Phương án dẫn động trục cam

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP lắp đặt NGHIÊN cứu cấu tạo sửa CHỮA cơ cấu TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN và cơ cấu PHÂN PHỐI KHÍ TRÊN ĐỘNG cơ TOYOTA 3y (Trang 81 - 85)

Chương 4 :GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CƠ CẤU PHỐI KHÍ

4.1. Giới thiệu tổng quát về cơ cấu phân phối khí

4.1.4.2. Phương án dẫn động trục cam

Để dẫn động xupáp, trục cam có thể bố trí trên nắp xy lanh được dẫn động trực tiếp hay dẫn động qua đòn bẩy. Trường hợp trục cam bố trí ở hộp trục khuỷu hoặc ở thân máy, xupáp được dẫn động qua con đội, đũa đẩy, đòn bẩy… Dẫn động trực tiếp xupáp tuy không cần đến các chi tiết máy trung gian như con đội, đũa đẩy… nhưng cơ cấu dẫn động trục cam cũng rất phức tạp. Chính vì vậy, động cơ ô tô, máy kéo ngày nay (kể cả động cơ chữ V) đa số vẫn dùng kiểu dẫn động xupáp gián tiếp (động cơ chữ V thường dùng một trục cam đặt giữa hai hàng xy lanh để dẫn động, như thế làm cho kết cấu của động cơ rất gọn)

Chương 4: Giới thiệu tổng quát về cơ cấu phối

a/ Truyền động bằng bánh răng:

Hình 4.9: Dẫn động trục cam bằng bánh răng

1: Bánh răng trục cam; 2: Dấu đặt trục cam; 3: Bánh răng trục khuỷu; 4: Cò mổ; 5: Chốt bi; 6: Lò xo; 7: Xupap; 8: Đũa đẩy; 9: Con đội;

10: Mấu cam; 11: Trục cam; 12: Cam.

Phương pháp này dùng cho những động cơ có trục cam đặt ở thân máy, khoảng cách giữa các trục không lớn. Có hai kiểu dẫn động bằng bánh răng:

- Kiểu ăn khớp trực tiếp:

Hình 4.10: Dẫn động trục cam kiểu ăn khớp trục tiếp

Chương 4: Giới thiệu tổng quát về cơ cấu phối

Loại này bánh răng trục khuỷu và bánh răng trục cam ăn khớp trực tiếp với nhau, khi đó hai trục quay ngược chiều nhau

- Kiểu có bánh răng trung gian: Bánh răng trục khuỷu và trục cam không ăn khớp trực tiếp mà thông qua một bánh răng trung gian, khi đó hai trục quay cùng chiều với nhau

b/ Truyền động bằng đai:

Hình 4.11: Dẫn động trục cam bằng dây đai

Loại này thường dùng cho các động cơ có trục cam đặt ở nắp máy, khoảng cách giữa các trục lớn. Phương pháp dẫn động này có đặc điểm:

- Quá trình truyền động êm, ít tiếng ồn - Không cần phải bôi trơn

- Dễ chế tạo, giá thành giảm

- Phải định kỳ thay dây đai dẫn động

Chương 4: Giới thiệu tổng quát về cơ cấu phối

c/ Truyền động xích:

Hình 4.12: Dẫn động trục cam bằng truyền động xích

1: Xích cam; 2: Bộ căng xích; 3: Thanh chống trượt; 4: Thanh bảo vệ; 5: Trục cam xả; 6: Trục cam nạp; 7: Đệm; 8: Xupap nạp; 9: Xupap xả;

10: Bánh xích cam; 11: Dấu đặt cam; 12: Bánh xích trục khuỷu.

Loại này thường sử dụng trên các động cơ có khoảng cách giữa hai trục khá lớn.

Trục cam có thể đặt ở thân máy hoặc nắp máy. Loại này có đặc điểm: - Quá trình truyền động gây tiếng ồn

- Phải bôi trơn thường xuyên cho xích và bánh xích - Phải chăm sóc thường xuyên bộ truyền động

Chương 4: Giới thiệu tổng quát về cơ cấu phối

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP lắp đặt NGHIÊN cứu cấu tạo sửa CHỮA cơ cấu TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN và cơ cấu PHÂN PHỐI KHÍ TRÊN ĐỘNG cơ TOYOTA 3y (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w