- Tập trung khai thác các nguồn thu như: Huy động sức dân; đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tổ chức; tranh thủ kịp thời tiếp cận các nguồn vốn hỗ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Quản lý NSNN ở cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong hệ thống quan lý NSNN nói chung và NSĐP nói riêng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, chống thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong việc sử dụng NSNN, cần thiết phải hoàn thiện quản lý NSNN cấp huyện.
Hưng Nguyên là một huyện không lớn của tỉnh Nghệ An, hoạt động kinh tế - tài chính những năm gần đây có bước phát triển mạnh. Nguồn thu, chi NSNN cũng tăng lên. Thời gian qua, huyện đã tổ chức quản lý và thực hiện tốt các khâu trong quản lý NSNN ở địa phương. Nhờ đó, huyện đã đạt được một số kết quả trong quản lý NSNN, bảo đảm nguồn thu và chi tiêu đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đồng thời có thặng dư NSNN.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý NSNN huyện Hưng Nguyên cũng còn một số hạn chế trong thực hiện quy trình NSNN, quản lý thu, quản lý chi và phân cấp quản lý ở địa phương. Vì vậy, hiện tượng thất thoát, lãng phí trong thu, chi NSNN vẫn còn.
Để nâng cao vai trò của NSNN đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cần chú trọng đổi mới quản lý NSNN ở huyện với các biện pháp:
- Tiếp tục đổi mới phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương
- Thực hiện tốt chu trình ngân sách từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách đến quyết toán ngân sách.
- Đổi mới hoạt động thu, chi NSNN ở huyện.
- Tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn ở Hưng Nguyên.
Để giúp huyện thực hiện đổi mới quản lý NSNN trong tình hình mới có hiệu quả, chúng tôi kiến nghị với các cơ quan chức năng một số vấn đề sau:
tạo khung khổ pháp luật thông thoáng nhưng chặt chẽ trong quản lý NSNN cho cấp huyện, trao quyền chủ động hơn cho cấp huyện trong phân cấp quản lý NSNN cấp xã, phường.
Đối với chính quyền tỉnh Nghệ An: Hỗ trợ huyện trong việc nâng cao năng lực quản lý NSNN cả về đào tạo, kinh phí. Có chương trình phối hợp quản lý NSNN theo các nguồn trên địa bàn huyện.