Chương 2 : THANH TRUYỀN
2.4 Nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa thanh truyền
2.4.1 Nguyên nhân hư hỏng của thanh truyền
- Thanh truyền bị cong, xoắn. nguyên nhân: do động cơ bị kích nổ, do đánh lửa quá sớm, do piston bị bó kẹt, động cơ bị thủy kích, vv…
Hậu quả: thanh truyền bị cong, xoắn làm cho piston đâm lệch về một phía piston và xéc măng bị nghiêng làm giảm độ kín khít, cụm piston, xéc măng, xy lanh mòn nhanh và mòn hông đều, đầu nhỏ thanh truyền mòn nhanh.
Chương 2: Thanh
- Thanh truyền bị tắt lỗ dầu, nguyên nhân: do dầu có nhiều cặn bẩn, do bạc bị xoay.
Hậu quả: thanh truyền bịt chốt lỗ dầu làm dầu không thể tới piston và xylanh nên không thể bôi trơn cho các chi tiết này dẫn tới phá hỏng các chi tiết rất nguy hiểm.
- Thanh truyền bị mòn rỗng lỗ đầu to, đầu nhỏ do bạc bị xoay làm khe hở lắp ghép mòn nhanh gây va đập, bó kẹt.
- Thanh truyền bị nứt, gãy, nguyên nhân: do lực tác dụng quá lớn vì những nguyên nhân kể trên, do piston bị bó kẹt trong xy lanh.
Hậu quả: động cơ mất khả năng làm việc và gây hư hỏng cho các chi tiết khác của động cơ.
- Lỗ đầu to và đầu nhỏ thanh truyền bị mòn rộng, nguyên nhân: do va đập (khe hở bạc lớn quá), do mài mòn (bạc bị xoay).
Hậu quả: khe hở lắp ghép giữa bạc và lỗ đầu to và đầu nhỏ tăng, bạc bị xoay làm bịt lỗ dầu gây bó kẹt, phát sinh tiếng gõ.
2.4.2 Các phương pháp kiểm tra và xác định hư hỏng của thanh truyền
- Thông thường bị cong vênh thân thanh truyền, hỏng lỗ ren lắp bu lông, ta kiểm tra như sau:
+ Dùng mắt quan sát
+ Bề mặt ren có bị tróc rỗ, mòn không.
+ Bề mặt tiếp xúc của bulông, đai ốc có phẳng không. + Thân bulông có bị cong không.
Kiểm tra độ cong của thanh truyền
- Đẩy cả 2 chốt trên thước tiếp xúc với mặt phẳng chuẩn của dụng cụ. + Cả 2 chốt tiếp xúc đều với mặt phẳng thì thanh truyền không bị cong. + Một trong 2 chốt không tiếp xúc hoặc tiếp xúc không đều thì thanh truyền cong.
- Độ cong cho phép là 0.03 mm
Chương 2: Thanh 2
Kiểm tra độ xoắn của thanh truyền
- Đẩy cả 2 chốt (2 chốt phương ngang) trên thước tiếp xúc với mặt phẳng chuẩn của dụng cụ.
+ Cả 2 chốt tiếp xúc đều với mặt phẳng thì thanh truyền không bị xoắn. + Một trong 2 chốt không tiếp xúc hoặc tiếp xúc hông đều thì thanh truyền xoắn. + Độ xoắn cực đại: 0.15mm Nếu độ xoắn lớn hơn cực đại thì tiến hành sửa chữa thanh truyền.
Hình 2.16: phương pháp kiểm tra thanh truyền a: kiểm tra độ cong thanh truyền; b: Kiểm tra độ xoắn thanh truyền
Kiểm tra thanh truyền bị nứt
- Để kiểm tra vết nứt ta quan sát bằng mắt thường. nếu vết nứt nhỏ có thể dùng kính phóng đại để quan sát hoặc bằng từ trường.
Chương 2: Thanh
Kiểm tra lỗ đầu to thanh truyền
- Kiểm tra độ tròn của lỗ đầu to thanh truyền bằng cách: - Siết chặt các bu lông hoặc đai ốc tới mômen siết quy định.
Hình 2.17: kiểm tra độ tròn lỗ đầu to
- Dùng panme hoặc đồng hồ so để đo đường kính tại ba vị trí khác nhau độ không tròn cho phép của các lỗ bạc thanh truyền 0,03 mm.
2.4.3 Phương pháp sửa chữa thanh truyền
Sửa chữa thân thanh truyền
- Đối với thanh truyền của động cơ công suất nhỏ hoặc trung bình có kích thước không lớn, có thể dùng đồ gá nắn nắn cong và xoắn trực tiếp lên thân thanh truyền. Trường hợp thanh truyền có kích thước lớn phải đưa lên bàn ép mới đủ lực ép cần thiết.
- Nếu thanh truyền vừa bị cong, vừa bị xoắn thì trước hết phải nắn hết xoắn rồi mới nắn hết cong.
- Trong quá trình nắn cần thường xuyên kiểm tra hình dáng để tránh hiện tượng biến dạng mới cho thanh truyền
Chương 2: Thanh 2
Hình 2.18: Đồ gá nắn thanh truyền Sửa chữa đầu to thanh truyền
- Trường hợp lỗ đầu to bị biến dạng theo phương dọc thanh truyền, có thể mài bớt mặt phẳng lắp ghép giữa hai nửa đầu to thanh truyền, sau đó doa lại lỗ đến đường kính chính xác hoặc doa rộng lỗ và sử dụng bạc lót có chiều dày lớn hơn.