- 62 Vậy hiệu của hai số và là 300.
3.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm
3.4.1. Về nội dung tài liệu
Việc dùng các bài tập nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn đã làm cho các bài học trở nên phong phú hơn, sâu sắc hơn. Các bài tập đã khai thác nhiều khía cạnh khác nhau của kiến thức cơ bản tạo điều kiện cho học sinh nắm vững những dấu hiệu bản chất củ kiến thức, tránh được cách hiểu hời hợt hình thức, tránh được cách làm máy móc rập khuôn theo bài toán mẫu. Đó là cơ sở để học sinh vận dụng kiến thức vào việc giải nhiều bài tập phong phú và đa dạng đồng thời để học sinh tìm tòi, khám phá và mở rộng kiến thức.
3.4.2. Về phương pháp dạy học
Bản thân tôi bước đầu làm quen với phương pháp dạy học tích cực, thực hiện được vai trò người tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Trong việc hướng dẫn học sinh tự tìm ra được lời giải một cách tự nhiên không áp đặt.
- 71 -
Được tiếp xúc với các bài tập mới lạ học sinh rất hứng thú. Các bài tập này đã lôi cuốn sự chú ý của các em, thúc đẩy các em suy nghĩ tranh luận. Học sinh cảm thấy tự tin hơn và mong muốn giải được bài tập.
Các bài tập được xây dựng từ dễ đến khó, đi từ các bài tập phải khai thác một số yếu tố như tổng hoặc hiệu hoặc tỉ số đến các bài tập phải khai thác cả hai yếu tố tổng hoặc hiệu, tổng hoặc tỉ số, hiệu hoặc tỉ số. Điều đó đã giúp học sinh hứng thú tìm tòi và thấy được cái hay của bài toán. Khi phải đi khai thác các dữ kiện để qui về bài toán cơ bản đã biết cách giải. Cách giải các bài toán còn phụ thuộc vào khả năng sáng tạo, trí thông minh ở từng học sinh các em có thể tìm nhiều cách giải. Các cách giải mà các em tự tìm ra là nguồn động viên. Khích lệ lớn đối với các em.
Nhìn chung những học sinh có khả năng tiếp nhận các bài tập đã thiết kế. Những học sinh khá giỏi có khả năng giải hết các bài tập đó. Sau đợt thử nghiệm nhìn chung các học sinh và đặc biệt là học sinh khá giỏi thấy ham thích học môn toán hơn, khả năng tư duy độc lập và sáng tạo của các em được phát triển hơn. Các em không ngại khi gặp phải các bài toán có nội dung phức tạp.
3.4.4. Về kết quả kiểm tra
Sau 5 tiết dạy thử nghiệm, tôi tiến hành 1 bài kiểm tra ở cả hai lớp thử nghiệm và đối chứng.
Đề kiểm tra (thời gian 40 phút)
Câu 1: Trung bình cộng của Ba, Mẹ, Bình và Lan là 24 tuổi. Trung bình cộng tuổi của Ba, Mẹ và Lan là 28 tuổi, biết tuổi Lan bằng tuổi Mẹ, tuổi Bình gấp đôi tuổi Lan. Hỏi mỗi người bao nhiêu tuổi?
Câu 2: Tìm hai số có tổng bằng 357, biết rằng nếu xóa chữ số 5 bên phải số lớn hơn thì được số bé.
Câu 3: Biết hiện nay tuổi bố gấp 3 lần tuổi con, 4 năm trước tuổi bố gấp 4 lần tuổi con . Hiện nay con bao nhiêu tuổi, bố bao nhiêu tuổi?
* Ý định sư phạm về đề kiểm tra
Câu 1 là bài toán 5 (mục 2.3.1) nhằm kiểm tra kỹ năng giải toán có lời văn của các em học sinh về dạng toán tìm số trung bình cộng.
- 72 -
Câu 2 là bài toán 3 (mục 2.3.3) nhằm kiểm tra kĩ năng giải toán có lời văn của của các em học sinh về dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Câu 3 là bải toán 5 (mục 2.3.4) nhằm kiểm tra kĩ năng giải toán có lời văn của các em học sinh về dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Bảng thống kê kết quả điều tra:
Lớp TSHS
Kết quả điều tra khảo sát môn Toán
Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm 0 - 4
TS % TS % TS % TS % 4A 4B 32 32 10 7 31,3% 21,9% 15 11 46,9% 34,4% 6 12 18,7% 37,5% 1 3 3,1% 6,2% Những kết luận rút ra qua bài làm ở lớp thử nghiệm:
Thông qua bài làm kiểm tra với mức độ yêu cầu có nâng cao hơn so với lần điều tra, học sinh ở lớp thử nghiệm có kết quả cao hơn so với lớp đối chứng, hầu hết học sinh biết cách giải các dạng toán, phân biệt các dạng toán, biết cách vẽ sơ đồ và trình bày bài giải tốt, thể hiện:
Lớp thử nghiệm (4A):
- Tỉ lệ học sinh đạt dưới trung bình đã giảm rõ rệt từ 9,4% xuống cón 3,1%. - Đặc biệt , ở lần điều tra tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình là 40,6% thì sau khi dạy thử nghiệm kết quả thu được là 18,7%. Như vậy tỉ lệ đạt điểm trung bình đã giảm.
- Điểm khá, giỏi đạt 25/32 chiếm 78,2% trong đó
+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá tăng từ 28,1% lên 46,9% tức là tỉ lệ học sinh đạt điểm khá đã tăng 18,8%.
+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi tăng từ 21,9% lên 31,3% tức là tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi đã tăng 9,4%.
Lớp đối chứng (4B):
- Kết quả thu được cũng nâng lên một chút, cụ thể điểm khá, giỏi đạt 18/32 chiếm 56,3%.
- Tuy nhiên tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình vẫn còn nhiều (6,2%) mà vẫn còn nhiều học sinh đạt điểm trung bình, điểm khá, giỏi ở học sinh còn hạn chế.
- 73 -
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Việc sử dụng hệ thống bài tập nhằm rèn kĩ năng giải toán có lời văn (cụ thể là một số bài tập ở chương 2) trong việc giảng dạy trên lớp là có thể thực hiện được.
Nếu có phương pháp thích hợp thì hệ thống bài tập đưa ra cùng các phương pháp giải toán sẽ góp một phần nhỏ vào việc gây hứng thú học tập cho học sinh. Kích thích tính tự giác và tích cực của các em, nâng cao khả năng giải toán ở học sinh, học sinh sẽ không ngại khi gặp bài toán có nội dung phức tạp từ đó góp phần nhỏ vào nâng cao chất lượng học toán của học sinh.
- 74 -