Một số kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 35)

*. Tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu:

Để công tác quản lý ngân sách được tốt, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đã làm tốt công tác lập dự toán ngân sách địa phương, cơ sở để xây dựng dự toán thực hiện trên cơ sở thảo luận trực tiếp với đơn vị nên đã đảm bảo sát với thực tế và tính hợp lý của dự toán, quán triệt việc tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chi cải tạo giống, cây con, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chi cho công tác xoá đói giảm nghèo…, giảm chi hành chính, hạn chế mua sắm, sửa chữa trang thiết bị khi chưa cần thiết.

Hiện tại các đơn vị dự toán trong toàn huyện, khi lập dự toán đều trích 10% tiết kiệm chi thường xuyên của đơn vị (trừ các khoản có tính chất lương và các khoản mua sắm sửa chữa lớn) theo đúng chủ trương của Nhà nước, để bổ sung nguồn kinh phí tăng lương. Ngoài ra, còn đề ra khoản tiết kiệm 3% chi thường xuyên (không kể các khoản có tính chất lương và các khoản mua sắm sửa chữa lớn) nhằm tạo nguồn để đổi mới trang thiết bị. Đây là một chủ trương đúng đắn và đang phát huy hiệu quả trong thực tế, bởi trong tổng chi ngân sách huyện thì chi thường xuyên luôn là khoản chi lớn nhất chiếm khoảng 65 - 70%. Để thực hiện việc tiết kiệm 13% chi thường xuyên (không kể lương và các khoản có tính chất lương), tức là phải giảm các khoản chi

khác như: chi quản lý (chi vật tư văn phòng, hội nghị, tiền thưởng, chi khác ngân sách…) như vậy điều này đòi hỏi các đơn vị phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Do địa phương có địa bàn quản lý rộng, trình độ cán bộ kế toán một số đơn vị và cán bộ kế toán xã không đồng đều, có nơi kiêm nhiệm, có nhiều cán bộ kế toán mới chỉ được bồi dưỡng kiến thức qua những đợt tập huấn ngắn ngày, một số cán bộ còn đang đi học các lớp trung cấp kế toán, đại học tại chức, một số đơn vị chưa lập được dự toán theo đúng mục lục Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Vì vậy mà thời gian lập và gửi dự toán để xét duyệt của tổ chức và các đơn vị dự toán thường bị chậm so với thời gian giao dự toán cho các đơn vị, thậm chí có năm đến khoảng 15 tháng 01 năm ngân sách dự toán mới được giao, dẫn tới số liệu dự toán thường không đảm bảo sát với thực tế và thời gian không đúng với qui định của Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc thu đúng, thu đủ, theo quy định, đúng tiêu chuẩn, định mức phải được coi trọng và quan tâm đúng mức. Thu đúng qui định của pháp luật, chính sách, chế độ, định mức, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, phải có những biện pháp cụ thể trong việc kiểm tra, giám sát. Phải chủ động khai thác tối đa nguồn thu trên địa bàn và phân phối các nguồn thu đó sao cho hiệu quả và hợp lý.

Về chi ngân sách, do được sự quan tâm giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân huyện, sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện cùng sự hướng dẫn của sở Tài chính, vì thế các chỉ tiêu chi ngân sách đã bám sát dự toán được duyệt, nội dung chi đã đảm bảo đúng định mức, chế độ theo qui định của Nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, gắn nhiệm vụ chi với hiệu quả công việc. Các khoản chi đều phải được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm.

Hàng năm phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác lập chứng từ, sổ sách, báo cáo quyết toán hàng quý nộp cho bộ phận chuyên môn của phòng thẩm tra theo quý. Nhờ công tác thẩm tra thường xuyên do vậy khâu kế toán, quyết toán Ngân sách nhà nước trên địa bàn qua các năm đã đảm bảo đúng quy định và thời gian cũng như các biểu mẫu do Bộ Tài chính ban hành.

Công tác kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đã cơ bản đáp ứng đúng theo luật Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên do một số kế toán đơn vị, kế toán ngân sách xã, thị trấn còn kiêm nhiệm, chưa qua lớp đào tạo chuyên ngành về kế toán, chi được tập huấn do phòng tổ chức vì thế trong khâu kế toán, quyết toán cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Song với tinh thần trách nhiệm, cán bộ công chức phòng Tài chính - Kế hoạch đã thường xuyên kiểm tra, uốn nắn, hướng dẫn kịp thời cho nên công tác này qua các năm đã dần đi vào nề nếp và đã thực hiện đảm bảo theo quy định của Nhà nước.

*. Tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội:

Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện được thực hiện nghiêm túc, thu đã vượt chi đảm bảo thặng dư ngân sách. Các khoản thu hầu hết đều được thực hiện tăng dần quan các năm nhờ công tác vận động, kiểm tra của Chi cục thuế cũng như việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thuế.

Các cơ quan quản lý trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt các văn bản của nhà nước về tài chính ngân sách, kế toán, kiểm toán trên địa bàn huyện. Đối với các khoản thu phí, lệ phí phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện chế độ tài chính kế toán của chính quyền cấp xã, cơ quan hành chính sự nghiệp một cách kịp thời, đúng chế độ tiêu chuẩn. Cấp huyện đã xây dựng hệ thống báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn của luật NSNN và các qui định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền.

Đối với các khoản thu được thực hiện qua sổ sách kế toán rõ ràng nên luôn hoàn thành thuận lợi trước thời gian qui định. Trên địa bàn huyện đã giảm hẳn tình trạng thu vượt trái với qui định được điều chỉnh, giảm mức tồn đọng thu.

Huyện đã thực hiện việc phân bổ và giao dự toán ngân sách trên cơ sở đánh giá kế hoạch thực hiện thu ngân sách năm, luật thuế, mức tăng trưởng kinh tế của từng địa phương, từng ngành và chế độ thu cụ thể.

Các khoản chi ngân sách nhà nước được kiểm tra chặt chẽ về thủ tục trước khi cấp phát, các khoản chi đều được thực hiện theo đúng mục đích, đúng đối tượng.

Nội dung của giai đoạn quyết toán NSNN là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập dự toán và chấp hành dự toán ngân sách nhà nước. Khi kết thúc năm tài chính cùng với khoá sổ của các tổ chức hoạt động gắn liền với quỹ NSNN đòi hỏi phải lập quyết toán NSNN theo số thực thu, thực chi. Do đó, cuối mỗi năm ngân sách, việc khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi trong năm dự toán được duyệt và theo mục lục NSNN. Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, huyện lập quyết toán thu chi của đơn vị mình rồi gửi lên cấp trên. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được Kho bạc nhà nước huyện xác nhận.

Việc quản lý, sử dụng vốn và quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị thuộc huyện chưa hiệu quả, quản lý tài sản công, quản lý tài nguyên khoáng sản, lãng phí do quy hoạch, bố trí dự án dàn trải kém hiệu quả hay chưa thật cần thiết; chậm tiến độ giải ngân các nguồn vốn nhà nước, chậm tiến độ các công trình dự án sử dụng ngân sách nhà nước nhất là các dự án, công trình quan trọng quốc gia… gây ra lãng phí lớn về cơ hội, về thị trường, về hiệu quả kinh tế - xã hội do dự án chậm đưa vào sử dụng, chi phí quản lý tăng... Vì vậy, huyện luôn quan tâm đến việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội, gắn liền với kế hoạch phát triển các ngành một cách phù hợp. Việc triển khai các dự án đầu tư được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo có hiệu quả. Chỉ bố trí vốn đầu tư phát triển cho các công trình, dự án có tính khả thi cao, kiên quyết không quyết định đầu tư khi chưa bố trí được kế hoạch vốn tránh tình trạng nợ đọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)