Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng nhân lực tại công ty liên doanh TNHH hino motors việt nam (Trang 45 - 52)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực

động là rất cao.

Xét về cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính: Tỉ lệ nam 65,6%, trong khi tỷ lệ nữ chỉ có 34,4%. Tỷ lệ nam gấp gần 2 lần tỷ lệ nữ. Điều này cũng dễ hiểu bởi đặc điểm của công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp xe tải, đòi hỏi lực lƣợng lao động phải có sức khỏe.

Xét về cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi: Lực lƣợng lao động trong công ty chủ yếu là lao động trẻ, dƣới 30 tuổi chiếm 29,6%,lao động ở độ tuổi từ 30 – 45 tuổi chiếm 57,2%, đặc biệt rất ít ngƣời trên 45 tuổi, số ngƣời trong độ tuổi này chỉ chiếm 13,2%. Nhƣ vậy lao động trong công ty tuổi đời còn khá trẻ, năng động, nhanh nhạy, có khả năng nắm bắt thị trƣờng và đáp ứng đƣợc yêu cầu cao của công việc.

Với lực lƣợng lao động trẻ, năng động, giàu nhiệt huyết và lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm một tỷ lệ lớn nhƣ vậy, đây có thể nói là yếu tố nội lực quan trọng giúp HMV có thể đạt đƣợc mục tiêu trở thành doanh nghiệp sản xuất xe tải hàng đầu tại Việt Nam.

3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực nhân lực

3.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong

3.2.1.1. Mục tiêu của tổ chức

Kể từ khi thành lập đến nay, Hino Motors Việt Nam luôn cố gắng triển khai các hoạt động của công ty theo phƣơng châm cống hiến cho sự nghiệp

phát triển; vì một xã hội phồn vinh và nâng cao mức sống của ngƣời dân Việt Nam bằng việc cung cấp những sản phẩm có chất lƣợng cao nhất.

Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp sản xuất xe tải hàng đầu tại Việt Nam với môi trƣờng làm việc năng động, chuyên nghiệp, HMV luôn định hƣớng xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên sáng tạo, giàu nhiệt huyết, có chuyên môn giỏi để đƣa HMV trở thành một doanh nghiệp phát triển mạnh, bền vững hàng đầu Việt Nam trong tƣơng lai. Để hƣớng đến mục tiêu đó, HMV luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng trong công tác tuyển dụng:

- Mục tiêu lớn nhất của công tác tuyển dụng là tìm đƣợc ngƣời phù hợp với vị trí công việc mà tổ chức đang cần. Tuyển dụng đảm bảo đúng nhu cầu của vị trí công việc, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức.

- Tuyển dụng đảm bảo đƣợc chất lƣợng nhân sự.

3.2.1.2. Kinh phí cho tuyển dụng

Trong những năm qua, việc tiết giảm chi phí cho các hoạt động của doanh nghiệp đƣợc đặt lên hàng đầu để tăng lợi nhuận. Hàng năm chi phí cho công tác tuyển dụng đƣợc bố trí một cách phù hợp nhất, tƣơng đƣơng với khoảng 657.300.000 (năm 2018). Đây là con số không hề nhỏ của một doanh nghiệp dành cho tuyển dụng. Với cách thức hoạt động cũng nhƣ tần suất tuyển dụng hiện nay, có thể nói khoản tiền này là đủ đảm bảo kinh phí cần thiết và phù hợp cho hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty.

3.2.1.3. Văn hóa doanh nghiệp, chính sách nhân sự của doanh nghiệp

HMV đã chú trọng xây dựng môi trƣờng làm việc năng động, chuyên nghiệp theo phong cách Nhật Bản. Tuy nhiên, trong việc sử dụng và quản lý con ngƣời, HMV lại quá tập trung vào quản lý “phần con ngƣời” hơn là quản lý hiệu suất lao động. Việc kiểm soát quá gắt gao con ngƣời theo từng cấp bậc, quá chú trọng vào quản lý, đánh giá con ngƣời qua hành vi, phong cách làm việc, kiểm soát thời gian làm việc cố định, để ý những điểm yếu trong

công việc đang làm giảm hiệu quả của vốn nhân lực và khiến cho nhiều ứng viên băn khoăn về quyết định lựa chọn tổ chức.

3.2.1.4. Quy trình tuyển dụng

Công ty đã xây dựng đƣợc một quy trình tuyển dụng khá hoàn chỉnh, khoa học, có hệ thống văn bản rõ ràng. Các bƣớc, các khâu đƣợc thực hiện theo trình tự hợp lý và quy cũ trong hoạt động tuyển dụng. Mỗi một bƣớc tiến hành đều có sự tham gia hợp tác chặt chẽ của nhiều bộ phận. Các bƣớc tuyển dụng đƣợc tiến hành theo đúng trình tự và tiến độ thời gian, không để thời gian chết giữa các khâu, giúp tiết kiệm kinh phí và công tác tuyển dụng đạt hiệu quả cao.

3.2.1.5. Chất lượng nguồn nhân lực tại tổ chức

Nguồn nhân lực tại tổ chức luôn đƣợc đảm bảo ổn định ở các vị trí quản lý trung vào cao cấp, hoạt động đào tạo luôn đƣợc chú trọng nhằm đáp ứng đƣợc nhân sự cần thiết trong một số trƣờng hợp khẩn cấp, đáp ứng đƣợc chuyên môn, hiểu đƣợc văn hóa doanh nghiệp, quen mới môi trƣờng và cách thức vận hành của tổ chức, đây cũng là một lợi thế cho tổ chức trong việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp.

3.2.1.6. Vị thế của tổ chức

HMV là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp các loại xe tải hạng nhẹ, hạng trung, hạng nặng và xe bus mang nhãn hiệu Hino. Cùng với sự phát triển bền vững qua các năm, công ty cũng chú ý đầu tƣ nhiều cho các hoạt động xã hội, các hoạt động công đoàn, hoạt động thiện nguyện tình thƣơng điều này giúp vị thế của công ty này càng đƣợc khẳng định.

3.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

Bên cạnh nhu cầu thị trƣờng, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang nhận đƣợc sự hậu thuẫn đáng kể từ các chính sách của Chính phủ. Cụ thể chiến lƣợc phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đặt mục tiêu năm 2020 Việt Nam cơ bản hình thành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô. Để thực hiện đƣợc điều đó, Chính phủ ban hành nhiều chính sách quy định, cũng nhƣ triển khải nhiều giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô cũng nhƣ những ngành hỗ trợ sản xuât ô tô. Điển hình nhƣ nghị định 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu linh kiện và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dƣỡng ô tô đƣợc đánh giá là tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp ô tô bứt phá để vƣơn lên.

Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về việc phát triển công nghiệp hỗ trợ có hiệu lực từ 2016 nêu rõ nhà nƣớc hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí đối với dự án thử nghiệm sản phẩm mới, 75% đối với chi phí chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiêp ô tô. Ngoài ra các các doanh nghiệp cũng đƣợc hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp tƣơng đƣơng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao (10%).

Ngoài ra các Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA). Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dƣơng (CPTPP) sắp có hiệu lực sẽ góp phần thu hút dòng vốn FDI từ nƣớc ngoài đầu tƣ vào công nghiệp hỗ trợ và sản xuất ô tô. Cơ hội cũng nhƣ thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Hứa hẹn sự chuyển dịch lao động sang ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô là rất lớn.

3.2.2.2. Thị Trường lao động

Thị trƣờng lao động nƣớc ta tiếp tục phát triển theo hƣớng hiện đại hóa và định hƣớng thị trƣờng;khung khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trƣờng lao động từng bƣớc đƣợc hoàn thiện; các kết quả trên thị trƣờng lao động đƣợc cải thiện nhƣ chất lƣợng nguồn cung cấp tăng lên, cơ cấu lao động

chuyển dịch tích cực, thu nhập, tiền lƣơng đƣợc cải thiện, năng suất lao động và tính cạnh tranh của lực lƣợng lao động tăng lên.

Nguồn lao động Việt Nam trẻ, năng động nhƣng nhân lực chất lƣợng cao còn thiếu, đặc biệt trong ngành ô tô vốn là ngành đòi hỏi kiến thức chuyên sâu kỹ thuật cao. Cùng với sự phát triển của thị trƣờng cũng nhƣ ngành công nghiệp ô tô, nhân lực chất lƣợng cao đã và sẽ trở thành bài toán không hề dễ giải cho các doanh nghiệp.

3.2.2.3. Sự cạnh tranh của các tổ chức khác

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì các doanh nghiệp gặp nhiều thách thức với những chuối giá trị sản xuất toàn cầu sẽ kéo theo sự tái phân bổ lao động và phụ thuộc lẫn nhau của thị trƣờng lao động các quốc gia, dẫn đến các doanh nghiệp trong ngành có nhiều cơ hội để lôi kéo nhân sự cao cấp cũng nhƣ cạnh tranh trong việc thu hút nhân tài. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp DFI dẫn đến chi phí nhân công tăng cao, để giữ đƣợc nhân sự cao cấp đòi hỏi ngoài chính sách lƣơng thƣởng các công ty còn phải đảm bảo môi trƣờng làm việc cho nhân viên chủ chốt để họ yên tâm làm việc.

Hiệp định Thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 đƣợc xem là yếu tố ngoại cảnh tác động lớn nhất đến ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô nói riêng.Theo đó, những dòng xe có xuất xứ từ các nƣớc ASEAN sẽ đƣợc hƣởng thuế suất nhập khẩu bằng 0% nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 129/2016/NĐ-CP. Đặc biệt, nhiều dòng xe đƣợc sản xuất ở Thái Lan, Indonesia (2 quốc gia xuất khẩu ô tô vào Việt Nam nhiều nhất trong ASEAN) có thể đáp ứng các điều kiện để đƣợc hƣởng thuế ƣu đãi theo ATIGA. Các dòng xe ô tô sản xuất ở nƣớc ngoài đã chờ đợi thời cơ này để nhanh chóng tràn vào Việt Nam và chiếm lĩnh thị trƣờng.

Đó thật sự là một thách thức lớn, đe dọa đến sự tồn tại và phát triển đối với ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô (bao gồm cả các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô) trong nƣớc.

3.2.2.4. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển muộn hơn các nƣớc trong khu vực khoảng 30 năm, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn với nền sản xuất trong nƣớc. Đến năm 1991 ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam với ra đời, khi Việt Nam bắt đầu xây dựng ngành thi các nƣớc khác đã có nên công nghiệp rất phát triển. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập, Việt Nam có những giải pháp chiến lƣợc dài hạn cho công nghiệp ô tô, coi ngành này là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Qua đó ngành công nghiệp ô tô đã có sự tham gia tích cực và rộng rãi của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Nhờ sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp góp phần đóng góp ngân sách nhà nƣớc hàng nghìn tỷ USD/năm và giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng và phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô phát triển.

Thời gian tới, cầu nhân lực trong ngành công nghiệp ô tô sẽ còn tăng bởi cơ khí ô tô là ngành công nghiệp mũi nhọn đƣợc chính phủ ƣu tiên phát triển trong chiến lƣợc công nghiệp hóa hiện nay. Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đã có những dự án xây dựng nhà máy chế tạo ô tô hiện đại ở Hà Nội, Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, trong những năm tới, vận tải ô tô sẽ luôn đóng vai trò chủ đạo trong vận tải quốc nội. Hơn nữa, đội ngũ các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia sản xuất và lắp ráp ô tô ngày càng lớn mạnh.

Nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam đang bắt đầu bƣớc vào chu kỳ phát triển và tăng trƣởng trở mới vì vậy hoạt động tuyển dụng sẽ ngày càng chú

trọng để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.… Năm 2018, nền kinh tế đã có những dấu hiệu tăng trƣởng mạnh, mở ra những cơ hội mới trong việc phát triển tổ chức vững mạnh hơn.

3.2.2.5. Thái độ của xã hội đối với ngành nghề, công việc cần tuyển

Tại Việt Nam những năm gần đây, quan niệm về ngành đề đã thay đổi tƣơng đối nhiều, bất cứ ngành nghề nào tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội một cách chính thống, hợp pháp đều đƣợc mọi ngƣời tôn trọng. Đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài luôn luôn đƣợc ƣu tiên trong việc lựa chọn công việc.

Nhiều ngƣời vẫn còn mang nặng cảm giác về nghề cơ khí là dầu mỡ, là lấm lem. Thực ra ngày nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại với nhiều máy móc hiện đại, công việc của ngƣời công nhân cơ khí đã đƣợc hỗ trợ rất nhiều. Môi trƣờng làm việc cũng ngày càng đƣợc đảm bảo.Làm việc trong một ngành lớn luôn có những ƣu thế và cơ hội của nó. Có thể nói, đây là một ngành rất thích hợp để những ngƣời trẻ nhiều tài năng vun đắp những hoài bão của mình.

3.2.2.6. Sự phát triển của hệ thống giáo dục - đào tạo

Chất lƣợng nguồn nhân lực của nƣớc ta hiện nay nhìn chung còn yếu, chƣa hiệu quả, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, vẫn hiện tƣợng “thừa thầy thiếu thợ”, đào tạo vẫn còn chú trọng số lƣợng và thành tích, chƣa tập trung vào chất lƣợng và tính hiệu quả của công việc. Vì vậy khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp thƣờng phải mất một thời gian đào tạo mới có thể sử dụng đƣợc.

Gần đây nhiều mô hình hợp tác ứng dụng hệ thống đào tạo đại học song hành trong chƣơng trình giảng dạy cho sinh viên giữa các trƣờng đại học và doanh nghiệp đƣợc đánh giá cao. Có thể kể đến trung tâm đào tạo T-TEP (Chƣơng trình hỗ trợ đào tạo kỹ thuật Toyota) đã đạo tạo thành công khoảng

2750 sinh viên trong đó có trên 1000 sinh viên đƣợc nhận vào làm tại hệ thống của Toyota Việt Nam.

Chƣơng trình hỗ trợ từ các doanh nghiệp hay đào tạo nội tại doanh nghiệp nhƣ trên sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp này đã chủ động tạo ra nguồn lực chất lƣợng cho chính doanh nghiệp mình và góp phần dịch chuyển cơ cấu lao động trong nƣớc từ nhóm ngành có năng suất lao động thấp sang nhóm ngành có năng suất lao động cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng nhân lực tại công ty liên doanh TNHH hino motors việt nam (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)