Các mô hình vật chất giữ vai trò quan trọng trong dạy học Toán lớp 4. Chúng sử dụng để thực hiện các bài toán liên quan đến hình vuông, hình bình hành, hình thoi. Sử dụng mô hình vật thật giúp cho học sinh làm quen với một trong các phương pháp nghiên cứu của toán học là phương pháp mô hình.
Mô hình vật thật có thể tìm thấy như đối tượng gốc (thực hiện chức năng), nó được tạo ra và sử dụng với mục đích là phương tiện của nhận thức chứ không phải là dùng trong cuộc sống. Tính chất đặc trưng của loại phương
tiện này là tính xác thực và nguyên bản. Phương tiện này bao gồm thiết bị của trường, bộ sưu tập… Vật thật, nếu được sử dụng như phương tiện cung cấp thông tin, giúp cho học sinh dễ dàng chuyển tiếp từ hình ảnh cụ thể đến tư duy trừu tượng. Vật thật có thể được quan sát bao lâu tùy ý và từ những góc nhìn khác nhau. Học sinh sẽ có khái niệm đúng đắn về hình dáng, màu sắc và kích thước của vật. Dạy học bằng vật thật giúp cho việc đào tạo cho học sinh bước vào công việc sản xuất thực tế dễ dàng và làm việc sớm thành thạo.
Ví dụ 2.3: Khi dạy bài “Bảng đơn vị đo khối lượng” trong chương trình Toán lớp 4 trang 24, việc đưa ra bảng đơn vị đo khối lượng cho học sinh là rất trừu tượng, vì vậy để học sinh tích cực và tự giác hơn trong việc học bảng đơn vị đo khối lượng ta có thể sử dụng một số mô hình sau làm phương tiện trực quan:
Hình 2.3 PTTQ là mô hình chiếc cân đồng hồ,bộ quả cân và cân đĩa.
Đồ dùng dạy học còn được gọi là thiết bị cần thiết cho bài dạy, mỗi môn học có một loại đồ dùng riêng phù hợp với đặc trưng và nội dung của bài học. Chính vì vậy người giáo viên dạy Toán cần phải biết phân loại đồ dùng và có phương pháp sử dụng thích hợp trong giờ lên lớp. Loại đồ dùng là hiện vật có thật trong dạy toán bao gồm các vật dễ kiếm, đôi khi các vật thật đó có thể có ngay trong lớp học ví dụ như sách, vở, thước, compa,…
* Phương pháp sử dụng.
- Khi giảng dạy loại hiện vật này giáo viên cần nêu rõ vật thật đó được làm như thế nào, được lấy ở đâu, thấy ở đâu trong cuộc sống…
- Giáo viên đưa hiện vật đến từng bàn để học sinh trực tiếp quan sát mẫu vật, tự tay cầm nắm cụ thể các mẫu vật ấy để tự mình rút ra nhận xét, đánh giá.
Ví dụ 2.4: Khi dạy bài “Đề-xi-mét vuông” trong chương trình Toán lớp 4
trang 62, giáo viên đưa ra tấm bìa sau để làm phương tiện trực quan để học sinh quan sát, nhận biết về Đề-xi-mét vuông và mối quan hệ giữa Đề -xi-mét vuông và Xăng-ti-mét vuông.
Hình 2.4 PTTQ là tấm bìa cứng có kẻ sẵn ô vuông.
Bìa cứng này có thể làm bằng nhựa hoặc giấy bìa. Bìa cứng sẽ được chia thành 10 hàng và 10 cột, mỗi cột là 10 ô vuông bằng nhau và mỗi hàng là 10 ô vuông bằng nhau. Sau khi có bìa cứng, GV có thể dán lên bảng hoặc cầm tay cho HS quan sát và nhận xét. Qua việc cho HS quan sát, HS sẽ tích cực phát biểu ý kiến của mình.
Ví dụ 2.5: Khi dạy bài “Phân số” trong chương trình Toán 4 (trang 106), giáo viên có thể đưa ra mô hình như sau:
Hình 2.5 PTTQ là mô hình bánh ngọt,bìa cứng hình tròn và hình vuông đã
được chia đều các phần bằng nhau.
Giáo viên sẽ giới thiệu cho học sinh và yêu cầu học sinh nhận xét về các mô hình: đây là các mô hình được làm bằng nhựa và giấy bìa; các mô hình này sẽ được chia làm các phần bằng nhau. Trong mỗi mô hìn có các phần được tách ra hoặc tô màu, để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học thông qua một số câu hỏi như: Mô hình được chia làm mấy phần và đã tô màu mấy phần?,... Qua việc cho học sinh quan sát và nhận xét mô hình, các em sẽ hình dung được như thế nào là phân số và cấu tạo của phân số.
Ví dụ 2.6: Khi dạy bài ‘Tỉ lệ bản đồ” trong chương trình Toán 4(trang 154), giáo viên có thể cho học sinh quan sát lược đồ sau:
Hình 2.6 PTTQ là bản đồ Việt Nam
Giáo viên sẽ treo bản đồ cho cả lớp quan sát,sau đó hướng dẫn học sinh đọc tỉ lệ trên bản đồ; qua đó giúp học sinh bước đầu biết đọc tỉ lệ bản đồ, biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu; rèn kĩ năng xem lược đồ cho HSTH.
Ví dụ 2.7 : Khi dạy bài “ Biểu đồ” trong chương trình toán 4 ( trang 28) giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh sau làm PTTQ:
Hình 2.7 PTTQ là tranh ảnh về biểu đồ tranh
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh và giới thiệu đây là một biểu đồ nói về các con của năm gia đình. Biểu đồ này có hai cột:
+ Cột bên trai ghi tên các gia đình.
+ Cột bên phải cho biết số con, số con trai, số con gái của mỗi gia đình.
Nhìn vào biểu đồ ta biết:
+ Năm gia đình được nêu tên trên biểu đồ là: gia đình cô Mai, gia đình cô Lan, gia đình cô Hồng, gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc.
+ Gia đình cô Mai có 2 con gái, gia đình cô Lan có 1 con trai,.... Qua việc hướng dẫn của giáo viên, học sinh không chỉ quan sát và nhận xét biểu đồ tranh, từ đó các em có thể hoàn thành các bài tập liên quan đến biểu đồ tranh mà còn hứng thú và tích cực hơn trong học toán.