Kết quả giảm nghèo của xã Quang Sơn giai đoạn 2016-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã quang sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41 - 45)

STT Thôn 2016 2017 Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo 1 Bãi Cọ 11,53 0,00 9,09 1,82 2 Đồng Chuỗng 17,54 0,00 13,56 3,39 3 Đồng Thu 1 3,64 3,64 5,26 3,51 4 Đồng Thu 2 6,45 4,84 4,62 4,62 5 La Giang 1 1,64 4,92 3,17 4,76 6 La Giang 2 12,50 0,00 10,61 0,00 7 Lân Đăm 35,42 0,00 34,00 0,00 8 Lân Tây 5,97 0,00 5,88 0,00 9 La Tân 7,25 5,80 5,63 7,04 10 Na Lay 0,00 0,00 0,00 0,00 11 Na Oai 11,76 0,00 9,43 0,00 12 Trung Sơn 34,48 18,97 33,33 18,33 13 Viến Ván 2,13 4,26 2,08 4,17 14 Xuân Quang 1 17,31 0,00 12,96 0,00 15 Xuân Quang 2 0,00 0,00 0,00 0,00 Tổng 11,02 2,96 9,86 3,33

33

Qua bảng cho ta thấy tỉ lệ hộ nghèo qua 2 năm có sự giảm nhẹ. Năm 2016 tổng số hộ nghèo toàn xã là 118 hộ trong đó hộ nghèo chiếm tỷ lệ 11,02%, còn hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 2,96%. Năm 2017 tổng số nghèo toàn xã là 115, trong đó hộ nghèo chiếm 9,86% tăng 1,16% so với năm 2016. Hộ cận nghèo chiếm 3,33% tăng 0,37% so với năm 2016.

4.2.2. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại địa phương

UBND xã Quang Sơn tiếp tục xác định giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng trong việc chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của xã giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Trong 3 năm qua, việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ người nghèo đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập; tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận trực tiếp các dịch vụ xã hội; nâng cao năng lực và nhận thức cho người nghèo kết quả cụ thể như sau:

* Chính sách vốn vay tín dụng ưu đãi cho người nghèo:Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ đã phối hợp với chính quyền địa phương và các Hội, đoàn thể đã triển khai cung cấp tín dụng ưu đãi

* Hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo:Thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, giúp người nghèo có được tay nghề cần thiết, từ đó một bộ phận hộ nghèo có việc làm tại chỗ và cải thiện thu nhập, góp phần giảm nghèo

* Hỗ trợ về y tế cho người nghèo: Trong 3 năm toàn xã 100% hộ nghèo được cấp thẻ BHYT.

* Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: Đây là chính sách tích cực nhằm giúp cho con em hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện đến trường. Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, chính sách hỗ trợ chi phí học tập, chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa và các khoản đóng góp khác.

34

nhà ở cho hộ nghèo, năm 2017 hỗ trợ xây mới 03 nhà, năm 2018 hỗ trợ xây mới 01 nhà ở cho hộ nghèo.

* Các hỗ trợ khác: trong 3 năm chi hỗ trợ tiền điện cho 214 hộ với số tiền là trên 118 triệu.

* Hỗ trợ nông cụ sản xuất: năm 2016 hỗ trợ giống ngô, phân bón với tổng kinh phí 100 triệu đồng. Năm 2017 hỗ trợ giống ngô, phân bón với tổng kinh phí 45,5 triệu đồng. Năm 2018 hỗ trợ nông cụ sản xuất với tổng kinh phí 25,3 triệu đồng.

4.2.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Điểm mạnh

- Được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo và có nhiều cơ chế chính sách

- Trên địa bàn xã có nhiều kênh thông tin đại chúng như đài phát thanh, báo, tivi… luôn tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách của CP về các chương trình tín dụng ưu đãi đến người dân, tạo điều kiện để người dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi nhanh nhất, thuận lợi nhất.

- Ý thức người dân càng ngày được cải thiện rõ rệt.

Điểm yếu

- Các hộ nghèo có trình độ văn hoá thấp không chủ động (vì: thiếu thông tin về cách thức phương tiện nguồn vốn, không có khả năng làm các thủ tục vay).

- Không có điều kiện tiếp cận với thông tin do đó có ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại.

- Đa số các hộ nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể, hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn và cuối cùng sẽ làm cho họ nghèo hơn.

- Một bộ phận người nghèo có tâm lý ỷ lại, chưa tích cực chủ động vươn lên thoát nghèo.

- Người dân chưa tự tin vay vốn để đầu tư sản xuất sợ bị rủi ro.

35

Cơ hội

- Vốn tín dụng của NHCSXH đã tiếp cận với tất cả các hộ nghèo, đến tận vùng sâu vùng xa, thôn bản, nhiều chương trình tín dụng, với thủ tục vay ngắn gọn, thuận tiện phục vụ bà con tại chỗ.

- Thời gian cho vay phù hợp với phuong thức sản xuất hộ nghèo. Đa số hộ nghèo dùng vốn vay vào sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Thời gian từ khi bắt đầu đến khi thu hoạch được vào khoảng 3 đến 5 năm. Đây sẽ là thời điểm hợp lí để họ bán sản phẩm để thu tiền trả nợ gốc cho Ngân hàng.

Thách thức

- Nguồn vốn dành cho chương trình này rất lớn, tuy nhiên nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh, huyện tham gia lại quá ít, mặc dù hội đồng nhân dân các tỉnh đã có nghị quyết về việc mỗi năm ngân sách tỉnh sẽ chuyển về một số tiền nhất định phù hợp với tình hình ngân sách mỗi tỉnh cho NHCSXH tỉnh để lập quỹ cho vay hộ nghèo ở địa phương, nhưng việc thực hiện chuyển vốn lại không đầy đủ, không kịp thời.

- Trong khuôn khổ của dự án tín dụng ưu đãi thuộc chương trình XĐGN quốc gia, khả năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều. Song vẫn còn khaá nhiều người nghèo, đặc biệt là người rất nghèo không có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng.

4.3. Cách tiếp cận nguồn vốn tín dụng và đánh giá của người dân về mức độ hài lòng

4.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Qua điều tra 30 hộ, ta thấy tình hình nhân khẩu/hộ không cao. Trung bình có 4,3 nhân khẩu/hộ. Trình độ của chủ hộ vẫn đang còn hạn chế, qua bảng số liệu ta thấy số chủ hộ có trình độ văn hóa Tiểu học chiếm 40%; THCS chiếm 40%; chỉ có 20% có trình độ văn hóa THPT, đó là khó khăn cho các hộ trong công tác XĐGN. Không có kiến thức thì người dân gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định các kế hoạch làm ăn, việc tiếp thu và tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng sẽ khó khăn hơn các hộ khác.

36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã quang sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)