Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua 8 trò chơi học tập (Trang 63 - 95)

3.8.1. Kết quả thực nghiệm

3.8.1.1 Kết quả khảo sát trước thử nghiệm.

Trước khi thử nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4 – 5 tuổi qua trò chơi học tập chúng tôi đã tiến hành khảo sát hiệu quả hoạt động này của trẻ ở cả hai nhóm ĐC và TN và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả của giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa trẻ lớp ĐC và TN trước thực nghiệm

Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy kết quả giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập ở mức trung bình còn khá cao. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy:

Lớp Mức độ Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % Đối chứng 10 25 19 47.5 11 27.5 Thực nghiệm 11 27.5 20 50 9 22.5

Số trẻ xếp loại tốt rất ít, còn lại chỉ đạt ở mức trung bình và thấp. Nhìn chung, ở cả 2 lớp trẻ mới chỉ nhận biết được các hành vi giao tiếp một cách hạn chế, mức độ giao tiếp là chưa cao, hành vi giao tiếp có văn hóa còn yếu.

Về kĩ năng thì số trẻ thuần thục kĩ năng và biết cách sử dụng hành vi giao tiếp có văn hóa kết quả thu được cũng rất thấp. Kết quả này đã phản ánh một thực tế hiện nay ở các trường mầm non giáo viên thường ít khi chú ý tới việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ. Qua quan sát ở cả 2 lớp chúng tôi nhận thấy số lượng các kĩ năng mà trẻ sử dụng còn kém, các hành vi của trẻ còn lúng túng, giáo viên không để ý đến việc trẻ sử dụng các kĩ năng đó như thế nào, mà ít đặt câu hỏi, tình huống cho trẻ giao tiếp.

Về thái độ thì nhìn chung ở cả hai lớp, trẻ chưa thực sự tập trung chú ý vào trò chơi học tập, một số trẻ còn tỏ ra thờ ơ ngại tham gia giao tiếp cùng các bạn, chưa tạo được sự hứng thú đối với trẻ.

Về hành vi trong quá trình chơi trò chơi học tập cùng các bạn, trẻ khi giao tiếp còn nói cộc lốc, không rõ ràng, lời nói kèm theo cử chỉ điệu bộ chưa phù hợp. trong giao tiếp hằng ngày với bạn bè trẻ thường xuyên bị nhắc nhở cách giao tiếp có văn hóa.

3.8.1.2. Kết quả khảo sát sau thử nghiệm

Từ kết quả khảo sát trước thử nghiệm nêu trên chúng tôi tiến hành thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất ở chương 3 và kết quả như sau:

Bảng 3.2: Kết quả sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập ở lớp

ĐC sau TN Tiêu chí Mức độ Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % Hành vi 13 32.5 15 37.5 12 30 Kĩ năng 5 12.5 19 47.5 16 40 Thái độ 5 12.5 25 62.5 10 25

Qua kết quả khảo sát về hoạt động lao động của trẻ ở cả 3 tiêu chí (hành vi - kỹ năng - thái độ) chúng tôi nhận thấy, kết quả sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập ở lớp đối chứng đạt được là thấp, trẻ còn chưa nắm được một số kĩ năng và chưa hiểu ý nghĩa của hành vi giao tiếp có văn hóa. Có những trẻ về mặt thái độ thì rất tốt nhưng đến khi tham gia vào giao tiếp thì kĩ năng của trẻ còn chưa cao hoặc là có trẻ sử dụng kĩ năng thì rất tốt nhưng về mặt hành vi và thái độ lại không tốt trẻ lười tham gia giao tiếp với mọi người xung quanh.

Bảng 3.3: Kết qủa sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập ở lớp TN

sau thử nghiệm Tiêu chí Mức độ Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % Hành vi 15 37.5 21 52.5 4 10 Kĩ năng 8 20 27 67.5 5 12.5 Thái độ 12 30 26 65 2 5

Từ bảng 3.3 cho chúng ta thấy, kết quả sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa ở lớp TN mức độ tốt là 8 trẻ tương đương với 20%, mức độ khá về kĩ năng cao hơn mức độ tốt và mức độ trung bình cụ thể là ở mức độ này có 27 trẻ chiếm 67.5%. Mức độ trung bình về kĩ năng thì chỉ còn 5% tương ứng với 12.5%.

Trong 3 tiêu chí thì ở lớp TN tiêu chí 1 trẻ thực hiện tốt hơn 2 tiêu chí còn lại vì tiêu chí 1 yêu cầu trẻ thể hiện hành vi giao tiếp của mình. Đây là tiêu chí mà trẻ dễ dàng thực hiện vì trong môi trường hoạt động phong phú và đa dạng có nhiều tình huống cho trẻ xử lí, trẻ em có rất nhiều cơ hội để tự tìm hiểu và xử lí. Do vậy, đây là tiêu chí mà trẻ đạt số lượng trẻ cao hơn.

Qua phân tích kết quả sau thực nghiệm ở lớp TN cho thấy, khi sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa qua trò chơi học tập cho trẻ giáo viên cần phát huy hết các năng lực hoạt động nhận thức ở trẻ, cho trẻ được trực tiếp giao tiếp bằng khả năng của mình, từ đó giúp trẻ xử lí các tình huống giao tiếp được tốt hơn, giúp trẻ lĩnh hội được các kiến thức, kĩ năng từ các trò chơi học tập. Có những trẻ khi cô giới thiệu trò chơi thì nhận thức rất tốt nhưng đến khi tham ra chơi thực sự thì kết quả lại chưa cao hoặc là hành vi khi chơi của trẻ cần chưa tốt. Vì thế giáo viên cần chú ý để hướng trẻ vào mục đích chính để giúp trẻ cân bằng được ở cả 3 tiêu chí. Đặc biệt hơn nữa là cần phải áp dụng đúng biện pháp đã đề xuất ở trên để mang lại hiệu quả cao nhất cho trẻ.

Bảng 3.4: Kết quả sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập ở trẻ lớp ĐC và TN

sau thực nghiệm Lớp Mức độ Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % Lớp ĐC 12 30 22 50 8 20 Lớp TN 15 37.5 22 55 3 7.5

Nhìn chung, hiệu quả về sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập ở trẻ ở lớp ĐC và lớp TN sau thử nghiệm thì kết quả ở các mức độ có sự chênh lệch rõ rệt. Số lượng trẻ ở mức độ tốt ở lớp ĐC là 12/40 trẻ, sau thử nghiệm tăng thêm 2 trẻ tương đương với tăng 5 %. Số lượng và % trẻ ở mức độ khá trước TN so với sau TN của lớp ĐC tăng 1 trẻ tương đương với tăng 2.5%, mức độ trung bình sau khi thử nghiệm đã giảm 3 trẻ tương đương giảm 7.5 %. Đối với lớp TN sau thử nghiệm thì kết quả ở mức độ tốt và khá đều tăng còn mức độ trung bình đã giảm mạnh từ 22.5 xuống còn 7.5%.

Qua số liệu trên cho ta thấy việc sử dụng theo quy trình cũ mà đa số giáo viên ở một số trường mầm non đã và đang thực hiện không mang lại hiệu quả cao cho trẻ. Ngược lại, khi áp dụng biện pháp đã đề xuất thì kết quả của trẻ cao hơn hẳn ở các mức độ tốt và khá của kết quả sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập ở trẻ đã tăng cao so với trước khi thử nghiệm. Trẻ đã tích cực, chủ động và hăng hái tham gia giao tiếp và thể hiện các hành vi một cách có văn hóa đó là điều đáng mừng cho sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, một lần nữa khẳng định việc chúng tôi nghiên cứu và đề xuất sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập là hoàn toàn hợp lí.

Biếu đồ 3.1: So sánh kết quả sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập ở trẻ

lớp ĐC trước và sau thực nghiệm

0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 20.0 Tốt Khá TB TĐC SĐC

Nhìn vào biểu đồ cho chúng ta thấy, kết quả sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập ở trẻ lớp ĐC trước khi thử nghiệm và sau khi thử nghiệm là tương đương nhau. Mức độ cũng có chênh lệch nhưng không nhiều. Vì trước và sau thử

nghiệm vẫn luôn áp dụng biện pháp cũ tại các trường mầm non từ trước tới nay nên kết quả chưa cao. Có một số trẻ hiểu được tại sao cần phải giao tiếp,hiểu được tầm quan trọng của giao đối với con người nhưng về kĩ năng trong khi giao tiếp của trẻ thì lại rất thấp như tại trường mầm non Giấy có cháu Nguyễn Ánh Ngọc; Đoàn Minh Trung; Lê Hoàng Lan. Thái độ của trẻ đối với trò chơi học tập còn thờ ơ, ỉ lại chưa có độ tập trung và tự giác cao. Cụ thể như một số cháu là Nguyễn Thị Tâm; Hoàng Văn Hải; Đỗ Ngọc Huyền; Trần Trung Quân; Nguyễn Văn Nghĩa. Cũng chính từ việc sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập ở trẻ ở một số trường mầm non còn chưa cao vì thế chúng tôi nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm biện pháp đã đề xuất và kết quả đem lại như sau:

Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập ở trẻ lớp TN trước

và sau thử nghiệm 0 5 10 15 20 25 Tốt Khá TB TTN STN

Nhìn vào kết quả trên chúng ta thấy rằng, sau khi tiến hành thử nghiệm, mức độ hành vi của trẻ 4-5 tuổi ở lớp TN tăng lên rõ rệt so với trước khi TN. Điều này được thể hiện rõ qua các mức độ, cụ thể: Mức độ tốt của lớp TN sau khi thử nghiệm cao hơn nhiều so với lớp trước TN và độ chênh

lệch là 10% tương đương 4 trẻ. Ở mức độ khá lớp sau TN là 55% trong khi đó lớp trước TN chiếm 50% tức là sau khi thử nghiệm kết quả đã tăng lên so với lúc ban đầu 5%. Ở lớp TN mức độ trung bình trước khi thử nghiệm là 22.5% tương đương với 9 trẻ và sau thử nghiệm giảm còn 7.5% tương đương còn 3 trẻ.

Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng, trong giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa ở lớp sau TN, giáo viên đã biết lựa chọn các biện pháp thích hợp để dẫn dắt trẻ giao tiếp, khuyến khích kịp thời những trẻ tích cực và luôn tạo ra các tình huống nhận thức để trẻ tự giải quyết. Bằng các hoạt động hấp dẫn, giáo viên đã giúp cho trẻ tích cực hơn, chủ động hơn, trong trò chơi, vì vậy, trẻ rất tích cực sôi nổi tham gia vào các trò chơi học tập, nhận xét rất cụ thể về các dấu hiệu của đối tượng, trả lời chính xác các câu hỏi của giáo viên. Thậm trí có những cháu còn rất hăng hái đưa ra thêm các câu hỏi cho giáo viên.

Ở lớp trước TN biện pháp mà giáo viên đưa ra vẫn chưa thực sự hấp dẫn trẻ, nhiều trẻ còn tỏ ra lúng túng khi trả lời các câu hỏi của giáo viên, đa số trẻ chỉ mới nhận biết và chưa hiểu rõ các hành vi giao tiếp có văn hóa. Trẻ còn thờ ơ, chưa tích cực, cụ thể như cháu Nguyễn Mai Anh; Trần Thị Ánh; Nguyễn Bảo Nam các cháu này chỉ tham gia vào trò chơi khi cô giáo nhắc nhở. Còn một số cháu chưa hiểu được bản chất của hành vi như Đoàn Văn Tiến; Hoàng Quốc Việt.

* Ví dụ:

Ở biện pháp 3: Cô tạo ra các tình huống trong trò chơi học tập hướng cho trẻ vào nội dung giao tiếp có văn hóa.

Ở biện pháp này cô cho trẻ chơi trò chơi học tập “ Tìm nhà cho Thỏ”. Tình huống ở đây cô đưa ra là: Để có thể tìm được nhà cho Thỏ, trẻ cần đi qua chỗ bác Gấu và hỏi thăm bác con đường đến ngôi nhà mà Thỏ thích.

Ở trò chơi này trước khi TN, bạn Nguyễn Mai Anh còn tỏ ra lúng túng khi trả lời các câu hỏi của giáo viên, đa số chỉ mới nhận biết và chưa hiểu rõ

các hành vi giao tiếp có văn hóa. Và sau khi TN thì bạn Mai Anh đã biết cách giải quyết tình huống mà cô giáo đưa ra, bạn biết khoanh tay và cúi đầu chào bác Gấu, biết đặt ra câu hỏi với bác và đã nhờ được bác Gấu chỉ đường đến ngôi nhà mà bạn Thỏ thích, trước khi rời đi bạn Mai Anh đã biết nói lời “cảm ơn” với bác Gấu và “vẫy tay” chào bác Gấu. Qua đây chúng ta có thể thấy rằng sau khi được TN bạn Mai Anh đã tích cực hơn rất nhiều trong quá trình giao tiếp và hành vi giao tiếp của bạn rất có văn hóa. Chứng tỏ rằng biện pháp mà giáo viên đã đưa ra có hiểu quả nhất định với trẻ

Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi học tập ở trẻ

của 2 lớp ĐC và TN sau thử nghiệm

0 5 10 15 20 25 Tốt Khá TB ĐC TN

Từ biểu đồ trên chúng ta thấy rằng, sau khi tiến hành thử nghiệm, kĩ năng nhận thức của trẻ trong hành vi giao tiếp có văn hóa ở lớp TN tăng lên rõ rệt so với lớp ĐC. Điều này được thể hiện rõ qua so sánh tỷ lệ phần trăm ở các mức độ, cụ thể: Ở mức độ tốt kết quả giữa lớp TN và ĐC sau thử nghiệm có độ chênh lệch là 7.5%. Ở mức độ khá của lớp TN cao hơn lớp ĐC và độ chênh lệch là 5%. Còn ở mức độ trung bình chênh lệch là 13.5%. Như vậy, sau khi tiến hành thử nghiệm thì lớp TN đạt kết quả cao hơn lớp ĐC.

Qua phân tích kết quả trên cho thấy kĩ năng của trẻ trong hành vi giao tiếp có văn hóa ở lớp ĐC thấp hơn rất nhiều so với lớp TN. Ở lớp ĐC, số trẻ đạt ở mức độ cao có 12 trẻ chiếm 30% trong khi đó ở lớp TN tỷ lệ này là 15 trẻ chiếm 37.5%. Còn lại số trẻ xếp mức trung bình trở xuống ở lớp ĐC là 8 trẻ chiếm 20%. Lớp TN là 3 trẻ chiếm 7.5% mức chênh lệch về 2 mức độ này giữa 2 lớp ĐC và TN sau TN là 5 trẻ chiếm 12.5%.

Qua quan sát các biện pháp của chúng tôi thấy rằng, ở lớp TN, giáo viên đã chú ý đến các kĩ năng mà trẻ sử dụng, và bằng các thủ thuật giáo viên đã hướng cho trẻ biết cách sử dụng các kĩ năng một các thành thạo...Để phát triển ở trẻ năng lực quan sát và các kĩ năng nhận thức khác, giáo viên đã rất linh hoạt thay đổi các trò chơi làm cho trẻ tham gia một cách tích cực đầy đủ các hoạt động, sử dụng các kĩ năng nhận thức chính xác, linh hoạt, có rất nhiều cháu rất tích cực tham gia vào trò chơi học tập…như các cháu Đoàn Ngọc Bích; Nguyễn Diệu Anh; Trần Phương Linh; Lã Thanh Tú; Đặng Quốc Huy. Nhìn chung ở lớp TN trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động và đều đạt yêu cầu, chỉ có 3/40 trẻ chưa đạt yêu cầu mặc dù cô giáo đã chuẩn bị đủ do 3 trẻ này chậm phát triển về trí nhớ, trẻ chỉ sử dụng được một vài kĩ năng nhận thức đơn giản để nhận biết đối tượng, thực hiện các hành vi giao tiếp còn vụng về và lúng túng.

Ở lớp ĐC, nhìn chung trẻ còn lúng túng khi sử dụng các kĩ năng nhận

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua 8 trò chơi học tập (Trang 63 - 95)