Một số hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An (Trang 66 - 70)

- Chi các hội đoàn thể 2.080 3.180 152 2.872 3.256 113 3.382 4.508

1. Chi đầu tư PT 25.241 8,85 19.148 5,42 30.989 8,

3.2.5. Một số hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Nguyên, tỉnh Nghệ An

Thứ nhất, Việc xây dựng cơ chế phân cấp quản lý và điều hành ngân sách thực hiện từng năm chưa đảm bảo được tính ổn định của ngân sách trong thời gian dài.

Thứ hai, Khi triển khai thực hiện nhiệm vụ các huyện, xã thường quan tâm khai thác những nguồn thu được hưởng 100% hoặc có tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp mình cao, còn các nguồn thu thuộc ngân sách tỉnh trên địa bàn huyện hoặc nguồn thu có tỷ lệ điều tiết thấp chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ ba, Việc phân chia tỷ lệ điều tiết tuy có phân theo vùng nhưng vẫn chưa thực sự khuyến khích được sự năng động sáng tạo của chính quyền cấp dưới, chưa điều tiết được số thu của các xã giàu cho các xã nghèo dẫn đến sự chênh lệch tương đối giữa các xã trong cùng một huyện (do khác nhau về điều kiện địa lý hoặc lợi thế so sánh của từng vùng).

Huyện vẫn chưa thực hiện tốt được việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ % phân chia nguồn thu các cấp ngân sách trên địa bàn vẫn chưa hợp lí. Vẫn còn tồn tại việc thu sai, chưa minh bạch công khai hóa các khoản thu đến người dân.

Thứ tư, Thu phí, lệ phí là một khoản thu quan trọng trong hệ thống thu ngân sách nhưng huyện chưa biết vận dụng để biến đó thành một nguồn thu tiềm năng, chiếm ưu thế. Khoản thu này đang có xu hướng giảm xuống nếu không có biện pháp tích cực.

Thứ năm, Công tác giao đất với những nơi đã có quy hoạch, tổ chức thu và xử lý thu dứt điểm các khoản còn tồn đọng còn chậm trễ. Tiến độ đấu giá các dự án đã được quy hoạch chậm, chưa nắm bắt được kịp thời thực hiện dự án tập trung xây dựng nhà ở để bán, đôn đốc thu nộp kịp thời tiền sử dụng đất. Chính vì vậy nên công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện vẫn chưa phát huy được tiềm năng tối đa thu ngân sách. Bên cạnh đó, việc ảnh hưởng của thị trường bất động sản đóng băng cũng ảnh hưởng đến nguồn thu cấp quyền sử

dụng đất.

Thứ sáu, Huyện chưa có hướng ưu tiên chi ngân sách theo những nhiệm vụ thiết yếu cần thiết, cấp bách cũng như chưa có biện pháp đối với các khoản chi mới phát sinh nên chi chưa được đúng lúc, kịp thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Thứ bảy, Đội ngũ cán bộ còn non kém về chuyên môn trình độ ở nhiều lĩnh vực. Chế độ khen thưởng, đãi ngộ chưa được quan tâm dẫn đến một số cán bộ thoái hóa, dễ bị đồng tiền lôi kéo. Đồng thời, huyện cũng đang phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra và có xu hướng gia tăng.

b. Những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trong quản lý ngân sách - Nhà nước đã ban hành nhiều quy định trong công tác quản lý ngân sách nhà nước, làm cơ sở cho việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở các địa phương. Tuy nhiên, trong thực tế các văn bản nhà nước còn có sự bất cập, chưa đầy đủ, còn sửa đổi thường xuyên, nên gây khó khăn trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, cơ chế phân cấp quản lý ngân sách cho cơ sở chưa đủ mạnh, chưa tạo được tính chủ động, tích cực trong việc khai thác các nguồn thu.

- Hưng Nguyên vẫn là một huyện còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, các ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa đủ mạnh, còn chiếm tỷ trọng tương đối. Nguồn thu trên địa bàn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn cân đối của cấp trên.

- Bộ phận làm công tác quản lý ngân sách nhà nước chưa thực sự quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện thu ngân sách, chưa đổi mới trong việc khai thác các nguồn thu, đặc biệt là các nguồn thu lớn, có tính chủ đạo của ngân sahs huyện. Chưa tạo tính chủ động và khuyến khích tính năng động của chính quyền các cấp trong công tác thu chi ngân sách.

- Chưa có cơ chế khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình quản lý ngân sách, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện dân biết, dân làm, dân giám sát kiểm tra.

- Chưa xây dựng được cơ chế đủ mạnh để ràng buộc trách nhiệm vật chất cá nhân đối với các quyết định chi sai chế độ, chính sách.

- Đội ngũ cán bộ, công chức huyện, đặc biệt là những người làm công tác quản lý ngân sách nhà nước vẫn còn thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn chưa cao, có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, khen thưởng thực hiện chưa kịp thời, chưa đủ mạnh để động viên, khuyến khích cho cán bộ, công chức yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chƣơng 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)