0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 59 -64 )

4.1. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

4.1.2. Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ

Quy hoạch là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ. Công tác cán bộ Đoàn không nằm ngoài nội dung đó. Quy hoạch cán bộ có thể hiểu là việc lập một dự án thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ cán bộ, dự kiến sắp xếp, bố trí, luân chuyển đội ngũ theo một ý đồ rõ rệt, với một trình tự hợp lý, trong một khoảng thời gian nhất định để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ khi có những thay đổi. Cũng có thể hiểu một cách đơn giản hơn, quy hoạch cán bộ là cụ thể hóa chiến lƣợc trong toàn hệ thống, đây là bƣớc chuẩn bị lực lƣợng cán bộ Đoàn kế cận trong tƣơng lai. Nếu thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, sẽ chủ động trong công tác cán bộ, kể cả khi có những biến động, thay đổi. Thông qua công tác quy hoạch cán bộ, chúng ta sẽ khắc phục đƣợc tình trạng hẫng hụt về đội ngũ cán bộ Đoàn khi có sự thay đổi, đảm bảo tính kế thừa và sự chuyển tiếp nhịp nhàng, liên tục giữa các thế hệ cán bộ Đoàn.

- Quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn: Để có đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở đạt yêu cầu, trƣớc hết phải xác định rõ các tiêu chí cơ bản:

+ Cơ cấu về số lƣợng cán bộ Đoàn cơ sở cần quy hoạch, thay đổi dựa trên quy mô phát triển, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, căn cứ vào độ tuổi, năng lực chuyên môn, yêu cầu công việc, chiến lƣợc phát triển cán bộ của cấp uỷ Đảng để xác định số cán bộ Đoàn cần có.

+ Cơ cấu về tuổi, về giới tính.

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý.

+ Độ tín nhiệm, sức khỏe.

+ Thâm niên làm công tác Đoàn.

+ Cơ sở nào, vị trí quản lý nào đã đủ, chỗ nào phải luân chuyển, điều động, thay đổi, vị trí nào còn thiếu cần quy hoạch, thời gian quy hoạch.

- Tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ Đoàn thuộc diện quy hoạch, tuổi phải luân chuyển công tác. Có xác định đúng tiêu chuẩn chức danh từng vị trí cán bộ Đoàn thì mới có cơ sở đánh giá, lựa chọn để quy hoạch đúng và trúng.

Trên cơ sở đó đƣa vào quy hoạch đúng ngƣời, đúng việc, đúng sở trƣờng, phù hợp với chiến lƣợc công tác cán bộ, lựa chọn những cán bộ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định.

Trong quá trình quy hoạch cán bộ Đoàn cấp cơ sở, khi có sự thay đổi diễn ra cần phải chú ý đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, tâm huyết với công việc, thông qua bản đánh giá thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức hằng năm và khả năng thích ứng với cái mới của cán bộ.

Quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng cán bộ Đoàn phải đảm bảo độ tuổi, đúng đối tƣợng, tạo động lực thúc đẩy mỗi cá nhân nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất, có khả năng thích ứng tốt khi sự thay đổi diễn ra.

Để đảm bảo đƣợc các yêu cầu nêu trên, cần phải tiến hành khảo sát, đánh giá cán bộ Đoàn cấp cơ sở thông qua các bƣớc:

+ Đề xuất danh sách, các vị trí cán bộ cần quy hoạch

+ Đánh giá những ƣu điểm, hạn chế của cán bộ về đạo đức, tƣ tƣởng chính trị, tác phong, về năng lực nhận thức; đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng thích ứng khi có sự thay đổi.

+ Hƣớng phát triển, quy hoạch tuyển chọn phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, toàn diện, thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ và công khai.

+ Thảo luận trên cơ sở danh sách do chi đoàn, Đoàn cơ sở đề xuất. (Danh sách đƣa ra căn cứ vào thông tin về cán bộ và kết quả hoạt động thực tiễn)

+ Bỏ phiếu giới thiệu cán bộ đƣa vào diện quy hoạch.

Tuy nhiên, khi triển khai cần lƣu ý việc đánh giá cán bộ Đoàn cấp cơ sở phải thƣờng xuyên, có đánh giá thƣờng xuyên, liên tục thì mỗi cá nhân cũng nhƣ mỗi tổ chức cơ sở Đoàn mới kịp thời phát hiện, điều chỉnh cho phù hợp.

Quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn chính là lựa chọn ngƣời quản lý, lực lƣợng kế cận cho tƣơng lai. Các cơ sở Đoàn có thể lựa chọn cán bộ Đoàn ngay trong số các thành viên của tổ chức mình tại các chi đoàn trực thuộc và Ban chấp hành Đoàn cùng cấp. Những thành viên này đang thực hiện các hoạt động nên chúng ta dễ nhận thấy năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức của họ. Quá trình học tập, rèn luyện, thâm niên công tác từ cơ sở, thời gian qua thực tiễn cũng nhƣ bằng cấp về công tác thanh vận, công tác quản lý của những thành viên trẻ cũng có thể là những chỉ số tin cậy trong việc lựa chọn cán bộ Đoàn.

Nguồn quy hoạch, tuyển chọn của đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở tốt nhất là lựa chọn từ trong phong trào thực tiễn, ngƣời sở tại trên địa bàn. Bởi nhƣ chúng ta đã biết, để làm tốt công tác thanh niên thì bản thân ngƣời cán bộ Đoàn phải hiểu rất rõ công việc đó là gì, đặc điểm thanh thiếu nhi địa phƣơng. Có hiểu thì mới quản lý đƣợc và điều hành, tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả, nhất là khi có những xáo trộn nhất định. Nguồn tuyển chọn này có hai ƣu điểm lớn: họ đang là thành viên của tổ chức vì vậy đã quen với hoạt

động, truyền thống, nội quy, quy định của tổ chức và do đó họ nhanh chóng thích nghi với nhiệm vụ mới; thứ hai, nếu đề bạt từ bên trong tổ chức sẽ khích lệ sự trung thành, kiên định với tổ chức, họ trƣởng thành từ tổ chức và bây giờ lại đƣợc cống hiến cho chính tổ chức thì mọi việc không gì thuận lợi bằng. Tuy nhiên cách này sẽ dẫn đến trạng thái tâm lý "sống lâu lên lão làng" của không ít bộ phận cán bộ đã có kinh nghiệm, thành tích trong tổ chức.

Ngoài ra, cũng có thể quy hoạch cán bộ Đoàn cơ sở từ nơi khác. Nếu nhƣợc điểm của nguồn tuyển từ chính tổ chức là hạn chế về đối tƣợng thì nguồn tuyển này khắc phục đƣợc điểm đó, có nghĩa là tổ chức sẽ có đƣợc những bộ mặt tƣơi mới hơn.

Chúng ta có thể lựa chọn cán bộ Đoàn từ các nhà trƣờng, sinh viên mới tốt nghiệp… Đó là những ngƣời đã kinh qua công tác xã hội, có học vấn và biết triển khai công việc một cách cụ thể, khoa học. Họ sẽ là nguồn bổ sung rất tốt cho bộ máy chính quyền cơ sở trong hiện tại và tƣơng lai. Đó là một lợi thế rất lớn để họ tiếp cận với công việc mới, phát huy và sáng tạo, đƣa công tác Đoàn bắt kịp với yêu cầu phát triển của đất nƣớc trong quá trình tiếp tục đổi mới và hội nhập quốc tế theo chiều sâu.

Bước 2: Khi đã tiến hành lựa chọn, đánh giá ở các cơ sở, tổ chức Đoàn có trách nhiệm tập hợp danh sách các ứng viên đã giới thiệu để tiến hành bƣớc thứ 2: Nghiên cứu hồ sơ, xác định danh sách những ngƣời đủ tiêu chuẩn quy hoạch, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, lấy ý kiến, lấy phiếu tín nhiệm...

Căn cứ kết quả giới thiệu tại các vòng, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt cùng cấp uỷ Đảng, Đoàn cấp trên thảo luận để xác định yêu cầu, tiêu chuẩn và định hƣớng quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn, có thể tiếp tục giới thiệu và bỏ phiếu giới thiệu các vị trí cần quy hoạch theo chiến lƣợc công tác cán bộ.

Nên quy hoạch từ 2-3 cán bộ cho một vị trí; quy hoạch 5 năm, 10 năm, hoặc lâu hơn nữa.

Bước 3: Bộ phận chức năng tập hợp ý kiến của hội nghị cán bộ chủ chốt, lập danh sách trích ngang của các ứng viên đƣợc đƣa vào diện quy hoạch, trình cấp uỷ phê duyệt, và trên cơ sở đó thực hiện việc đào tạo bồi dƣỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm hay luân chuyển cán bộ hằng năm.

Phiếu tín nhiệm ở đây không có giá trị nhƣ phiếu bầu cử, song đó là một căn cứ quan trọng để tham khảo và đánh giá cán bộ Đoàn.

* Quy trình thực hiện

- Xây dựng kế hoạch thực hiện biện pháp về quy hoạch và tuyển chọn cán bộ Đoàn các cấp trƣớc, trong và sau khi có sự thay đổi, khi chuẩn bị cho đại hội Đảng, đại hội Đoàn các cấp.

- Tổ chức thực hiện: Việc quy hoạch phải đảm bảo đúng đối tƣợng, đúng tuổi theo quy định, quy hoạch đúng ngƣời, đúng sở trƣờng của từng đối tƣợng, lựa chọn cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định và xu thế phát triển của thanh niên.

- Kiểm tra, đánh giá: Việc quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đúng quy trình, phải đƣợc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, so sánh đối chiếu kết quả với yêu cầu đặt ra để có sự điều chỉnh kịp thời.

- Tuyển chọn:

Quy hoạch và tuyển chọn cán bộ Đoàn cấp cơ sở là nội dung quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở. Thông qua hoạt động này chúng ta có thể chuẩn bị và chủ động đƣợc nguồn cán bộ Đoàn không chỉ ở cấp cơ sở mà cả cấp huyện và cán bộ cho cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, biết đƣợc những gì đội ngũ đang có, những gì đội ngũ cần phải đào tạo, bồi dƣỡng; biết đƣợc năng lực chuyên môn cũng nhƣ phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý của từng đối tƣợng để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phát triển một đội ngũ cán bộ Đoàn đủ về số lƣợng, đảm

bảo về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới và khi có sự thay đổi diễn ra.

Thực hiện nghiêm túc việc quy hoạch, tuyển chọn và luân chuyển cán bộ Đoàn cấp cơ sở là động lực thúc đẩy mỗi thành viên phát huy đƣợc năng lực và sở trƣờng của mình, tự phấn đấu rèn luyện để khẳng định mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 59 -64 )

×