Sử dụng phương tiện trực quan dạng hình vẽ

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 54 - 60)

Sử dụng phương tiện trực quan dạng hình vẽ để minh họa tức là dùng hình vẽ để diễn tả, thể hiện, khẳng định, chứng minh cho những sự vật hiện tượng mà bằng lời nói không thể mô tả được một cách đầy đủ.

Sử dụng phương tiện trực quan dạng hình vẽ cần được giáo viên nghiên cứu áp dụng nhiều trong dạy học những phần đòi hỏi trí tưởng tượng cao vì nó có tác dụng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, phát triển khả năng nghiên cứu, tự học của học sinh.

Ví dụ 2.12: Khi dạy bài “Hai đường thẳng vuông góc” trong chương trình

Hình 2.12 PTTQ là slide về hai đường thẳng vuông góc

Giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát cách vẽ hình chữ nhật ABCD và cách sử dụng Ê-ke để kiểm tra góc vuông của hình chữ nhật đó. Qua việc quan sát học sinh có thể tự vẽ và kiểm tra góc vuông hay không vuông bằng Ê-ke tại chỗ. Từ đó HS sẽ nắm được đặc điểm của góc vuông và cách kiểm tra góc vuông.

Ví dụ 2.13: Khi dạy bài “Hai đường thẳng song song” trong chương trình Toán 4 (trang 51)giáo viên có thể sử dụng PTTQ sau:

Hình 2.13 PTTQ bảng phụ vẽ các đường thẳng song

Giáo viên khi dạy bài này có thể chuẩn bị bảng phụ có vẽ các đường thẳng như trên để rút ngắn được thao tác trên bảng, học sinh quan sát nhanh và hứng thú học tập hơn. Học sinh sẽ tự quan sát và rút ra nhận xét về đặc điểm của hai đường thằng song song là: “Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau”; và biết cách vẽ hai đường thẳng song song.

Ví dụ 2.14: Khi dạy bài:” Giới thiệu tỉ số” trong chương trình Toán 4(trang 146) giáo viên có thể sử dụng PTTQ sau:

Hình 2.14 PTTQ là sơ đồ đoạn thẳng.

Khi dạy bài này, giáo viên có thể chuẩn bị sơ đồ đoạn thẳng như trên ở bảng phụ để tiết kiệm thời gian trên lớp,hướng dẫn học sinh được chi tiết hơn. Qua việc sử dụng sơ đồ đoạn thẳng sẽ giúp HS hiểu thế nào là tỉ số và biết biểu diễn tỉ số trên sơ đồ đoạn thẳng. Từ đó học sinh sẽ thấy hứng thú hơn trong học Toán.

Ví dụ 2.15: Khi dạy bài “ Thực hành vẽ hình vuông” chương trình Toán 4 (trang 55) giáo viên có thể sử dụng PTTQ sau:

Hình 2.15 PTTQ là hình vẽ về hình vuông

Giáo viên giới thiệu cho hs đây là mẫu vẽ hình vuông, GV cho học sinh quan sát hình vẽ và yêu cầu học sinh vẽ theo mẫu.

GV có thể hướng dẫn cách vẽ hình vuông ABCD có cạnh 4cm như sau: + Vẽ đoạn thẳng DC = 4cm

+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và đường thẳng vuông góc với DC tại C. Trên mỗi mỗi đường thằng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 4cm, CB = 4cm.

+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD

Qua hình vẽ và sự hướng dẫn của giáo viên, HS có thể hình dung ra cách vẽ và có thể vẽ được.

Ví dụ 2.16: Khi dạy bài “ Hình bình hành” chương trình Toán 4 (trang 102), giáo viên có thể sử dụng hình vẽ sau làm phương tiện trực quan:

Hình 2.16 PTTQ là hình vẽ hình bình hành ABCD.

+ AB và CD là hai cạnh đối diện; AD và BC là hai cạnh đối diện + Cạnh AB song song với cạnh CD; cạnh AD song song với cạnh BC + AB = CD và AD = BC

Vậy hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. Sau khi quan sát và nghe giáo viên phân tích học sinh có thể tự vẽ hình bình hành và nêu được đặc điểm hình bình hành của mình.

Ví dụ 2.17 : Khi dạy bài “ Hình thoi” chương trình Toán 4 (trang 140) giáo viên có thể sử dụng phương tiện trực quan sau:

Hình 2.17 PTTQ là một số hình vẽ về một số hình học sinh lớp 4 đã được học

Để hướng dẫn học sinh làm được bài tập 1 trong sách giáo khoa ( trang 140), GV có thể đưa ra những hình vẽ như trên, có thể dán trên bảng, có thể làm trên phiếu học tập để HS quan sát nhận xét và tìm ra câu trả lời cho hai câu hỏi:

+ Hình nào là hình thoi? + Hình nào là hình chữ nhật?

Qua việc sử dụng PTTQ này sẽ giúp cho HS tích cực phát biểu ý kiến, đưa ra câu trả lời của mình và nhận xét được câu trả lời của bạn khác.

KếT LUậN CHƯƠNG 2

Thông qua tổng hợp những nội dung chính của chương trình Toán lớp 4 ở tiểu học gồm các vấn đề như: Số và phép tính; Đại lượng và đo đại lượng ; Yếu tố thống kê ; Các yếu tố hình học và giải bài toán. Chương 2 khóa luận nêu lên một số lưu ý khi sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Toán cho học sinh lớp 4. Phân tích rõ việc sử dụng một số dạng phương tiện trực quan trong dạy học Toán lớp 4 ở trường tiểu học, trong đó có phương tiện trực quan dạng mô hình thật, phương tiện trực quan dạng ký hiệu toán học và phương tiện trực quan dạng hình vẽ. Yêu cầu của phương tiện trực quan dạng mô hình thật là học sinh phải nhận thức, nhìn thấy và cảm nhận được mô hình đó. Từ đó làm cơ sở cho việc tư duy của học sinh. Phương tiện trực quan dạng ký hiệu toán học, giúp học sinh biết được các ký hiệu toán học, vận dụng ký hiệu trong quá trình giải bài toán. Đối với phương tiện trực quan dạng hình vẽ, giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức thông qua quan sát và vận dụng hình vẽ trong giải toán nhằm nâng cao kiến thức và tư duy toán học.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng một số dạng phương tiện trực quan vào dạy học nội dung toán lớp 4 ở trường Tiểu học và kiểm định giả thuyết khoa học.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)