3.3 .Yêu cầu, phân loại và kết cấu
3.4. Trục khuỷu động cơ TOYOTA 3Y
3.4.3.2. Trục khuỷu bị cong và xoắn
a/ Hư hỏng.
- Trong khi sử dụng khe hở của gối đỡ quá lớn, khi làm việc có sự va đập.
- Trục khuỷu trong quá trình làm việc hoặc sửa chữa chịu mômen xoắn quá lớn, khi làm việc gối đỡ bị cháy làm cho trục quay khó khăn, trong sửa chữa khi chạy rà gối đỡ chính, khe hở gối đã điều chỉnh quá nhỏ hoặc thứ tự vặn của các gối đỡ không chính xác.
- Ngoài ra áp lực khí cháy tăng đột ngột (ví dụ: động cơ bị tăng ga đột ngột, cũng có thể làm cho trục khuỷu chịu áp suất quá lớn mà sinh ra biến dạng đột ngột).
- Thông thường khi trục khuỷu có hư hỏng ở bên trong hoặc có ứng suất bên trong thì biến dạng sẽ lớn, trường hợp này nói chung khó điều chỉnh, cho nên khi xử lý cần phải đặc biệt chú ý. Trục khuỷu bị biến dạng xoắn thì điều chỉnh càng khó khăn, nếu không chú ý thì trong quá trình điều chỉnh sẽ gây nên cong. Cho nên mức độ xoắn không lớn, khi mài bóng cổ trục nên áp dụng phương pháp mài không đồng tâm và tìm cách hạn chế biến dạng xoắn đến mức thấp nhất.
- Ngoài ra quan hệ lẫn nhau từ vị trí của các chi tiết máy như trục khuỷu, bánh đà, nhóm piston thanh truyền trong động cơ thường làm việc không ổn định, trục khuỷu chịu lực không đều cũng tạo nên những hư hỏng trên.
b/ Kiểm tra độ cong và độ xoắn của trục khuỷu.
- Kiểm tra độ cong: đặt hai đầu trục khuỷu lên giá, cho mũi tiếp xúc của đồng hồ so áp vào cổ trục chính ở giữa, quay trục khuỷu một vòng kim đồng hồ sẽ giao động trong một phạm vi nào đó, lấy trị số trừ cho độ ô van của cổ trục rồi chia đôi ta sẽ được độ cong của trục khuỷu.( Độ cong cho phép là 0.06mm.)
- Kiểm tra độ xoắn: đặt trục khuỷu lên giá, cho cổ trục, chốt khuỷu nằm theo vị trí nằm ngang, sau đó dùng thước cặp đo chiều cao các cổ trục, chốt khuỷu có cùng một đường tâm đến mặt bàn máy, độ chênh lệch của các chiều cao đó là mức độ xoắn của cổ trục đó.
Chương 3: Trục 5
Hình 3.19: Kiểm tra độ cong của trục khuỷu. Phương pháp kiểm tra:
- Đặt hai khối chữ V lên một mặt phẳng rồi đặt trục khuỷu lên hai khối chữ V. - Đặt so kế lên mặt phẳng và quay trục khuỷu sao cho khuỷu trục thứ nhất ở vị trí cao nhất (dùng so kế để xác định).
- Dán bảng chia độ vào bề mặt bánh đà sao cho điểm 0ᵒ trùng với một điểm cố định nào đó mà chúng ta vừa ý.
- Xoay trục khuỷu sao cho chốt khuỷu trục làm việc kế tiếp ở ĐCT. Ví dụ:Trục khuỷu động cơ bốn xilanh, bốn kỳ, thứ tự công tác 1-3-4-2. Thì chúng ta xoay cho chốt khuỷu thứ 3 ở ĐCT.
- Ghi chú góc độ trên dịch chuyển, trên bảng chia độ.
- Lần lượt xoay trục khuỷu và ghi chú các góc độ xoay của các chốt khuỷu còn lại.
- So sánh các góc độ trên với góc lệch công tác của các chốt khuỷu, chúng ta được độ xoắn của trục khuỷu. Nếu trục bị xoắn thì thay mới.
c/ Sửa chữa trục khuỷu bị cong xoắn. Nắn trục bị cong:
- Để Trục khuỷu có độ cong lên phía trên, dùng máy ép thủy lực có lực ép 400 kN, nắn trục cong vượt quá đường tâm trục cơ 10 lần độ cong, sau đó quay trục khuỷu 1800 và nắn thẳng lại rồi gia công nhiệt.
- Để khử nội lực khi nắn xong cần gia công nhiệt lại.
Chương 3: Trục
Sửa chữa trục khuỷu có độ cong xoắn nhỏ:
- Bằng phương pháp mài “nhảy” cốt để đến khi khắc phục chế độ cong xoắn, hết mòn xước.
- Cho phép vết xước tròn sau khi mài xong còn lại trên cổ trục khuỷu không quá 1/5 chu vi đường kính cổ trục và độ sâu ít hơn (0,10 - 0,20) mm.