Kết quả sau thử nghiệm.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử nhằm hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo (Trang 65 - 70)

- Hoặc giáo viên tổ chức cho cả lớp cùng hát

3.6.2. Kết quả sau thử nghiệm.

So sánh kết quả của quá trình thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử nhằm hình thành biểu tượng kích thước của các lớp đối chứng và lớp thử nghiệm sau thử ngiệm:

Bảng 3.4: Mức độ hình thành biểu tượng kích thước thông qua việc sử dụng bài giảng điện tử của trẻ 3-4 tuổi

ở cả hai lớp đối chứng và lớp thử nghiệm sau thử nghiệm (tính theo %)

Lớp Số trẻ Tốt Khá Mức độ % TB Yếu -Thử nghiệm 20 52 24 23 1 -Đối chứng 20 15 38 37 10

Biểu đồ 3.4: Mức độ hình thành biểu tượng kích thước

thông qua việc sử dụng bài giảng điện tử của trẻ 4-5 tuổi ở cả hai lớp đối chứng và lớp thử nghiệm

sau thử nghiệm (tính theo %)

0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá Trung bình Yếu Thử nghiệm Đối chứng

Kết quả trên cho thấy: sau thử nghiệm mức độ hình thành biểu tượng kích

cao, đặc biệt là mức độ yếu và tốt. Ở nhóm thử nghiệm trẻ đạt mức độ khá và tốt chiếm tỉ lệ cao 76%, trong đó mức độ tốt tăng đến 44%, mức độ trung bình giảm tới 12% và mức độ yếu chỉ còn một trẻ. Nhưng ở nhóm đối chứng thì tỉ lệ trẻ đạt loại khá và tốt chiếm 53%, trong đó tỉ lệ tốt chiếm 15%, khá 38%. Mức độ yếu ở nhóm thử nghiệm chỉ có 1 trẻ và ở nhóm đối chứng có giảm nhưng không đáng kể (giảm 6%).

Bảng 3.5: Mức độ hình thành biểu tượng kích thước thông qua việc sử dụng bài giảng điện tử của trẻ 4-5 tuổi

ở cả hai lớp đối chứng và lớp thử nghiệm sau thử nghiệm (tính theo %)

Lớp Số trẻ Mức độ % Tốt Khá TB Yếu -Thử nghiệm 20 54 26 18 2 -Đối chứng 20 14 37 38 11

Biểu đồ 3.5: Mức độ hình thành biểu tượng kích thước thông qua

việc sử dụng bài giảng điện tử của trẻ 4-5 tuổi ở cả hai lớp đối chứng và lớp thử nghiệm sau thử nghiệm (tính theo %)

0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá Trung Bình Yếu Thử nghiệm Đối Chứng

Sau thử nghiệm mức độ hình thành biểu tượng kích thước của trẻ 4-5tuổi ở cả

tốt. Ở nhóm thử nghiệm trẻ đạt mức độ khá và tốt chiếm tỉ lệ cao 80%, trong đó mức độ tốt tăng đến 47%, mức độ trung bình giảm tới 10% và mức độ yếu chỉ còn 1%. Nhưng ở nhóm đối chứng thì tỉ lệ trẻ đạt loại khá và tốt chiếm 51%, trong đó tỉ lệ tốt chiếm 14%, khá 37%. Mức độ yếu ở nhóm thử nghiệm chỉ có 1 trẻ và ở nhóm đối chứng có giảm nhưng không đáng kể (giảm 9%).

Bảng 3.6: Mức độ hình thành biểu tượng kích thước thông qua việc sử dụng bài giảng điện tử của trẻ 5-6 tuổi

ở cả hai lớp đối chứng và lớp thử nghiệm sau thử nghiệm(tính theo %)

Lớp Số trẻ

Mức độ %

Tốt Khá TB Yếu

-Thử nghiệm 20 56 25 18 1

-Đối chứng 20 15 35 38 12

Biểu đồ 3.6: Mức độ hình thành biểu tượng kích thước

thông qua việc sử dụng bài giảng điện tử của trẻ 5-6 tuổi ở cả hai lớp đối chứng và lớp thử nghiệm

sau thử nghiệm (tính theo %)

0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá Trung bình Yếu Thử Nghiệm Đối chứng

Sau thử nghiệm mức độ hình thành biểu tượng kích thước của trẻ 4-5tuổi ở cả

hai lớp đối chứng và lớp thử nghiệm chênh lệch khá cao, đặc biệt là mức độ yếu và tốt. Ở nhóm thử nghiệm trẻ đạt mức độ khá và tốt chiếm tỉ lệ cao 81%, mức độ tốt

tăng đến 50%, mức độ trung bình giảm tới 8% và mức độ yếu chỉ còn 1%. Nhưng ở nhóm đối chứng thì tỉ lệ trẻ đạt loại khá và tốt chiếm 50%, trong đó tỉ lệ tốt chiếm 15%, khá 35%. Mức độ yếu ở nhóm thử nghiệm chỉ có 1 trẻ và ở nhóm đối chứng có giảm nhưng không đáng kể (giảm 7%).

Đa số trẻ ở lớp thử nghiệm đã hình thành tốt biểu tượng kích thước thông qua bài giảng điện tử mà đề tài áp dụng, có sự hiểu biết về mục đích và tầm quan trọng của việc hình thành biểu tượng kích thước trong hoạt động học, đồng thời trẻ tỏ ra hứng thú, tự giác và tập trung chú ý với thời gian trong quá trình tham gia khám phá khoa học. Qua quan sát, theo dõi giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập chúng tôi thấy, ở nhóm thử nghiệm trẻ có kinh nghiêm tốt hơn và tiếp thu tốt hơn các bài học nhằm hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ còn ở nhóm đối chứng thì việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ còn chậm và còn nhiều hạn chế.

Tóm lại, qua phân tích kết quả thử nghiệm trên cho thấy, sau thử nghiệm các kết quả về giá trị %, lớp thử nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng và cao hơn bản thân lớp thử nghiệm trước khi tác động. Trong khi đó, sau thử nghiệm kết quả của nhóm đối chứng có tăng nhưng không đáng kể so với trước thử nghiệm điều đó chứng tỏ quy trình thiết kế và sử dụng bài giảng mà đề tài đề xuất ở chương 2 được vận dụng linh hoạt, có hiệu quả, sẽ thúc đẩy sự hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo. Đồng thời khẳng định tính hiệu quả của quá trình tiến hành thử nghiệm, tính khả thi của quy trình thiết kế và chứng minh tính đúng đắn cho giả thuyết khoa học đã đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ kết quả thử nghiệm sư phạm, có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

Thứ nhất, so với chất lượng khảo sát ban đầu trước khi thử nghiệm, chất lượng dạy học một số bài thử nghiệm đã tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ trẻ hình thành biểu tượng kích thước ở nhóm thử nghiệm đạt loại tốt tăng cao và loại yếu giảm đi nhiều so với nhóm đối chứng. Đây là một kết quả rất quan trọng, là một căn cứ để bước đầu chứng minh tính khả thi của quy trinh thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử đã đề xuất.

Thứ hai, thông qua kết quả thử nghiệm đã cho thấy, giáo viên và học sinh đã bắt đầu làm quen với việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử nhằm hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo theo quy trình chúng tôi đề xuất. Điều đó chứng minh rằng nếu như vận dụng quy trinh thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử đã đề xuất một cách linh hoạt, hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử nhằm hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)