2.1. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƢỢC SỬ DỤNG
2.1.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu
2.1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin thông thƣờng là thu thập các thông tin đã có sẵn từ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn (qua cơ quan thƣờng trực Huyện đoàn Sóc Sơn), tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các xã, thị trấn, các cơ quan Đảng, đoàn thể có thông tin liên quan, cũng nhƣ các văn bản, chính sách của Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý thanh niên.
2.1.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Từ các thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, nghiên cứu các mối tƣơng quan để tìm mối liên hệ giữa các nhân tố, các vấn đề.
2.1.2.3. Phương pháp lịch sử
Dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, tác giả đã tìm hiểu quá trình thành lập, phát triển theo từng giai đoạn của Huyện đoàn Sóc Sơn, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về xu hƣớng phát triển của tổ chức này và những nhân tố ảnh hƣởng.
Trong quá trình triển khai nội dung luận văn, tác giả có phỏng vấn một số ngƣời có trình độ cao, am hiểu sâu về công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại huyện Sóc Sơn. Cụ thể là đã xin ý kiến đánh giá, nhận xét và tiếp thu đƣợc những đóng góp quý báu của các đồng chí trong Ban Thƣờng vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Tổ chức Huyện ủy Sóc Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo Huyện đoàn Sóc Sơn qua các thời kỳ; các đồng chí lãnh đạo và cán bộ cơ quan thƣờng trực Huyện đoàn Sóc Sơn; một số đồng chí nguyên là thủ lĩnh Đoàn thanh niên khối xã, thị trấn trên địa bàn huyện.