Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử nhằm hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo (Trang 31 - 35)

* Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên mầm non về việc hình thành biểu tượng kích thước và ứng dụng bài giảng điện tử nhằm hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non..

Chúng tôi đã sử dụng 20 phiếu điều tra và sau một thời gian tiến hành chúng tôi tổng kết được những ý kiến sau:

- Qua 20 phiếu điều tra (Anket) và qua trao đổi với qiáo viên, 100% các giáo viên thuộc diện điều tra cho rằng việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non là rất quan trọng và cần thiết.

- 100% các giáo viên đều xác định đúng những nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ gồm các nội dung sau:

+ Nội dung dạy trẻ 3-4 tuổi + Nội dung dạy trẻ 4-5 tuổi + Nội dung dạy trẻ 5-6 tuổi

Việc xác định đúng nội dung dạy trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hình thành biểu tượng kích thước là rất quan trọng. Điều này là cơ sở để giáo viên lên kế hoạch và tiến hành thực hiện kế hoạch hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ.. + 100% các giáo viên đều đồng ý rằng có thể dạy trẻ hình thành biểu tượng kích thước bằng cách sử dụng bài giảng điện tử. Trong đó có 80% số giáo viên (16/20 phiếu) cho cho rằng đây là việc làm rất cần thiết, còn 20% số giáo viên(4/20 phiếu) cho là cần thiết. Điều này cho thấy phần lớn giáo viên mầm non ý thức được tầm quan trọng của việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non, đặc biệt phần lớn họ thấy được vai trò, vị trí của bài giảng điện tử đối với việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ cho trẻ. + Có 14/20 số giáo viên (chiếm khoảng 70%) nói rằng họ thường xuyên hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ bằng cách sử dụng bài giảng điện tử, còn 30% số giáo viên chỉ thỉnh thoảng sử dụng bài giảng điện tủ với các giờ hoạt động nói chung và hình thành biểu tượng kích thước nói riêng. Kết quả này cho thấy phần lớn giáo viên đã sử dụng bài giảng điện tử để hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non.

Qua tổng hợp ý kiến của giáo viên trên đây cho thấy phần lớn giáo viên đều cho rằng có thể dạy trẻ hình thành biểu tượng kích thước thông qua cách sử dụng bài giảng điện tử...Như vậy phần lớn giáo viên đều coi bài giảng điện tử là phương tiện để hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ..

* Khó khăn và thuận lợi khi giáo viên mầm non sử dụng bài giảng điện tử hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non.

- Phương pháp dạy học bằng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ.

- Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.

- Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet...Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ.

- Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường mầm non.

* Khó khăn và thách thức:

- Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non.

- Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus...Mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.

- Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên mầm non còn hạn chế. Có thể thấy sự đam mê sáng tạo ứng dụng CNTT ở các giáo viên mầm non trẻ nhưng điều đó khó có thể thấy ở những giáo viên mầm non đã có tuổi thậm chí còn là sự né tránh, làm cho xong.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở giáo dục mầm non còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn được nghiên cứu, đánh giá và rút kinh nghiệm vì vậy vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nó.

- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa có sự phân biệt rõ ràng với các tiết dạy không ứng dụng công nghệ thông tin.

- Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng Internet chưa được các trường mầm non thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.

* Thực trạng mức độ hình thành biểu tượng kích thước của trẻ mầm non..

Chúng tôi điều tra mức độ hình thành biểu tượng kích thước trên 120 trẻ mầm non bằng hệ thống bài kiểm tra mà chúng tôi đã đưa ra cho từng độ tuổi rồi tổng hợp lại chia trung bình. Trên cơ sở tổng hợp số điểm thực hiện các bài kiểm tra của trẻ chúng tôi phân loại mức độ hình thành biểu tượng kích thước của trẻ tuổi theo 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

Bảng 1.6 Thực trạng mức độ hình thành biểu tượng kích thước của trẻ mầm non

Số trẻ

Mức độ định hình thành biểu tượng kích thước của trẻ mầm non

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

120 16 13,3 38 31,6 44 36,6 22 18,3

Qua bảng 1.6 cho thấy mức độ hình thành biểu tượng kích thước ở trẻ mầm non là chưa cao. Cụ thể, trong 120 trẻ thuộc diện điều tra thì số trẻ có sự định hướng không gian ở mức độ tốt chỉ chiếm 13,3% (16/120 trẻ), số trẻ ở mức độ khá chiếm 31,6% (38/120 trẻ ). Trong đó số trẻ có sự hình thành biểu tượng kích thước ở mức độ trung bình chiếm tới 36,6% (44/120trẻ ), mức độ yếu cũng còn tới 18,3% (22/120 trẻ ). Trong quá trình kiểm tra trẻ, chúng tôi thấy khi phân biệt về kích thước của một số đối tượng ở nhiều trẻ 3-4 tuổi còn nhầm lẫn, to thành nhỏ, nhỏ thành to. Đặc biệt, nhiều trẻ 4-5 tuổi, 5-6 tuổi còn gặp khó khăn trong cách đo kích thước các đối tượng.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử nhằm hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)