Quy trình dọn phòng khách check – out (VTOS)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH dọn PHÒNG KHÁCH CHECK – OUT tại KHÁCH sạn CAP SAINT JACQUERS (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH DỌN PHÒNG KHÁCH CHECK – OUT

1.4. Tổng quan về quy trình dọn phòng khách check – out trong khách sạn

1.4.2. Quy trình dọn phòng khách check – out (VTOS)

Quy trình dọn phòng check out trả phòng được thực hiện sau khi khách đã dọn và yêu cầu trả phòng. Lúc này, công việc của nhân viên vệ sinh chính là kiểm tra tình trạng sử dụng thiết bị, dịch vụ của khách và báo cáo lại bộ phận chức năng để thực hiện lập hóa đơn thanh toán.

Các công việc tiếp sau đó được thực hiện gần như giống hoàn toàn với quy trình dọn phòng có khách lưu trú, chỉ khác ở một số đặc điểm:

Thời gian thực hiện đối với một phòng có thể lâu hơn: Tất cả các phòng đều phải được kiểm tra thật kỹ, đồng thời thực hiện vệ sinh sạch sẽ, bổ sung và thay mới những đồ vải bị bẩn, đồ dùng thiếu hụt, hỏng hóc để phục vụ cho lượt khách tiếp theo. Do đó, khối lượng công việc trong công đoạn này rất nhiều và thời gian cũng cũng lâu hơn đáng kể so với khi dọn phòng đang có khách lưu trú.

Không có đồ cá nhân của khách: Khách đã rời đi và trả phòng nên đồ đạc và vật dụng của khách đã được mang đi hết. Tuy nhiên nhân viên vệ sinh cần lưu ý đồ thất lạc của khách và báo cáo lại với giám sát, trưởng ca trực để được giải quyết.

Thay mới toàn bộ đồ vải và bổ sung đồ dùng: Các đồ vải bẩn được thay mới và sắp xếp gọn gàng, đồng thời bổ sung các đồ dùng thiết yếu như dầu gội, bàn chải, khăn tắm, nước rửa tay…

Chú ý tới tất cả các đồ đạc và trang thiết bị trước khi khách trả phòng và rời đi: Khi thực hiện dọn vệ sinh, nhân viên cần chú ý đến tất cả đồ đạc, thiết bị có trong phòng trước và sau khi khách rời đi để kiểm tra, thống kê xem có thiếu hụt hay mất mát gì không để báo cáo và được xử lý kịp thời.

Phòng ngủ khách sạn gần như là nơi khách hàng sử dụng chủ yếu cũng như có nhiều công việc cần làm. Các bước vệ sinh phòng khách sạn với phòng ngủ như sau:

Bước 1: Tắt hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sưởi.

Bước 2: Kéo rèm và mở cửa sổ nếu điều kiện thời tiết cho phép.

Bước 3: Thu gom đồ vải bẩn (vỏ gối, vỏ chăn ga…) cho vào túi đựng đồ bẩn trên xe làm buồng (không đặt trên sàn nhà)

Bước 4: Kiểm tra các thiết bị, đồ điện trong phòng (đảm bảo vẫn hoạt động tốt) và kiểm tra đồ thất lạc của khách (để chắc chắn khách không quên đồ).

Bước 5: Sắp xếp lại chăn, ga, gối giường ngủ, thay lại mới (nếu cần). Bước 6: Làm sạch cửa, khung cửa, kính.

Bước 7: Làm sạch các thiết bị treo tường.

Bước 8: Làm sạch các đồ dùng, vật dụng trong phòng như bàn trang điểm, ngăn kéo… Bước 9: Làm sạch ban công (nếu có).

Bước 10: Làm sạch sàn, làm sạch các mép chân tường. Bước 11: Sắp xếp lại các đồ đạc trong phòng

Bước 12: Kéo rèm, đóng cửa sổ, tắt điện. Bước 13: Kiểm tra lần cuối và ký check list.

 Các bước vệ sinh phòng khách khách sạn

Đối với các phòng hạng sang trong khách sạn, phòng nghỉ sẽ có cả phòng khách. Đây là không gian chung và rộng, với nhiều thiết bị trong phòng, cần chú ý vệ sinh để không bỏ sót.

Các bước dọn phòng trong khách sạn với phòng khách như sau: Bước 1: Tắt hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sưởi.

Bước 3: Thu dọn đồ vật bẩn gồm cốc, chén, lọ hoa, gạt tàn… vào phòng bếp. Bước 4: Thu gom rác và thay túi rác.

Bước 5: Kiểm tra các thiết bị, đồ điện trong phòng (đảm bảo vẫn hoạt động tốt) và kiểm tra đồ thất lạc của khách (để chắc chắn khách không quên đồ).

Bước 6: Làm sạch cửa, khung cửa, kính. Bước 7: Làm sạch các thiết bị treo tường.

Bước 8: Làm sạch các đồ dùng, vật dụng trong phòng như đèn trang trí, ngăn kéo kệ tivi, tranh treo tường, đồ trang trí khác…

Bước 9: Làm sạch ban công (nếu có).

Bước 10: Làm sạch sàn, làm sạch các mép chân tường. Bước 11: Sắp xếp lại các đồ đạc trong phòng

Bước 12: Kéo rèm, đóng cửa sổ, tắt điện. Bước 13: Kiểm tra lần cuối và ký check list.

 Các bước vệ sinh phòng bếp khách sạn

Có nhiều biệt thự nghỉ dưỡng hay các phòng cao cấp trong khách sạn sẽ bao gồm cả phòng bếp. Quy trình vệ sinh phòng bếp khách sạn của Pan Services Hà Nội như sau: Bước 1: Rửa sạch các đồ dùng dụng cụ bẩn, xếp gọn gàng lên giá.

Bước 2: Làm sạch tủ, kệ đựng bát, đĩa…

Bước 3: Làm sạch các trang thiết bị: tủ lạnh, bếp ga, lò vi sóng…

Bước 4: Làm sạch cửa, thiết bị treo tường, khung cửa, bệ cửa, vách cửa… Bước 5: Cọ sạch bồn rửa.

Bước 6: Thu gom rác, thay túi rác và làm sạch sàn. Bước 7: Kiểm tra lần cuối và ký check list

 Các bước vệ sinh phòng tắm và toilet khách sạn

Phòng tắm và toilet trong khách sạn cần đảm bảo làm sạch nhanh chóng, đồng thời cũng luôn phải thơm tho. Quy trình vệ sinh phòng tắm khách sạn của Pan Services Hà Nội gồm các bước sau:

Bước 1: Thu gom khăn đã sử dụng cho vào túi đựng đồ bẩn trên xe làm buồng (không đặt trên sàn nhà).

Bước 2: Nhấn nút xả nước, phun hóa chất toilet vào lòng bệ tiểu, bồn cầu. Bước 3: Quét và thu gom rác, lau thùng rác và thay túi rác.

Bước 4: Làm sạch bồn cầu, bệ tiểu. Bước 5: Vệ sinh nắp thoát sàn.

Bước 6: Làm sạch các thiết bị gắn tường, tường, cửa. Bước 7: Làm sạch gương, vòi nước, chậu rửa tay.

Bước 8: Làm sạch bồn tắm hoặc phòng tắm kính (nếu có). Bước 9: Bổ sung khăn, giấy vệ sinh, sữa tắm, nước rửa tay… Bước 10: Xịt khử mùi và làm sạch sàn.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Kinh doanh khách sạn trong tương lai sau khi dịch CoVID-19 được kiểm soát hứa hẹn sẽ lại bùng nổ mạnh hơn bao giờ hết, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Chính vì vậy, chúng ta phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ trong khách sạn, quan tọng nhất là dịch vụ kinh doanh buồng phòng vì đây là dịch vụ chính trong kinh doanh khách sạn.

Phòng chính là nơi mà khách sẽ nghỉ lại, là yếu tố mấu chốt quyết định sự hài lòng của khách đối với khách sạn chúng ta. Chính vì vậy, mọi yếu tố có thể tác động đến sự hưởng thụ của khách, bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp, đều nên được chú trọng. Và người trực tiếp “chăm sóc” cho sản phẩm dịch vụ này là bộ phận Housekeeping, tuy không có nhiều cơ hội trực tiếp phục vụ khách, tuy nhiên bộ phận Housekeeping vẫn được mệnh danh là “Trái tim của khách sạn”

Để trải nghiệm của khách được tối ưu và trọn vẹn nhất để từ đó khách sẽ muốn quay lại với khách sạn, thì khâu chẹk – out phải được diễn ra trơn tru, nhanh chóng và tiện lợi nhất vì đây là bước cuối cùng trong cả chu trình, chỉ cần có một chút bất cập sẽ khiến cả quá trình chúng ta xây dựng hình ảnh tốt đẹp về khách sạn bị suy giảm. Vì vậy việc hoàn thiện quy trình dọn buồng check – out của khách cần được quan tâm.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỌN PHÒNG CHECK – OUT TẠI KHÁCH SẠN CAP SAINT JACQUES

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH dọn PHÒNG KHÁCH CHECK – OUT tại KHÁCH sạn CAP SAINT JACQUERS (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)