Trình độ VH chủ hộ - Tiểu học % 40,00 THCS % 40,00 THPT % 20,00

(Nguồn: UBND xã Quang Sơn, năm 2018)

Lao động trong gia đình là một lực lượng quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Đây là lực lượng chính tạo nên thu nhập của hộ. So với các ngành khác thì lao động nông nghiệp có thu nhập thấp hơn rất nhiều. Qua điều tra ta thấy, bình quân có 2,37 lao động trên mỗi hộ. Từ đó cho thấy số lao động trên hộ quá ít, lao động là đối tượng tạo ra thu nhập của hộ. Số lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của hộ, thiếu lao động là một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nghèo đói trên địa bàn xã. Trong lúc đó, bình quân nhân khẩu/lao động của 30 hộ là 1,81 nhân khẩu/1 lao động, tương đương với 1 lao động thì có 1,81 người ăn theo đó là một con số khá lớn gây áp lực lên mỗi lao động. Lao động/khẩu càng nhiều thì số lượng người ăn theo ít và có cơ hội để tạo ra thu nhập của gia đình nhiều hơn. Qua đó có thể thấy các hộ đói nghèo thường là những hộ có số lượng lao động ít, số người ăn theo nhiều.

Việc nâng cao trình độ và chất lượng của lao động trong tương lai cần được tiến hành thường xuyên, liên tục vì vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn đi vay và nâng cao thu nhập của các nông hộ.

37

4.3.2. Cơ cấu phân bố nguồn vốn cho các tổ chức chính trị - xã hội

Hình 4.1: Sơ đồ tóm tắt quy trình vay vốn ưu đãi đối hộ nghèo

Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên xã là tổ chức Đoàn thể phụ trách trực tiếp của Ngân hàng CS - XH. Các tổ chức phân chia quản lý phụ trách vay vốn các thôn trong xã, tùy theo số lượng thôn nhiều hay ít của từng xã. Ngoài ra còn có các tổ trưởng tổ vay vốn của từng thôn chịu trách nhiệm quản lý, thu lãi của hội viên trong tổ.

Các tổ chức Đoàn thể này có vai trò rất quan trọng, họ là những tổ chức chịu trách nhiệm với các tổ chức, chương trình tín dụng về hộ vay vốn (và cũng là người đảm bảo quyền lợi cho các hộ vay vốn). Các Đoàn thể xã hội xem xét điều kiện vay vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thu hồi vốn vay, thu hồi lãi suất…

Các tổ chức này được ví như “cánh tay vươn dài” của ngân hàng với nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau trong quá trình tiếp cận tín dụng của hộ đặc biệt là hộ nghèo. Các tổ chức này đống vai trò trung gian giữa ngân hàng và các hộ nông dân, đồng thời cũng tham gia trong quy trình từ khâu hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn đến đôn đốc thu hồi nợ.

Ngân hàng CSXH

Hội phụ nữ Hội cựu chiến

binh

Hội nông dân Đoàn thanh

niên

Tổ tiết kiệm vay vốn

Tổ tiết kiệm vay vốn

Tổ tiết kiệm vay vốn

Tổ tiết kiệm vay vốn

38

Tại xã Quang Sơn, các tổ chức Đoàn thể này hoạt động đạt hiệu quả khá cao về các chương trình tín dụng.

4.3.3. Nhu cầu tiếp cận nguồn vốn của hộ

Kết quả điều tra của 30 hộ về nhu cầu vay vốn của hộ trên địa bàn xã Quang Sơn thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã quang sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)