Đánh giá chung tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã quang sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 56 - 57)

nghèo từ NHCSXH

Trên cơ sở tình hình hộ nông dân vay vốn thực tế tại địa phương, khảo sát, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân và tham khảo ý kiến đánh giá của hộ về sử dụng vốn vay cùng với một số nhận xét của cán bộ tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiên cứu thì tôi có một vài đánh giá sau:

- Vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đã tiếp cận tới các hộ nghèo, đến tận vùng sâu, vùng xa, thôn, xóm, bản, làng, nhiều chương trình tín dụng, nhiều đối tượng vay vốn, với thủ tục nhanh gọn, thuận tiện phục vụ bà con tại chỗ, tại điểm giao dịch đặt tại UBND xã giúp bà con giảm bớt khó khăn về thời gian, chi phí đi lại đỡ tốn kém. Vốn vay đã giúp nông dân chủ nguồn tài chính để mua sắm công cụ sản xuất, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, chi phí học tập và đời sống sinh hoạt do đó đã phòng ngừa và hạn chế cho vay nặng lãi, bán lúa non tồn tại lâu đời trong nông thôn.

- Thông qua chính sách cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được trợ giúp một phần chi phí sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần giảm giá thành sản suất, và nâng cao giá trị sản phẩm, giúp người dân nâng cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Vốn vay ưu đãi đã làm thay đổi nhận thức về tín dụng chính sách và làm chuyển biến ý thức sử dụng vốn vay của người nghèo về việc (có vay có trả), người dân không còn ỷ lại nhà nước.

48

- Trình độ học vấn người dân thấp không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến pháp luật, ít có cơ hội kiếm việc làm tốt ổn định ảnh hưởng đến thu nhập.

- Đồng bào dân tộc thiểu số thường không có điều kiện tiếp cận thông tin do đó ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại. Sản xuất tự cung tự cấp là chính, chưa có khái niệm về sản xuất hàng hoá, bán các sản phẩm làm ra nhưng chưa qua chế biến nên giá trị thấp, sản phẩm làm ra chưa suất phát từ nhu cầu thị trường.

- Tâm lý người nông dân rất sợ rủi ro, không giám vay vốn nhiều để đầu tư sản xuất kinh doanh và họ rất lúng túng, lo sợ khi có bệnh dịch xảy ra. Người dân có xu hướng chỉ muốn nhanh trả nợ rồi không vay nữa, dùng vốn tự có cho an toàn nên việc đầu tư mở rộng sản xuất chưa lớn, chưa phát triển có quy mô tương xứng với tiềm năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã quang sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 56 - 57)