Đánh giá chung về hoạt động quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Hƣng Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An (Trang 62 - 66)

- Chi các hội đoàn thể 2.080 3.180 152 2.872 3.256 113 3.382 4.508

1. Chi đầu tư PT 25.241 8,85 19.148 5,42 30.989 8,

3.2.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Hƣng Nguyên.

huyện Hƣng Nguyên.

Nhìn chung, kết quả công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Hưng Nguyên từ năm 2011 đến năm 2013 đã có bước chuyển biến rõ rệt, phản ánh được tình hình tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn, thể hiện qua số liệu về số thu chi NSĐP không ngừng tăng.

Việc lập, phân bổ dự toán ngân sách:

- Các cơ quan thu ngân sách trên địa bàn huyện đã triển khai tốt trong việc giao nhiệm vụ thu ngân sách cho các đơn vị thuộc chính quyền cấp dưới đảm bảo mức phấn đấu cao hơn tối thiểu 5% mức dự toán thu ngân sách UBND tỉnh giao. Việc phân bổ và giao dự toán thu ngân sách đã thực hiện trên cơ sở đánh giá kế hoạch thực hiện thu ngân sách hàng năm của các đơn vị; trên cơ sơ các luật thuế; các chế độ thu; mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành từng lĩnh vực. Thực hiện chính sách miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Đối với việc phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển: Huyện đã thực hiện đúng những quy định về quản lý đầu tư và xây dựng đảm bảo các yêu cầu sau: Bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo hoàn trả đủ các khoản ngân sách đã ứng trước phải thu hồi dự toán. Bố trí vốn để thanh toán dứt điểm nợ xây dựng cơ bản, kiên quyết không bố trí vốn đầu tư cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật. Đảm bảo bố trí đủ vốn đối ứng cho các công trình, dự án của cấp trên.

Đối với việc phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên: Huyện luôn quan tâm phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên cho các lĩnh vực quan trọng, đảm bảo sự ổn định trong hoạt động thường xuyên, như: Chi Sự nghiệp kinh tế; sự nghiệp xã hội; sự nghiệp y tế; Sự nghiệp VHTT-TDTT; sự nghiệp giáo dục đào tạo. Hàng năm, huyện đã chủ động bố trí cân đối nguồn chi đầy đủ từ đầu năm. Trong đó, ưu tiên nguồn kinh phí cho chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội, lương và các khoản theo lương, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho cán bộ xã nghỉ việc theo Nghị định 130 của Chính phủ. Phân bổ, giao dự toán đảm bảo đúng mục tiêu đối với các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình dự án quan trọng của tỉnh, huyện. Đồng thời thực hiện lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn theo chế độ quy định.

Việc chấp hành dự toán ngân sách:

Nhìn chung, lực lượng được giao thu ngân sách đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu; cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành, các xã và thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh; thực hiện tốt việc ký hợp đồng uỷ nhiệm thu cho các xã, thị trấn; các xã trực tiếp tổ chức, quản lý thu, nắm rõ được nguồn thu đối tượng thu.

Công tác quản lý và khai thác nguồn thu có nhiều tiến bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp trong việc tăng cường chỉ đạo tập trung thu các nguồn thu trong dự toán và các nguồn thu mới.

Công tác quản lý chi ngân sách huyện đã có bước chuyển biến tích cực trong các năm vừa qua. Các khoản chi được kiểm soát theo quy định và đúng quy trình cấp phát. Các xã và thị trấn trong huyện thực hiện quy trình cấp pháp và quản lý ngân sách theo luật ngày càng tốt hơn, không để tình trạng nợ lương.

Trong quá trình chấp hành ngân sách tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi từ khâu chi thường xuyên đến chi cho mua sắm và sửa chữa tài sản cơ quan; thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành chặt chẽ; qua đó đã giảm trừ hoặc xuất toán những khoản chi sai, chi vượt chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước.

Về thu ngân sách: Số thu NSNN trên địa bàn tăng nhanh qua các năm, từ 321.945 triệu đồng (năm 2011) lên đến 407.214 triệu đồng (năm 2013). Hầu hết các chỉ tiêu thu đều đạt và vượt dự toán được giao.

- Thu cân đối ngân sách huyện năm tăng, năm 2011 đạt 72.725 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 81.439 triệu đồng. Trong đó, một số khoản thu có tốc độ tăng như: Thuế CTN- ngoài quốc doanh, Thuế thu nhập cá nhân tăng

hơn 4 lần; Lệ phí trước bạ tăng gần 2 lần...

- Thu tiền cấp quyền sử dụng đất trong 3 năm, từ 2011 đến 2013 có tăng, là nguồn thu lớn quan trọng của huyện. Tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái, thị trường bất động sản đóng băng nên số thu hàng năm còn đạt thấp so với thời điểm trước năm 2011.

- Thu trợ cấp ngân sách cũng tăng mạnh, từ 233.382 triệu đồng (năm 2011) lên 325.775 triệu đồng (năm 2013) do nhà nước tăng các khoản đầu tư xây dựng nông thôn mới, chính sách cấp bù kinh phí thủy lợi phí, hỗ trợ tu sửa nhà ở cho hộ nghèo,…

Về chi ngân sách: Trên cơ sở dự toán chi của tỉnh giao, sau khi Hội đồng nhân dân huyện thông qua dự toán hàng năm, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện phân bổ và giao dự toán chi ngân sách năm cho các xã, thị trấn và các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị sử dụng ngân sách đều lập dự toán chi tiết có chia theo nhóm mục gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện và Kho bạc nhà nước huyện để theo dõi, kiểm soát thanh toán. Do đó, về cơ bản các đơn vị đều triển khai thực hiện theo quy định và đúng với định hướng đảm bảo được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Chi đầu tư phát triển: Nguồn chi đầu tư phát triển được sử dụng đúng mục đích, hợp lý, hầu hết dùng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa phương. Công tác thanh quyết toán VĐT được thực hiện kịp thời và theo đúng quy định, các khoản chi hầu hết được kiểm soát qua KBNN. Tuy nhiên số chi cho đầu tư phát triển còn thấp, chỉ chiếm dưới 10% chi ngân sách hàng năm. Trong 3 năm đều chi không đạt dự toán đề ra.

- Chi thường xuyên: Từ năm 2011 đến năm 2013, các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách huyện cơ bản được thực hiện đúng theo quy định, kịp thời, đảm bảo yêu cầu đề ra và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng chi ngân sách từng năm còn ở mức cao và chưa có xu hướng giảm: 91,15% (năm 2011), 94,58% (năm 2012), 92% (năm 2013).

Chi lương và các khoản có tính chất lương được ưu tiên số một, đó là các mục chi trực tiếp cho con người để thực hiện quá trình quản lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Các nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế; sự nghiệp xã hội; sự nghiệp giáo dục- đào tạo...được ưu tiên bố trí nguồn và thực hiện chi kịp thời, số chi tăng mạnh qua từng năm.

Việc kế toán và quyết toán ngân sách:

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán, lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách của huyện bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân huyện xem xét, gửi Sở Tài chính tỉnh, đồng thời trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn. Quá trình hạch toán kế toán, lập quyết toán ngân sách, kiên quyết loại bỏ, cắt giảm các khoản thu, chi không đúng chế độ, định mức tiêu chuẩn do nhà nước quy định. Hạch toán đầy đủ, chính xác theo từng nội dung, mục lục ngân sách nhà nước. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tiến hành thẩm định kịp thời Báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm và thông báo kịp thời cho các đơn vị dự toán. Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước được công khai đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức và nhân dân được biết, đảm bảo thực hiện theo quy chế dân chủ cơ sở một cách nghiêm túc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)