Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã quang sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 59 - 61)

Tất cả các ngân hàng trên thế giới, kể cả các ngân hàng ở các nước phát triển và các nước đang phát triển thì hoạt động cho vay vốn tín dụng vẫn là hoạt động chính yếu mang lại thu nhập cho các ngân hàng, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy tăng cường, mở rộng hoạt động cho vay vốn tín dụng ngân hàng là điều rất cần thiết. Ngoài việc tăng cường cho vay vốn tín dụng đối với các đối tượng khách hàng chính của các ngân hàng, ngân hàng cũng phải đa dạng hóa các loại hình cho vay vốn tín dụng, mở rộng được mối quan hệ với khách hàng. Các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn có tiềm năng lớn, là nơi tập nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên bản thân các tổ chức tín dụng đã xác định rõ quan điểm cho mình, đó là:

- Cho vay vốn tín dụng phải đi đôi với đảm bảo chất lượng cho vay. Muốn vậy các tổ chức tín dụng phải luôn bám sát định hướng phát triển kinh doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài những khách hàng truyền thống, các tổ chức tín dụng còn đẩy mạnh chiến lược tìm kiếm khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng mới nhằm mục tiêu đa dạng hóa danh mục khách hàng.

51

- Các tổ chức phải lấy hiệu quả xuất kinh doanh của khách hàng làm tiêu chí để thực hiện cho vay vốn tín dụng. Do đó, các tổ chức tín dụng phải luôn theo dõi, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, kề vai sát cánh cùng khách hàng trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn để tìm ra giải pháp cho họ.

- Thực hiện cho vay vốn tín dụng phải phù hợp với tấc độ tăng trưởng của nền kinh tế, bám sát các định hướng, chiến lược phát triển của huyện và của tỉnh.

- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh chiến lược chính sách khách hàng thông qua công tác tiếp thị, chính sách lãi suất, trên tinh thần nguyên tắc an toàn, hiệu quả, tinh thần thái độ phục vụ cùng với uy tín của ngân hàng nhằm thu hút được nhiều khác hàng với tổ chức tín dụng.

- Các tổ chức tín dụng chính thức cần cải tiến thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ người dân, tránh tình trạng hộ nông dân phải đi lại nhiều lần và chờ đợi quá lâu. Bên cạnh đó việc tăng quy mô vốn vay trung và dài hạn đối với các hộ hoạt động hiệu quả là cần thiết. Ngoài ra, cơ chế cho vay bằng hiện vật như giống, phân bón, thức ăn gia súc.... cho nông dân cần được khuyến khích để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Các tổ chức tín dụng chính thức cũng cần có một cơ chế lãi suất hợp lý, mềm dẻo cho phù hợp với từng dối tượng vay.

- Kéo dài thời gian cho vay: Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải có biện pháp kéo dài thời gian cho vay cho đối với các hộ dân, vì phần lớn hộ dân làm nông nghiệp vay về phục vụ sản xuất như chăn nuôi, trồng trọt. Thời hạn cho vay một năm quá ngắn đối với họ. Không đủ thời gian quay vòng vốn. Đây là một khó khăn và trở ngại khiến nhiều người dân e ngại khi tham gia vay vốn.

52

- Tăng mức cho vay: Tạo điều kiện cho người dân được vay vốn chính thức là điều mà Đảng và nhà nước cần phải quan tâm, nhưng tăng mức cho vay cũng rất quan trọng. Vì nhiều hộ muốn vay vốn để phát triển kinh tế lớn cũng như muốn thay đổi tư duy làm ăn nhỏ lẻ, manh mún.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã quang sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)