Nội dung chương trình Toán lớp 4ở trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 32 - 34)

Nội dung chương trình Toán lớp 4 ở bậc Tiểu học khá đa dạng và phong phú. Trong chương trình Toán tiểu học, Toán lớp 4 được coi là năm bản lề với nhiều dạng khó như phân số, tỉ số, tính chu vi, diện tích các loại hình... Đầu tiên học sinh sẽ làm quen với phân số và các phép tính về phân số như: cộng, trừ, nhân, chia. Tiếp đó là các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 và 9. Ngoài ra các em còn học về các phép nhân, chia hai, ba chữ số, các đơn vị đo độ dài, diện tích và đơn vị đo khối lượng. Kiến thức khó nhất là tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số. Kiến thức hình học của các em cũng được mở rộng hơn.

Bên cạnh các bài toán chứa đựng kiến thức cơ bản, trẻ có nhiều bài bài tập về nhà hơn. Mức độ khó của toán lớp 4 được đánh giá là khó nhất ở cấp tiểu học. Các bài toán nâng cao đòi hỏi các em phải tư duy và suy luận.

Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể rèn luyện cho HS qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá, đặc biệt hóa. Các phẩm chất trí tuệ có thể rèn luyện cho HS bao gồm: tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạo.

Nội dung chính của Toán lớp 4 gồm có các phần: Số tự nhiên, phân số,bốn phép tính trên số tự nhiên, yếu tố đại lượng, giải toán có lời văn,biểu thức có chứa 2-3 chữ số, yếu tố thống kê,yếu tố hình học.

- Về số tự nhiên, học sinh nắm được các nội dung cơ bản về :

Học sinh làm quen và đọc viết các số có 6 chữ số, ôn tập về hàng và hình thành kiến thức về lớp,các embiết được số tự nhiên và dãy số tự nhiên, nêu

được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên, Viết số tự nhiên trong hệ thập phân, so sánh các số tự nhiên có nhiều chữ số.

-Về phân số học sinh nắm được một số kiến thức cơ bản sau:

Học sinh nắm được đặc điểm của Phân số _ Phép chia số tự nhiên;nhận dạng được 2 phân số bằng nhau; biết rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh 2 phân số cùng mẫu số, so sánh 2 phân số khác mẫu số, Cộng _Trừ _ Nhân _ Chia phân số và tìm phân số của một số.

Ngoài ra còn giới thiệu tỉ số, tỉ lệ bản đồ _ Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ: ở dạng này học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn của tỉ số, biết đọc, viết tỉ số và biểu diễn tỉ số của hai số, học sinh có ý thức liên hệ tìm tỉ số giữa hai số trong toán học và trong thực tế; Giúp HS từ độ dài thu nhỏ trên bản đồ (có tỉ lệ đã cho), biết cách tìm độ dài thật trên mặt đất.

-Về bốn phép tính trên số tự nhiên, học sinh nắm được các kiến thức cơ bản sau:

Đối với phép cộng, học sinh nắm được tính chất giáo hoán và kết hợp của phép cộng và áp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng để thực hiện phép cộng và giải các bài toán có liên quan.

Đối với phép nhân, học sinh nắm được tính chất giáo hoán và tính chất kết hợp của phép nhân, ứng dụng vào giải các bài toán có liên quan. Thực hiện nhân với 10, 100, 1000,... nhân với số có chữ số tận cùng là chữ số 0, nhân với một tổng (một hiệu), nhân với số có 2, 3 chữ số, nhân nhẩm số có hai chữ số với số 11.

Đối với phép chia, học sinh nắm được dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9, biết thực hiện chia cho số có 1,2,3 chữ số, chia cho 10,100,1000,... chia một tổng cho một số, chia một số cho một tích, chia một tích cho môt số, chia hai số có tận cùng là chữ số 0.

-Về yếu tố đại lượng, học sinh được làm quen với một số đơn vị đo đại

lượng mới như: yến; tạ; tấn, ở lớp 4 bảng đơn vị đo khối lượng được hoàn thành, nên các em có thể chuyển đổi và áp dụng vào giải quyết các bài toán có liên quan. Ngoài ra các em sẽ được biết về giây; thế kỷ và một số đơn vị đo

diện tích( đề-xi-mét vuông; mét vuông; ki-lô-mét vuông) rồi áp dụng để làm các bài tập về diện tích các hình.

-Về yếu tố hình học, học sinh sẽ nắm được một số kiến thức cơ bản sau: học sinh biết được đặc điểm và nhận dạng góc tù, góc bẹt, góc nhọn; Học

sinh biết nhận dạng và thực hành vẽ hai đường thẳng song song,vuông góc; Các em được thực hành vẽ hình vuông và hình chữ nhật; làm quen với hình bình hành, hình thoi và tính được diện tích hình bình hành, hình thoi.

-Về yếu tố thống kê, và bài toán có lời văn học sinh sẽ nắm được một số kiến thức cơ bản sau: học sinh bước đầu nhận biết số trung bình cộng của nhiều số, biết cách tính số trung bình cộng của nhiều số; làm quen với biểu đồ tranh và đọc được thông tin trong biểu đồ tranh. Học sinh biết giải bài toán dạng: tìm hai số khi biết tổng và hiệu; tìm hai số khi biết tổng và tỉ; tìm hai số khi biết hiệu và tỉ bằng các bước giải bài toán có lời văn.

Ngoài các dạng trên, học sinh lớp 4 còn được học các biểu thức có chưa 1,2,3 chữ. Các em biết nhận biết các biểu thức đó và thực hiện tính giá trị biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)