KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực đối với tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 35)

chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp cơ sở tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Đối với khối xã, thị trấn, Huyện đoàn Đông Anh có 24 đơn vị trực thuộc, trong đó có 01 thị trấn và 23 xã. Đây là cơ sở xƣơng sống của tổ chức Đoàn ở cấp huyện. Đối với huyện Đông Anh, khối xã, thị trấn hoạt động có nội dung phong phú, đa dạng, đảm bảo hiệu quả công tác Đoàn.

Đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt nhiệt tình, say mê công tác và có sức sáng tạo. Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ Đoàn tốt: có phụ cấp và các chế độ thăm hỏi, lễ tết đối với cán bộ Đoàn cơ sở tham gia Ban Chấp hành, Ban Thƣờng vụ Huyện đoàn.

Bài học kinh nghiệm đối với huyện Sóc Sơn:

- Huyện đoàn Sóc Sơn cần phải phát huy tính chủ động trong công tác tham mƣu với cấp ủy về nhân sự tại cơ sở. Đặc biệt trƣớc các kỳ Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở và Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Để đảm bảo dự nguồn và làm tốt công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực cần có sự tham mƣu chỉ đạo của cấp ủy từ huyện đến cấp ủy cơ sở.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục lý tƣởng sống đối với đoàn viên thanh niên cần đẩy mạnh để đoàn viên thanh niên nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm, và chức năng của tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị. Từ đó bồi đắp ý thức chính trị đối với đoàn viên thanh niên.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để quan tâm hơn đến chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn. Tuy nhiên, huyện Đông Anh có lợi thế hơn vì trên địabàn có nhiều đơn vị kinh doanh, sản xuất và doanh nghiệp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 gồm hai phần.

Phần một là cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu đề tài. Để làm cơ sở và logic cho các chƣơng tiếp theo, phần cơ sở lý luận đi từ những khái niệm cơ bản nhất về quản lý nguồn nhân lực, đặc điểm, nội dung, vai trò và các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực của tổ chức. Tiếp đến là một số vấn đề cơ bản về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, khái niệm cán bộ Đoàn, công tác cán bộ Đoàn, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng Công sản Việt Nam về công tác cán bộ, nguồn nhân lực cán bộ Đoàn cấp cơ sở. Các nội dung quản lý nguồn nhân lực đối với tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, cụ thể là tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm các nội dung cụ thể sau: Phân tích công việc, kế hoạch hóa nguồn nhân lực trong tổ chức, tuyển dụng nhân lực đối với tổ chức, sử dụng nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, đánh giá nguồn nhân lực, chính sách quản lý nguồn nhân lực.

Phần hai là tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài và một số luận điểm đối với đề tài luận văn. Phần này đã chỉ rõ một số công trình nghiên cứu khoa học trong phạm vi có liên quan tới đề tài. Các nghiên cứu những năm gần đây đã chuyên sâu vào những lĩnh vực nào. Trên cơ sở đó, đề tài luận văn đã có những đóng góp mới ở các vấn đề nhƣ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nguồn nhân lực, đánh giá thực trạng ƣu, nhƣợc điểm của công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay và các nguyên nhân; đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đối với tổ chức Đoàn cấp cơ sở ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƢỢC SỬ DỤNG 2.1.1. Phƣơng pháp luận

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả dựa vào phƣơng pháp luận duy vật biện chứng. Theo đó đã đánh giá, nhìn nhận những vấn đề, sự vật, hiện tƣợng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài trong mối quan hệ với nhau.

Phân tích và tổng hợp đƣợc tiến hành trong quá trình nhận thức là sự lặp lại trong ý thức quá trình phân giải và tổng hợp ở thế giới khách quan.

Cơ sở lý luận là sự tổng hợp lại nhờ tƣ duy lý luận các tài liệu do trực quan sinh động đem lại, ở đây cái trừu tƣợng phản ánh những mối liên hệ phổ biến nhất, đơn giản nhất nhƣng có vai trò quyết định trong cái cụ thể nghiên cứu.

2.1.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu

2.1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

Tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin thông thƣờng là thu thập các thông tin đã có sẵn từ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn (qua cơ quan thƣờng trực Huyện đoàn Sóc Sơn), tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các xã, thị trấn, các cơ quan Đảng, đoàn thể có thông tin liên quan, cũng nhƣ các văn bản, chính sách của Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý thanh niên.

2.1.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Từ các thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, nghiên cứu các mối tƣơng quan để tìm mối liên hệ giữa các nhân tố, các vấn đề.

2.1.2.3. Phương pháp lịch sử

Dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, tác giả đã tìm hiểu quá trình thành lập, phát triển theo từng giai đoạn của Huyện đoàn Sóc Sơn, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về xu hƣớng phát triển của tổ chức này và những nhân tố ảnh hƣởng.

Trong quá trình triển khai nội dung luận văn, tác giả có phỏng vấn một số ngƣời có trình độ cao, am hiểu sâu về công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại huyện Sóc Sơn. Cụ thể là đã xin ý kiến đánh giá, nhận xét và tiếp thu đƣợc những đóng góp quý báu của các đồng chí trong Ban Thƣờng vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Tổ chức Huyện ủy Sóc Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo Huyện đoàn Sóc Sơn qua các thời kỳ; các đồng chí lãnh đạo và cán bộ cơ quan thƣờng trực Huyện đoàn Sóc Sơn; một số đồng chí nguyên là thủ lĩnh Đoàn thanh niên khối xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

- Thời gian nghiên cứu: Thực hiện từ tháng 6 năm 2014 cho đến tháng 11 năm 2014.

- Địa điểm: Trên địa bàn 25 xã, 01 thị trấn thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

2.3. CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG

Cùng sinh hoạt, tham gia hoa ̣t đô ̣ng trƣ̣c tiếp với cán bô ̣ Đoàn cơ sở , Chi đoàn cơ sở để thấy đƣợc nhƣ̃ng ƣu, khuyết điểm của tổ chức này trong thực tế.

Sử dụng máy tính, sổ ghi chép của bản thân và của các đồng chí cán bộ Đoàn cơ sở, sổ nghị quyết Ban chấp hành của một số Đoàn cơ sở, máy điện thoại cá nhân.

Gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện, chia sẻ trực tiếp với ĐVTN.

2.4. MÔ TẢ PHƢƠNG PHÁP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi thu thập các thông tin, dữ liệu, căn cứ vào mục tiêu, phạm vi của đề tài, tác giả dùng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp chuyên gia dƣới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng để xử lý thông tin, dữ liệu của đề tài.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chƣơng hai đƣợc chia làm 2 phần:

Phần một là các phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc tác giả sử dụng khi tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả dựa vào phƣơng pháp luận duy vật biện chứng. Cơ sở lý luận là sự tổng hợp lại nhờ tƣ duy lý luận các tài liệu do trực quan sinh động đem lại, ở đây cái trừu tƣợng phản ánh những mối liên hệ phổ biến nhất, đơn giản nhất nhƣng có vai trò quyết định trong cái cụ thể nghiên cứu. Để hoàn thiên đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng bốn phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu; phƣơng pháp xử lý thông tin; phƣơng pháp lịch sử; phƣơng pháp chuyên gia.

Phần hai là địa điểm, thời gian tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài. Thời gian nghiên cứu: Thực hiện từ tháng 6 năm 2014 cho đến tháng 11 năm 2014. Địa điểm: Trên địa bàn 25 xã, 01 thị trấn thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN LỰC CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN SÓC SƠN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

3.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HUYỆN SÓC SƠN MINH HUYỆN SÓC SƠN

Sóc Sơn là một trong 18 huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Huyện này có tổng diện tích tự nhiên là 30.650 ha (bằng 1/3 diện tích của Hà Nội cũ và là huyện rộng thứ hai của Hà Nội mở rộng); diện tích đất nông lâm nghiệp là 18.000 ha, trong đó có 4.557 ha rừng, gần 1.700 ha đất chuyên dụng dành cho quốc phòng. Tổng số dân là trên 30 vạn ngƣời. Huyện gồm 25 xã và 01 thị trấn với 199 thôn, làng, khu dân cƣ. Trên địa bàn huyện hiện có 98 đơn vị, cơ quan, trƣờng học, đơn vị lực lƣợng vũ trang của Trung ƣơng, Thành phố và gần 1.000 doanh nghiệp, 9 trƣờng đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề.

Trƣớc năm 1977, huyện Sóc Sơn bao gồm huyện Kim Anh và huyện Đa Phúc trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 7/1977, một phần huyện Kim Anh và huyện Đa Phúc sát nhập thành huyện Sóc Sơn trực thuộc thành phố Hà Nội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn cũng đƣợc thành lập từ đó.

Trải qua 37 năm thành lập và phát triển, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện uỷ và Thành đoàn Hà Nội, đã không ngừng lớn mạnh. Nhiều phong trào hành động cách mạng đã ra đời, nhiều tấm gƣơng đã trở thành điểm sáng trong phong trào thanh niên thành phố Hà Nội và của cả nƣớc.

Ở giai đoạn trƣớc 01/8/2008, Sóc Sơn là huyện khó khăn và khoảng cách địa lý xa nhất của Thành phố Hà Nội. Là huyện duy nhất của Thủ đô Hà Nội (cũ) có đồi núi bao phủ. Những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng, thành phố cùng với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện, huyện Sóc Sơn đã có những bƣớc phát triển nhanh, mạnh. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn đạt trên 10%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu

chí mới giảm dần hằng năm. Huyện đang chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ sang công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy, bên cạnh yếu tố khách quan, một trong yếu tố hết sức quan trọng đó là yếu tố cán bộ, cán bộ là gốc của mọi hoạt động. Thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ huyện Sóc Sơn từ huyện đến cơ sở chủ yếu đƣợc tạo nguồn, trƣởng thành từ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (80% cán bộ trưởng thành từ cán bộ Đoàn).

Nhƣng thực tế cũng cho thấy việc phát triển đội ngũ kế cận cho Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân còn có những điểm bất cập, chƣa thực sự đáp ứng đƣợc điều kiện thực tiễn địa phƣơng khi có sự thay đổi.

Quá trình phát triển của Huyện đoàn Sóc Sơn gắn liền với sự phát triển của huyện Sóc Sơn nói riêng và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung. Trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn đã tập trung chỉ đạo phong trào, đầu tƣ mạnh về cả cơ sở vật chất và con ngƣời để đáp ứng nhu cầu công tác thanh vận hiện nay.

Trải qua 10 kỳ Đại hội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng tổ chức, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động; từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động của thanh thiếu nhi trong tình hình mới. Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên đƣợc đẩy mạnh, các phong trào hành động cách mạng đƣợc phát huy cao độ đã khẳng định khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ cả nƣớc nói chung và tuổi trẻ Sóc Sơn nói riêng trong thời kỳ mới: “Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ”.

Từ những thành công của các phong trào hành động, số cơ sở Đoàn và đoàn viên thanh niên không ngừng tăng lên. Đến tháng cuối năm 2014, Huyện đoàn Sóc Sơn bao gồm 60 cơ sở Đoàn trực thuộc với 10.476 đoàn viên, 15.200 thanh niên, 48.000 thiếu nhi, trong đó trên 80% là thanh niên nông

thôn. Đại bộ phận thanh niên có ý thức phấn đấu, tin tƣởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng; năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với cơ chế thị trƣờng. Thanh niên Sóc Sơn có nhu cầu cao về học nghề, việc làm, học tập nâng cao trình độ văn hoá, tiếp cận với công nghệ mới, các vấn đề xã hội; tích cực tham gia các hoạt động xã hội tình nguyện.

Thời đại hiện nay là thời đại của khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức. Trong xu thế hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, thanh niên là đối tƣợng chịu tác động lớn nhất. Điều đó đòi hỏi Huyện đoàn Sóc Sơn cần có những bƣớc phát triển đột phá về chất, đặc biệt là công tác cán bộ để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới và bối cảnh thay đổi hiện nay.

3.2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TẠI HUYỆN SÓC SƠN ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TẠI HUYỆN SÓC SƠN

3.2.1. Cơ cấu, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn

* Hệ thống tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn

Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn là Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn. Giữa hai kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành do Đại hội đại biểu Đoàn cấp huyện bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thƣờng vụ Huyện đoàn do Ban Chấp hành Huyện đoàn bầu ra.

Hệ thống tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn gồm 02 cấp:

- Cấp cơ sở Đoàn (Gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn)

- Cấp huyện

* Cơ cấu tổ chức Huyện đoàn Sóc Sơn hiện nay

+ Ban Chấp hành: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn có 33 đồng chí.

+ Ban Thƣờng vụ: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn có 11 đồng chí.

+ 01 Bí thƣ, 02 phó Bí thƣ Huyện đoàn là ủy viên Ban Thƣờng vụ. Trong đó, cơ cấu Bí thƣ Huyện đoàn là Chủ tịch Hội LHTN. 01 Phó bí thƣ Huyện đoàn là Chủ tịch Hội đồng Đội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Huyện đoàn. 01 Phó bí thƣ Huyện đoàn phụ trách khối nông nghiệp, công tác học sinh, sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hệ thống cơ sở Đoàn trực thuộc: 60 cơ sở, bao gồm:

- Đoàn cơ sở khối xã - thị trấn: 26 đơn vị.

- Đoàn cơ sở khối Công nhân viên chức - Lực lƣợng vũ trang: 19 đơn vị - Đoàn cơ sở khối THPT - GDTX - DN: 15 đơn vị

- Bên cạnh đó còn có:

+ Đội TNTP Hồ Chí Minh huyện: 60 liên đội (27 Liên đội Trung học cơ sở và 33 Liên đội Tiểu học).

+ Hội LHTN huyện Sóc Sơn: 38 đơn vị.

Bảng 3.1: Số liệu tổ chức cơ sở Đoàn trực thuộc Huyện đoàn Sóc Sơn

Năm Tổng số

Trong đó Khối xã - thị trấn Khối CNVC - LLVT Khối THPT - GDTX - DN 2008 60 26 21 13 2009 59 26 20 13

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực đối với tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 35)