Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực đối với tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 57 - 59)

4.1. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

4.1.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh huyện Sóc Sơn về sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu trong bối cảnh đổi mới hiện nay

Để thực hiện thành công bất kỳ một nhiệm vụ nào đó, trƣớc hết phải bắt đầu từ khâu nhận thức. Có thay đổi nhận thức, nhận thức đúng vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vấn đề thì mới có quan điểm chỉ đạo và kế hoạch giải quyết một cách hiệu quả.

Có nhận thức đúng chƣa đủ mà còn phải sự đồng thuận. Mỗi ngƣời, mỗi cấp lãnh đạo nhận thức rõ vấn đề nhƣng không đồng thuận quan điểm và cách giải quyết thì khó có thể đạt đƣợc kết quả tối ƣu. Đồng thuận ở đây không có nghĩa là mọi ngƣời nhất nhất phải hiểu và giải quyết vấn đề theo một cách hay một nguyên tắc cứng nhắc. Mỗi ngƣời, cơ sở Đoàn mỗi cấp có cách tiếp cận khác nhau, cách xử lý công việc khác nhau nhƣng cũng đi tới một mục tiêu chung. Và sự thay đổi đó phải mang lại hiệu quả, có những bƣớc phát triển mới.

* Nội dung của giải pháp

- Để nâng cao nhận thức, trƣớc hết phải tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về vai trò quyết định và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ Đoàn trong việc xây dựng, phát triển một thế hệ mới thanh niên Việt Nam năng động, sáng tạo, có ƣớc mơ và hoài bão. Đội ngũ cán bộ Đoàn là lực lƣợng nòng cốt quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lƣợc phát triển thanh niên Việt Nam. Công tác phát triển đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở huyện Sóc Sơn theo hƣớng lý thuyết quản lý sự thay đổi là một yêu cầu cấp bách, đòi hỏi sự quan

tâm đặc biệt của toàn Đảng bộ và mọi tổ chức chính trị trong hệ thống tổ chức Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện và của Ban Thƣờng vụ Thành đoàn Hà Nội khi mà xu thế vận động theo hƣớng phát triển diễn ra hằng ngày, đòi hỏi tuổi trẻ và hệ thống tổ chức Đoàn phải thích ứng ở mức độ cao hơn.

Mọi hoạt động chỉ đạo của huyện chỉ đạt hiệu quả khi đội ngũ cán bộ, lãnh đạo đƣa ra đƣợc những kế hoạch đúng đắn, và biết tổ chức thực hiện công việc một cách có hiệu quả, cho dù có sự thay đổi, biến động. Đội ngũ cán bộ Đoàn là lực lƣợng trực tiếp triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các quy định của Ban Chấp hành Đoàn các cấp. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động của Huyện đoàn. Để có thể hoàn thành những nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có sự đầu tƣ một cách đúng đắn cho đội ngũ cán bộ này. Đặc biệt là khi có những biến động, những thay đổi diễn ra.

Phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp trên địa bàn huyện thông qua những hình thức phong phú, thích hợp và thiết thực nhƣ đổi mới cách thức phổ biến chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về phát triển đội ngũ cán bộ Đoàn, trọng tâm là Nghị quyết 04 của BCH Trung ƣơng Đảng khoá VIII, Nghị quyết 02 của BCH Trung ƣơng Đoàn, Nghị quyết 07 của Ban Thƣờng vụ Thành uỷ Hà Nội “Về công tác thanh niên trong tình hình mới”; Nghị quyết 25/NQ-TƢ của BCH Trung ƣơng Đảng khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”. Đồng thời phải làm cho mọi đối tƣợng liên quan thấy đƣợc vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở để phối hợp thực hiện tốt mọi nhiệm vụ điều hành và phát triển sự nghiệp giáo dục toàn diện thế hệ trẻ.

* Quy trình thực hiện:

- Quán triệt cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp ý thức xây dựng cho mình tâm thế sẵn sàng thay đổi và đi trƣớc một bƣớc chăm lo đội ngũ kế cận.

- Thƣờng xuyên phổ biến những chủ trƣơng, chính sách liên quan đến công tác cán bộ và luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ.

- Bồi dƣỡng kiến thức về phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ Đoàn để họ có kiến thức tham mƣu đúng, kịp thời và có khả năng giữ bình ổn, phát triển khi có sự thay đổi.

Việc lựa chọn cán bộ Đoàn cấp cơ sở là việc làm hết sức khó khăn do đặc thù công tác thanh niên, nhất là trong giai đoạn hiện nay, tính không ổn định của cán bộ Đoàn và tính phức tạp của hoạt động quản lý công tác Đoàn vẫn tồn tại. Ngƣời cán bộ Đoàn cấp cơ sở phải có nhiều năng lực, kỹ năng, phải có những phẩm chất cần thiết cho vị trí công tác của họ. Vì vậy, việc lựa chọn ngƣời cán bộ Đoàn cơ sở cần phải hết sức tỉ mỉ, thận trọng và cần phải có thời gian, có tính chiến lƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực đối với tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)