QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CÁN BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực đối với tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 43)

ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TẠI HUYỆN SÓC SƠN

3.2.1. Cơ cấu, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn

* Hệ thống tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn

Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn là Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn. Giữa hai kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành do Đại hội đại biểu Đoàn cấp huyện bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thƣờng vụ Huyện đoàn do Ban Chấp hành Huyện đoàn bầu ra.

Hệ thống tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn gồm 02 cấp:

- Cấp cơ sở Đoàn (Gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn)

- Cấp huyện

* Cơ cấu tổ chức Huyện đoàn Sóc Sơn hiện nay

+ Ban Chấp hành: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn có 33 đồng chí.

+ Ban Thƣờng vụ: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn có 11 đồng chí.

+ 01 Bí thƣ, 02 phó Bí thƣ Huyện đoàn là ủy viên Ban Thƣờng vụ. Trong đó, cơ cấu Bí thƣ Huyện đoàn là Chủ tịch Hội LHTN. 01 Phó bí thƣ Huyện đoàn là Chủ tịch Hội đồng Đội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Huyện đoàn. 01 Phó bí thƣ Huyện đoàn phụ trách khối nông nghiệp, công tác học sinh, sinh viên.

* Hệ thống cơ sở Đoàn trực thuộc: 60 cơ sở, bao gồm:

- Đoàn cơ sở khối xã - thị trấn: 26 đơn vị.

- Đoàn cơ sở khối Công nhân viên chức - Lực lƣợng vũ trang: 19 đơn vị - Đoàn cơ sở khối THPT - GDTX - DN: 15 đơn vị

- Bên cạnh đó còn có:

+ Đội TNTP Hồ Chí Minh huyện: 60 liên đội (27 Liên đội Trung học cơ sở và 33 Liên đội Tiểu học).

+ Hội LHTN huyện Sóc Sơn: 38 đơn vị.

Bảng 3.1: Số liệu tổ chức cơ sở Đoàn trực thuộc Huyện đoàn Sóc Sơn

Năm Tổng số

Trong đó Khối xã - thị trấn Khối CNVC - LLVT Khối THPT - GDTX - DN 2008 60 26 21 13 2009 59 26 20 13 2010 59 26 20 13 2011 59 26 20 13 2012 61 26 20 15 2013 60 26 19 15

Nguồn: Số liệu thống kê của Cơ quan thường trực Huyện đoàn Sóc Sơn

Cơ cấu tổ chức cơ quan thƣờng trực Huyện đoàn:

- Thƣờng trực Huyện đoàn gồm: 01 bí thƣ và 02 phó bí thƣ + Bí thƣ Huyện đoàn: phụ trách chung

+ Phó bí thƣ Thƣờng trực Huyện đoàn: phụ trách công tác khối trƣờng THPT - GDTX - DN, khối CNVC- LLVT; công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn và công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

+ Phó bí thƣ: Phụ trách khối xã - thị trấn; khuyến nông thanh niên; công tác văn phòng - tài chính.

- Giúp việc cho bí thƣ và phó bí thƣ là các chuyên viên, cán bộ chuyên trách tại Cơ quan thƣờng trực Huyện đoàn theo các mảng:

+ Mảng công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh + Mảng công tác văn phòng - tài chính

+ Mảng công tác Hội LHTN Việt Nam + Mảng công tác Đoàn khối xã - thị trấn + Mảng công tác Đoàn khối CNVC - LLVT

+ Mảng công tác Đoàn khối THPT - GDXT – DN

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC HUYỆN ĐOÀN SÓC SƠN

BAN CHẤP HÀNH BAN THƢỜNG VỤ BÍ THƢ (01 đồng chí) PHÓ BÍ THƢ (02 đồng chí) HỘI ĐỒNG ĐỘI CHỦ TỊCH HĐĐ (01 đồng chí) PHÓ CHỦ TỊCH HĐĐ

UỶ BAN KIỂM TRA CHỦ NHIỆM UB KIỂM TRA

PHÓ CHỦ NHIỆM UB KIỂM TRA

CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH HUYỆN ĐOÀN KHỐI XÃ THỊ TRẤN KHỐI CNVC - LLVT KHỐI TRƢỜNG THPT - GDTX -DN KHỐI HỘI VĂN PHÕNG - KẾ TOÁN KHỐI ĐỘI 25 XÃ- 1 THỊ TRẤN

CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH CẤP CƠ SỞ

19 CNVC - LLVT 15 THPT- GDTX- DN 60 LIÊN ĐỘI

CÁC CHI ĐOÀN CƠ SỞ TRỰC THUỘC ĐOÀN CƠ SỞ

- 298 CHI ĐOÀN TRỰC THUỘC ĐOÀN CÁC XÃ, THỊ TRẤN.

- 285 CHI ĐOÀN TRỰC THUỘC ĐOÀN CÁC TRƢỜNG THPT, GDTX, DẠY NGHỀ. - 60 CHI ĐOÀN TRỰC THUỘC KHỐI CNVC – LLVT.

- 60 TỔNG PHỤ TRÁCH.

3.2.2. Thực trạng nguồn lực cán bộ Đoàn cấp cơ sở khối xã, thị trấn

3.2.2.1. Phân tích công việc trong tổ chức

Đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, việc phân tích công việc trong tổ chức tại cấp huyện, xã chỉ là do cảm tính chủ quan của các đồng chí trong cấp ủy cảm nhận về việc cá nhân nào có tố chất công tác Đoàn.

Đối với Trung ƣơng, phân tích công việc trong tổ chức Đoàn đã đƣợc Trung ƣơng đoàn cụ thể hóa thông qua tiêu chuẩn cán bộ Đoàn đ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII, cụ thể là:

- Có tinh thần yêu nƣớc, trung thành với Tổ quốc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tƣ. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội; nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có khả năng tổ chức tập hợp, gắn bó mật thiết và đƣợc sự tín nhiệm của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và nhân dân.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; có trình độ học vấn, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí công tác đƣợc giao; trƣởng thành từ phong trào Đoàn - Hội - Đội hoặc tham gia hoạt động phong trào thanh thiếu nhi hoặc đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức công tác thanh vận.

- Có sức khoẻ tốt, ngoại hình phù hợp với công tác thanh vận; tuổi cán bộ Đoàn đƣợc quy định theo cƣơng vị đƣợc giao và có thể hơn từ 1 đến 2 tuổi để phù hợp với yêu cầu công tác cụ thể.

- Đối với cán bộ Đoàn cấp cơ sở, bên cạnh tiêu chuẩn chung nêu trên, còn phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cụ thể dƣới đây:

+ Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý luận sơ cấp. + Giữ chức vụ không quá 35 tuổi.

Đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tƣợng chính sách, trình độ văn hoá nói chung từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã đƣợc bồi dƣỡng chƣơng trình lý luận chính trị sơ cấp, giữ chức vụ không quá 37 tuổi.

3.2.2.2. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực trong tổ chức

Đây là nội dung rất quan trọng đối với QL NNL của tổ chức Đoàn. Vì tính chất luôn biến động nên khâu kế hoạch hóa để có nguồn nhân lực dự phòng nhằm có thế hệ kế cận đối với tổ chức. Trong thực tế tại các xã, thƣờng khi cán bộ Đoàn đến tuổi trƣởng thành, quá tuổi trƣởng thành hoặc luân chuyển đƣợc thì tổ chức Đoàn mới xác định đến nguồn kế cận. Hay có những trƣờng hợp nếu là con cháu trong lãnh đạo thì có thể là sự nguồn từ khi còn đang học, chƣa có sự khách quan và đảm bảo công bằng.

3.2.2.3. Tuyển dụng nhân lực đối với tổ chức

Quá trình tuyển dụng cán bộ đối với tổ chức Đoàn cấp xã, thị trấn không qua thi tuyển, phỏng vấn.

Quy trình tuyển dụng đối với tổ chức Đoàn thông qua bầu cử, cụ thể nhƣ sau: - Trƣờng hợp kết thúc nhiệm kỳ thì do Ban chấp hành Đoàn xã bầu tại hội nghị lần thứ nhất sau khi kết thúc Đại hội đại biểu Đoàn xã hoặc có thể bầu trực tiếp tại Đại hội nếu đƣợc cấp trên chỉ thị hoặc cho phép.

- Trong trƣờng hợp giữa nhiệm kỳ, nhân sự là do BCH Đoàn xã giới thiệu, đề xuất, trình cấp ủy trực tiếp tại xã, nếu cấp ủy thống nhất thì làm văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Huyện đoàn, Huyện đoàn thống nhất thì BCH tổ chức hội nghị và bầu tại hội nghị với hình thức bỏ phiếu kín. Trƣờng hợp nhân sự dự kiến không đƣợc cấp ủy tại vị thống nhất thì triển khai lấy ý kiến trong BCH giới thiệu nhân sự khác.

- Tuy nhiên trong thực tế, khi tìm kiếm nhân sự vào chức danh cán bộ chủ chốt Đoàn khối xã, thị trấn (Bí thƣ, Phó bí thƣ đoàn xã, thị trấn) thì còn chịu ảnh hƣởng, tác động của nhiều yếu tố: mối quan hệ họ hàng với cấp ủy, tƣ tƣởng vùng miền, cục bộ, … dẫn đến việc bỏ phiếu để xin ý kiến và bầu chỉ

mang tính hình thức và chất lƣợng cán bộ Đoàn tại một số địa phƣơng, đơn vị trên địa bàn huyện không đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn theo quy định.

Trên thực tế, cán bộ Đoàn cấp xã, thị trấn vẫn đƣợc bầu cử nhƣng thƣờng nhân sự đã có sự chỉ đạo và phải thông qua lãnh đạo cấp ủy cơ sở và lãnh đạo Đoàn cấp huyện nên không đảm bảo tính khách quan và công bằng.

3.2.2.4. Sử dụng nhân lực

Sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng hợp lý số lƣợng lao động

- Sử dụng hợp lý chất lƣợng lao động - Sử dụng hợp lý thời gian lao động - Sử dụng hợp lý cƣờng độ lao động - Sử dụng hợp lý năng suất lao động

Tuy nhiên, hiện nay trong các tổ chức Đoàn thanh niên, đặc biệt là ở khối xã, thị trấn tại huyện Sóc Sơn hiện nay vẫn còn tình trạng sử dụng cán bộ Đoàn nhƣ bộ phận phục vụ. Các công việc còn vụn vặt, không phải chức năng của Đoàn nhƣng lãnh đạo vẫn giao nhiệm vụ…`

3.2.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực

Tại huyện Sóc Sơn, tổ chức Đoàn cấp xã đều đƣợc quan tâm đến công tác đào tạo, hàng năm đều có các lớp tập huấn dành riêng cho cán bộ Đoàn - Đội các khối tại huyện và Thành phố. Tuy nhiên nội dung tập huấn, đào tạo còn chƣa sát thực và phù hợp với thực tiễn, chƣa đổi mới. Nội dung tập huấn chƣa đáp ứng đƣợc nguyện vọng của các cá nhân.

Về trình độ lý luận chính trị

Hầu hết cán bộ Đoàn cấp cơ sở huyện Sóc Sơn có trình độ sơ cấp và trung cấp LLCT (xem bảng 3.4). Đa số cán bộ Đoàn cấp cơ sở huyện Sóc Sơn là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện tại, đối với khối xã, thị trấn, trình độ chuyên môn của cán bộ đoàn đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu trình độ của cán bộ Đoàn khối xã, thị trấn huyện Sóc Sơn

Đơn vị tính: Người

TT Tiêu chuẩn, chức vụ Số lƣợng Trình độ chuyên môn Trình độ LLCT TC CĐ ĐH Ths cấp TC CC Cấp sơ sở 1. Bí thƣ 26 02 08 16 16 15 2. Phó bí thƣ 26 13 03 10 10 0 3. Uỷ viên BTV 122 15 25 34 92 10 4. UV BCH 549 104 49 98 205 14 Bí thƣ chi đoàn 679 124 57 112 312 27

Nguồn: Số liệu thống kê của Cơ quan thường trực Huyện đoàn Về trình độ nghiệp vụ quản lý

Nhìn chung, cán bộ Đoàn cấp cơ sở huyện Sóc Sơn hằng năm đều đƣợc tham gia các khoá tập huấn về nghiệp vụ, kỹ năng công tác thanh niên. Tuy nhiên, còn khá nhiều cán bộ Đoàn chƣa đƣợc đào tạo về quản lý nhà nƣớc và chƣơng trình chuyên viên cũng nhƣ về lý luận chính trị. Trong khi đó, những nội dung gắn với hai chƣơng trình này gần nhƣ bắt buộc phải có đối với cán bộ Đoàn. Ngoài ra, những kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ Ngoài ra, những kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ quản lý cần thiết khác, cán bộ Đoàn của huyện cũng chƣa đƣợc đào tạo. Hạn chế lớn này đã dẫn tới sự yếu kém trong công tác lãnh đạo ở hầu hết cấp bộ Đoàn cơ sở, nhất là khi có sự thay đổi của tình hình thực tế.

3.2.2.6. Đánh giá nguồn nhân lực

Hằng năm, cấp ủy các cơ sở và Huyện đoàn Sóc Sơn đều có đánh giá, xếp loại các cơ sở Đoàn trực thuộc và cá nhân các đồng chí cán bộ Đoàn chủ

chốt. Tuy nhiên, việc đánh giá, xếp loại chƣa đƣợc khách quan, còn mang tính hình thức, mặc dù đây cũng là một căn cứ để xét quy hoạch. Tâm lý nói tránh còn nhiều và đặc biệt là tâm lý “giơ cao đánh sẽ” vẫn còn nặng nề trong tƣ tƣởng của ngƣời dân Sóc Sơn.

Việc sử dụng, đánh giá và luân chuyển đối với Bí thƣ, Phó bí thƣ Đoàn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn còn chƣa thật xác đáng và phù hợp với năng lực, trình độ.

Nội dung, chƣơng trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của khối xã, thị trấn là do Huyện đoàn chỉ đạo, có sự điều chỉnh và áp dụng đối với thực tế mỗi địa phƣơng cũng nhƣ nhiệm vụ chính trị của từng xã. Việc đánh giá, xếp loại tổ chức Đoàn xã và cá nhân Bí thƣ,Phó bí thƣ Đoàn hằng năm (để xét thi đua) là do Huyện đoàn. Tuy nhiên, đơn vị trực tiếp quản lý Bí thƣ, Phó bí thƣ Đoàn xã là Đảng ủy xã. Việc đánh giá, xếp loại thi đua cuối năm cũng nhƣ quy hoạch và luân chuyển, điều động, bố trí, sắp xếp vị trí công việc của Bí thƣ Đoàn xã sau khi hết tuổi công tác đều do Đảng ủy xã quyết định, không có thông tin cũng nhƣ ý kiến nào từ phía Huyện đoàn.

Trong những năm gần đây, các đồng chí Bí thƣ, Phó bí thƣ Đoàn thanh niên các xã, thị trấn cũng đƣợc quy hoạch, bổ nhiệm hoặc điều động, luân chuyển sang nhiều vị trí khác nhau tại các địa phƣơng, nhƣ chuyển sang làm cán bộ văn phòng Đảng ủy, Văn phòng UBND, Chủ tịch MTTQ, Chủ tịch Hội nông dân, Phó chủ tịch UBND xã, Phó bí thƣ thƣờng trực Đảng ủy xã, Phó chủ tịch HĐND,… Tuy nhiên cũng có nhiều trƣờng hợp Bí thƣ Đoàn xã đã quá tuổi công tác chƣa chuyển đƣợc hoặc chuyển về làm cán bộ thôn.

Do yêu cầu về độ tuổi đối với cán bộ Đoàn nên đầu ra cho đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt khối xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũng đang là một vấn đề cấp bách.

Bảng 3.3. Tình hình luân chuyển Bí thƣ Đoàn cấp xã, giai đoạn 2010 – 2014 Năm Chủ tịch các đoàn thể khác của xã Cấp ủy của xã Công tác chính quyền tại xã Công tác tại thôn 2010 4 1 2 0 2011 3 2 1 0 2012 5 3 1 1 2013 4 2 1 0 2014 5 2 2 0

Nguồn: Do tác giả luận văn điều tra và thống kê

3.2.2.7. Chính sách đãi ngộ và quản lý nguồn nhân lực

Nhìn chung, những năm gần đây, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thuộc khối xã, thị trấn ở huyện Sóc Sơn đƣợc các cấp thẩm quyền vận dụng theo Điều 23 trong Quy chế cán bộ Đoàn, trong đó có quy định cụ thể nhƣ sau:

- Cán bộ đoàn có thời gian công tác đoàn, hội, đội từ 3 năm liên tục trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ, khi thi tuyển công chức đƣợc cộng điểm ƣu tiên.

- Độ tuổi đi học tại chức về lý luận chính trị đối với cán bộ đoàn có thể ít hơn 5 tuổi so với các đối tuợng khác.

- Cán bộ đoàn thực hiện việc luân chuyển công tác đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp và nhà ở công vụ theo quy định chung; đƣợc bảo lƣu phụ cấp trong thời gian luân chuyển.

- Cán bộ đoàn là đảng viên nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có khả năng, triển vọng phát triển, đã qua rèn luyện, thử thách trong thực tiễn công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi, đƣợc xem xét giới thiệu để bầu vào cấp uỷ đảng. Bí thƣ, phó bí thƣ đoàn từ cấp cơ sở trở lên, đạt tiêu chuẩn cấp uỷ viên thì đƣợc cơ cấu để bầu vào cấp uỷ đảng cùng cấp.

Đối với chức danh Bí thƣ Đoàn xã đƣợc tính là cán bộ chuyên trách cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực đối với tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)