Xuất một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua 8 trò chơi học tập (Trang 43 - 61)

trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua trò chơi học tập

2.2.1 Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn trò chơi học tập phù hợp với nội dung giáo dục hành vi giao tiếp

* Mục đích

Để nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập thì việc sưu tầm, lựa chọn những trò chơi có nội dung phù hợp với nội dung giáo dục hành vi giao tiếp là việc hết sức quan trọng. Vì nếu trò chơi học tập có nội dung phù hợp với vốn sống king nghiệm và khả năng nhận thức của trẻ thì sẽ tạo được hứng thú đối với trẻ và trẻ cũng dễ dàng hơn khi lĩnh hội những kiến thức vệ sinh thân thể. Ngược lại, nếu nội dung của trò chơi học tập không phù hợp sẽ không gây được hứng thú đối với trẻ , khi đó trẻ sẽ tham gia chơi một cách hời hợt dẫn đến hiệu quả giáo dục không cao.

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi để lựa chọn và sưu tầm những trò chơi học tập có nội dung gần gũi phù hợp với vốn sống, khả năng nhận thức của trẻ, phù hợp với nội dung giáo dục hành vi có văn hóa cho trẻ. Căn cứ vào nhiều thông tin khác nhau để sắp xếp trò chơi theo từng chủ đề giáo dục trẻ một cách có hệ thống.

* Cách tiến hành

Sưu tầm và lựa chọn trò chơi học tập để phù hợp với nội dung giáo dục hành vi có văn hóa được tiến hành như sau:

- Xác định rõ các nhiệm vụ, mục tiêu và nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cụ thể cho trẻ ở lứa tuổi này.

- Căn cứ vào nội dung và mục tiêu giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi, căn cứ vào khả năng nhận thức, nhu cầu vốn kinh nghiệm của trẻ để lựa chọn nội dung các chủ đề giáo dục, xác định nội dung trò chơi học tập cần lựa chọn. Những trò chơi đã sưu tầm phải được sắp xếp theo hệ thống từ dễ tới khó, nội dung trò chơi phải gần gũi, phù hợp với vốn kinh nghiệm của trẻ.

- Lựa chọn trò chơi học tập đảm bảo phù hợp với nội dung giáo dục hành vi có văn hóa dựa trên cơ sở giáo dục trẻ 4-5 tuổi. Lựa chọn trò chơi phải đảm bảo tính phát triển để có thể mở rộng nội dung chơi, chủ đề chơi nhằm nâng cao dần và mở rộng vốn hiểu biết, kỹ năng giao tiếp ở trẻ.

- Ví dụ: Trò chơi tiếp khách, trò chơi xếp hàng, tìm nhà cho kiến,… * Ví dụ trò chơi: Tiếp khách

- Chuẩn bị:

+ Bộ ấm chén, đĩa tròn, đĩa vuông đựng hoa quả - Cách chơi:

+ Cô yêu cầu trẻ lấy 2 ấm trà và 15 chiếc cốc cho khách uống nước. + Bánh kẹo thì để ở đĩa tròn, hoa quả đựng đĩa vuông mời khách ăn. + Mỗi trẻ cầm một món quà đến chơi, chơi trò chúc mừng năm mới. + Khách đến chơi cần chào hỏi chủ nhà và chủ nhà cần phải mời khách vào chơi.

+ Chủ và khách ngồi nói chuyện với nhau và ăn bánh kẹo hoa quả. * Mục đích giáo dục hành vi giao tiếp qua trò chơi:

Đối với trẻ, trò chơi học tập: Tiếp khách này chính là một hoạt động giao tiếp xã hội. Khi trẻ đó chơi trò chơi, đồng thời chúng cũng đang thử cách bày tỏ tình cảm và tư duy của mình, hơn nữa cũng thử tìm hiểu mối quan hệ với những người khác. Cùng trẻ chơi trò chơi có thể giúp chúng hiểu được kỹ năng và phép lịch sự cần thiết khi giao tiếp với những người xung quanh. . Trong khi chơi trẻ còn củng cố được về số đếm, phân biệt được hình vuông, hình tròn.

* Ví dụ trò chơi: Tìm nhà cho Thỏ - Chuẩn bị:

+ Các ngôi nhà hình tròn, hình vuông có màu sắc khác nhau. + Gấu bông

- Cách chơi:

+ Giáo viên sắp xếp xen kẽ các ngôi nhà hình vuông và hình tròn với màu sắc khác nhau .

+ Cô giáo yêu cầu trẻ tìm nhà cho bạn Thỏ, bạn Thỏ thích ngôi nhà hình tròn và có màu hồng.

+ Để đi tìm được ngôi nhà ấy, trên đường các bạn phải di qua chỗ bác Gấu và hỏi thăm bác Gấu con đường đến ngôi nhà mà bạn Thỏ thích có hình tròn và màu hồng. Trẻ phải hỏi lễ phép sao cho bác Gấu chỉ đường cho mình

tìm được nhà cho Thỏ (Ví dụ: Trẻ khoanh tay và chào: “Con chào bác Gấu ạ, bác cho con hỏi một chút được không ạ”…, sau khi bác chỉ đường cho các bạn thì các bạn sẽ cảm ơn bác: “Con cảm ơn bác Gấu nhiều ạ.”

+ Trên đường đi trẻ có thể nói chuyện với nhau và và bàn bạc về màu sắc của những ngôi nhà cũng như hình dạng của chúng.

+ Cô sẽ trợ giúp trẻ để trẻ giao tiếp với bạn bè. * Mục đích giáo dục hành vi giao tiếp qua trò chơi:

Qua trò chơi trẻ có thể học cách giao tiếp có văn hóa với người lớn và cách chủ động trong giao tiếp. Trẻ cũng học được cách giao tiếp với bạn bè xung quanh, biết trao đổi, đưa ra ý kiến của bản thân. Ngoài ra trong trò chơi trẻ còn củng cố được kiến thức về toán học: hình vuông , hình tròn,. trẻ còn biết phân biệt màu sắc

- Sưu tầm các trò chơi từ nhiều nguồn gốc khác nhau từ các loại sách báo chuyên ngành, học hỏi những sáng kiến kinh nghiệm… Nội dung trò chơi phải phong phú, đa dạng phản ánh lĩnh vực, các mối quan hệ xã hội. Các trò chơi cần sắp xếp theo một hệ thống chủ đề để thuận tiện trong việc lựa chọn.

* Điều kiện thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, cần đảm bảo một số điều kiện như sau:

- Giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, để có thể sắp xếp các trò chơi học tập vào các chủ điểm hợp lý, phù hợp với nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ.

- Có nguồn thông tin về trò chơi học tập để có thể lựa chọn đa dạng, phong phú những trò chơi có nội dung phù hợp để giáo dục hành vi giao tiếp cho trẻ. Các trò chơi được lựa chọn phải đảm bảo tính hệ thống và phát triển

để có thể mở rộng chủ đề nội dung chơi phù hợp với hứng thú, nhu cầu và khả năng của trẻ.

- Nội dung các chủ đề trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phải được xây dựng theo hướng mở để có thể lồng ghép giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ một cách linh hoạt, phù hợp với vốn sống, kinh nghiệm và khả năng nhận thức của trẻ.

Việc lựa chọn những trò chơi học tập phù hợp với nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả giáo dục. Chính vì vậy, giáo viên mầm non cần lựa chọn những trò chơi hợp lí, phù hợp, gần gũi với nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ.

2.2.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường vui chơi, thường xuyên thay đổi các nội dung chơi phong phú và phù hợp với trẻ

* Mục đích

Môi trường chơi phù hợp, hấp dẫn đối với trẻ đó là môi trường thuận lợi, gây được hứng thú đối với trẻ. Đảm bảo tính thẩm mỹ, mang tính gợi mở phát huy khả năng sáng tạo, tích cực của trẻ khi tham gia chơi.

* Ý nghĩa

Trẻ mẫu giáo rất dễ xúc động, yêu thích cái đẹp vì vậy môi trường chơi cần tạo sự hấp dẫn với trẻ, đẹp mắt, lôi cuốn để giúp trẻ có sự hứng thú và thái độ tích cực trong khi chơi. Môi trường chơi hấp dẫn không những mang tính gợi mở mà còn kích thích sự sáng tạo của trẻ, từ đó trẻ có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức mà mình đã học vào giao tiếp khi tham gia chơi.

* Cách tiến hành

Để tạo môi trường chơi phù hợp, hấp dẫn đối với trẻ cần được tiến hành theo trình tự như sau:

- Lựa chọn không gian, địa điểm phù hợp để tổ chức hoạt động cho trẻ, không gian chơi phải đủ rộng, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Phòng học phải đủ ánh sáng cho trẻ có thể thực hiện các hoạt động đi kèm khi tham gia trò chơi học tập.

- Lựa chọn đồ dùng đồ chơi đẹp, đa dạng dễ sử dụng, có kích thước phù hợp với trẻ và phù hợp với chủ đề, nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ.

- Qua cách xây dựng bố trí góc chơi và cách tổ chức cho trẻ chơi một cách khoa học , cả cô và trẻ đã được vui chơi, giao tiếp thoải mái với nhau, tạo được sự tự tin sự thoải mái trong giao tiếp, biết dùng ngôn ngữ giải quyết các vấn đề một cách tình cảm tích cực (không đánh bạn giành lại đồ chơi mà đã trao đổi với bạn để bạn trả lại đồ chơi cho mình,..) Cô giáo được chơi cùng trẻ, hiểu hơn về cách giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ và có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lí hơn.

- Nội dung chơi cần phải thay đổi theo từng chủ đề, phải được lựa chọn trước khi dạy trẻ. Nội dung phải được làm mới nhằm tạo hứng thú cho trẻ.

* Ví dụ: Chơi trong giờ hoạt động góc: Cô cho trẻ chơi trò chơi phân vai như trò: Bán hàng , Gia đình, Tìm nhà của bé… các góc chơi phải đầy đủ đồ chơi, đồ chơi phải đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Trò chơi: Tìm nhà của bé + Chuẩn bị: Điện thoại đồ chơi. + Cách chơi:

Cho từng trẻ đóng vai mẹ, trẻ nam đóng vai bố và từng trẻ đóng vai bé. Mẹ và bé có thể ngồi hai bên mặt đối mặt với nhau hoặc là hai người cách nhau một bức tường hoặc bức bình phong.

Bố mẹ và con cùng cầm điện thoại lên, giả vờ là một người gọi cho một người kia. "A lô, xin hỏi có phải nhà bác Lâm không ạ?". "Bố cháu có nhà

không?", "Bố cháu đi đâu rồi?", "Cháu tên là gì?", "Cháu học ở đâu?". Có thể bắt đầu từ những câu hỏi tương đối dễ với trẻ.

Cũng có thể hỏi một số câu hỏi cần phải suy nghĩ hay phán đoán: "Xin hỏi phải đi tuyến xe buýt bao nhiêu thì tới được nhà cháu?" hoặc: "Theo cháu thì đồ dùng học tập hay một món đồ chơi thì thích hợp làm quà sinh nhật hơn?"

Hai bên cùng đối thoại nói về càng nhiều vấn đề càng tốt.

+ Mục đích giáo dục qua trò chơi:

Rèn luyện khả năng nghe nói của trẻ, ngoài ra còn học thêm các phép lịch sự cần có khi nói chuyện điện thoại. Nếu không có điện thoại trò chơi thì bất cứ món đồ gì hoặc áp tay vào tai làm điện thoại cũng được. Khi trẻ đã thuần thục thì trẻ sẽ tự nói chuyện qua điện thoại thật với bố, mẹ, anh chị em họ, bạn học...để có cơ hôi thực tập thật sự.

* Ví dụ: Khi chơi trong giờ hoạt động ngoài trời, cô có thể cho trẻ chơi trò: Xếp hàng lên xe, trò chơi được chơi ở không gian ngoài trời, thoáng mát, an toàn, phù hợp với trẻ và giáo viên có chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho trẻ tham gia chơi

- Trò chơi: Xếp hàng lên xe + Chuẩn bị:

Ô tô đồ chơi, không gian thoải mái, an toàn cho trẻ chơi + Cách chơi:

2 trẻ phụ trách làm tài xế. Còn các trẻ khác là hành khách.

Hành khách phải xếp hàng lên xe, trả tiền xe, không được tranh chỗ ngồi, gặp người già, trẻ em, hay người tàn tật thì phải nhường chỗ. Trong khoang xe không được ồn ào, giữ vệ sinh chung, khi xuống xe phải ấn còi

thông báo cho lái xe... Lái xe thì phải tuân thủ luật giao thông, không được vượt đèn đỏ hoặc chạy bỏ bến...

+ Mục đích giáo dục hành vi giao tiếp:

Khi chúng ta cùng chơi với trẻ, có thể nhân cơ hội này dạy cho trẻ biết phải tuân thủ các quy tắc, các luật lệ trong xã hội. Bồi dưỡng cho trẻ khả năng giao tiếp là để trẻ thích nghi với cuộc sống tập thể. Nếu từ nhỏ trẻ đã có thói quen tuân thủ các quy định sẽ khắc phục được tính chống đối của trẻ, sau này sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển các mối quan hệ tốt đẹp.

* Điều kiện thực hiện

Để biện pháp này đạt hiệu quả cao nhất giáo viên cần đảm bảo một số điều kiện như sau:

- Có năng lực tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học.

- Cơ sở vật chất, điều kiện thực tế của trường, lớp phải đảm bảo cho việc tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ.

Như vậy tạo được môi trường chơi phù hợp hấp dẫn đối với trẻ sẽ kích thích và duy trì hứng thú của trẻ trong quá trình chơi, giúp trẻ nắm vững những kỹ năng thao tác vệ sinh thân thể cho trẻ.

2.2.3. Biện pháp 3: Cô tạo ra các tình huống trong trò chơi học tập hướng cho trẻ vào nội dung giao tiếp có văn hóa

* Mục đích

Trong khi trẻ chơi giáo viên cần tạo ra những tình huống có vấn đề về giao tiếp cần trẻ phải giải quyết. Muốn làm như vậy trẻ phải huy động vốn kiến thức của mình về cách giao tiếp để giúp cho những hiểu biết của trẻ ngày càng được củng cố.

Qua những tình huống chơi đó mà trẻ được luyện tập cách giao tiếp. Ngoài ra việc nảy sinh các tình huống trong thi chơi cũng giúp cho các mối quan hệ của trẻ ngày càng trở nên khăng khít.

* Cách tiến hành

Việc tạo ra những tình huống chơi có vấn đề hướng trẻ vào nôi dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa qua trò chơi học tập được tiến hành như sau:

- Giáo viên cần quan sát, theo dõi trẻ thực hiện để phát hiện ra những tình huống nảy sinh trong các mối quan hệ của trẻ.

- Đối với tình huống nảy sinh từ các mối quan hệ của trẻ, giáo viên cần tìm cách gợi ý để giúp trẻ giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Từ đó trẻ thiểu được tầm quan trọng của việc giao tiếp đồng thời củng cố cho trẻ cách sử dụng ngôn ngữ một cách có văn hóa.

- Những mối quan hệ trong quá trình chơi cũng làm nảy sinh các tình huống, giáo viên cần quan sát quá trình chơi để phát hiện kịp thời các tình huống có vấn đề. Từ đó giáo viên đặt ra những câu hỏi gợi ý để trẻ có thể giải quyết hoặc cô giáo có thể nhập vai cùng trẻ để tham gia góp ý, định hướng để trẻ giải quyết theo ý của mình.

* Ví dụ:

Trong trò chơi học tập “ Tìm nhà cho Thỏ”. Trong khi trẻ chơi giáo viên cần quan sát mọi hoạt động của trẻ. Để có thể tìm được nhà cho Thỏ, trẻ cần đi qua chỗ bác Gấu và hỏi thăm bác con đường đến ngôi nhà mà Thỏ thích. Sẽ có nhiều trẻ không biết chào hỏi và giao tiếp với bác Gấu để hỏi đường. Khi đó giáo viên có nhiệm vụ gợi ý cho trẻ giao tiếp ví dụ cô hỏi: Khi chúng ta gặp người lớn tuổi thì phải làm gì hả các con?. Muốn đến tìm được đường đến nhà bạn Thỏ thì chúng ta phải hỏi ai, và hỏi như thế nào?

Thông qua cách gợi ý của cô trong trò chơi thì trẻ sẽ biết cách giao tiếp với người xung quanh và ghi nhớ cách chào hỏi lễ phép với người lớn.

- Trong khi trẻ chơi cô giáo không chỉ thụ động quan sát trẻ chơi để phát hiện ra các tình huống mà cô giáo còn chủ động tạo ra các tình huống có vấn đề và hướng sự chú ý của trẻ vào việc giải quyết các vấn đề đó theo định

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua 8 trò chơi học tập (Trang 43 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)