Dựa trên quan điểm tích hợp trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua 8 trò chơi học tập (Trang 40 - 41)

dục trẻ mầm non

Quan điểm sư phạm tích hợp nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội, con người như là một tổng thể thống nhất, trọn vẹn. Nó đối lâp với cách nhìn chia cách rạch ròi của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống chỉnh thể của người học. Vì vậy, quan điểm tích hợp cho rằng, tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay các bộ phận của đối tượng vào nhau để tạo thành một chỉnh thể. Làm như vậy không những các giá trị của bộ phận đó được bảo tồn mà ý nghĩa của chỉnh thể đó được tăng lên.

Trẻ mẫu giáo đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ các chức năng tâm sinh lý, tuy nhiên các chức năng này còn chưa hoàn thiện và chưa được phân hóa rõ rệt chúng đan xen vào nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Chính vì vậy môi trường giáo dục cũng như môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu như không được sống trong môi trường xã hội loài người thì đứa trẻ không thể trở thành người. Các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non hiện được tổ chức theo hướng tích hợp để tác động đến nhiều mặt phát triển của đứa trẻ đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

Đối với lứa tuổi này các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn thiện, khả năng linh hoạt của các cơ quan chưa cao đặc biệt là hệ thần kinh. Trong quá trình hoạt động trẻ không thể tập trung quá lâu như ở người lớn, sự cảm nhận về trực giác của trẻ con còn mang tính tổng thể. Tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan hành động và hình tượng các thao tác tư duy còn mang tính tổng thể. Chính vì vậy mà nội dung giáo dục trẻ mầm non không thể phân chia thành những bộ phận riêng tư như trường phổ thông mà cần phải tích hợp, lồng ghép vào nội dung khác nhau. Các nội dung giáo dục

về nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm xã hội được đan xen lồng ghép trong các hoạt động của trẻ theo chủ đề để tạo thàng một chỉnh thể tác động đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhằm hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân giúp trẻ sáng tạo, tích cực trong mọi hoạt động.

Qua đó ta thấy giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi không nên tổ chức theo hệ thống tiết học chuyên biệt mà được lồng ghép, đan xen vào các nội dung, các hoạt động khác nhau như: vui chơi, học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non. Trong quá trình gió dục giáo viên tác động thường xuyên, liên tục nhằm tạo cho trẻ những kỹ năng, thao tác và thái độ đúng đắn với việc giao tiếp có văn hóa.

Chính vì vậy xây dựng các biệp pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập dựa trên quan điểm tích hợp là hoàn toàn đúng đắn.

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua 8 trò chơi học tập (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)