- Bài tập kéo thả hình ảnh: Kéo thả hình ảnh vào một vị trí được quy định. - Vẽ hình học: Vẽ các đối tượng hình học, tạo lien kết và chuyển động.
2.3. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo trẻ mẫu giáo
Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 5 bước sau:
- Xác định mục tiêu, nội dung bài học
- Lựa chọn thông tin đưa vào bài giảng và các đơn vị truyền tải thông tin - Xây dựng kịch bản dạy học
- Thể hiện bài giảng trên máy tính - Điều chỉnh kế hoạch dạy học
Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước.
Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung bài học
Xác định mục tiêu bài học nhằm hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non cần chỉ rõ, sau bài học, trẻ sẽ nhận biết được thế nào là to - nhỏ, dài – ngắn, cao – thấp, rộng – hẹp, cao hơn, thấp hơn, to hơn- nhỏ hơn, dài hơn – ngắn hơn…và chỉ rõ được cách đo.
VD: Trong tiết dạy phân biệt kích thước to hơn – nhỏ hơn cho trẻ 3-4 tuổi, chủ đề thực vật, có thể xác định mục tiêu như sau.
a..Kiến thức
- Trẻ phân biệt được thế nào là to hơn, nhỏ hơn
b. Kỹ năng
- Trẻ biết sử dụng đúng từ ngữ miêu tả kích thước của đối tượng: to hơn, nhỏ hơn.
c. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học
- Ham thích những ứng dụng công nghệ thông tin trong bài dạy
Bước 2: Lựa chọn thông tin đưa vào bài giảng và các phương tiện chuyền tải thông tin.
Lựa chọn các tình huống để trẻ tiếp cận vấn đề một cách tự nhiên. Tìm hiểu kỹ càng nội dung và phương pháp dạy trẻ về biểu tượng kích thước để đưa thông tin vào bài dạy cho phù hợp. Căn cứ vào nội dung bài giảng và đặc điểm nhận thức, tâm lỹ lứa tuổi của học sinh để lựa chọn thông tin.
VD: Đối với tiết dạy “ to hơn- nhỏ hơn” cho trẻ 3-4 tuổi chủ đề thực vật, ta có thể đưa vào bài giảng các hoạt động và các thông tin như sau.
- Cho trẻ trò chuyện về các loại cây, hoa, quả mà trẻ biết và nói lên lợi ích của chúng.
Đưa ra các hình ảnh để trẻ quan sát và so sánh
- Hình lá cây, quả cam, bông hoa, có sự chênh lệch to- nhỏ về kích thước Dạy trẻ xác định to hơn, nhỏ hơn
- Dạy trẻ so sánh kích thước đối tượng bằng cách xếp chồng - Vật bị che khuất là vật nhỏ hơn
- Vật không bị che khuất là vật lớn hơn Trò chơi: “ Ai thông minh hơn”
- Soạn trò chơi bằng bài giảng điện tử để trẻ chọn vật có kích thước cùng loại. VD: Các hình ảnh cần chuẩn bị để tiến hành thiết kế bài giảng điện tử cho hoạt động “ Phân biệt to hơn – nhỏ hơn).
Hình ảnh 1
Hình ảnh 2
Hình ảnh 3 Hình ảnh 4
Hình ảnh 5 Hình ảnh 6
Hình ảnh 7 Hình ảnh 8
Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học
Đây là bước quan trọng trong việc lập kế hoạch bài giảng có ứng dụng CNTT. Nó giúp cho việc thiết kế bài giảng trên máy tính và hướng dẫn giáo viên tiến hành tiết học.
VD: Kịch bản dạy học của tiết “ Phân biệt to hơn – nhỏ hơn” Chủ đề: thực vật
Đối tượng: 3-4 tuổi Thời gian: 20-25 phút Có thể là kịch bản sau:
Thời gian
Phụ đề Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
2s Phụ đề 1: Giới thiệu
- Tên bài dạy - Trẻ hưởng ứng
3’ Phụ đề 2: Thực vật bao gồm...
- Cho trẻ quan sát hình ảnh trên màn hình, kể tên và trò chuyện về một số cây, hoa, quả mà trẻ biết
- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô 5’ Phụ đề 3: phân biệt quả cam to hơn – quả cam nhỏ hơn
-Cô đưa ra hình ảnh về hai quả cam khác màu, một xanh, một vàng, một to một nhỏ, có sự chênh lệch về kích thước.
-Cho trẻ đoán quả cam nào to hơn, quả cam nào nhỏ hơn?
- Cô lồng hai quả cam vào nhau bằng cách xếp chồng và hỏi trẻ vì sao? - Cô giải thích. Quả cam vàng to hơn quả cam xanh vì khi cô lồng hai quả cam vào nhau thì quả cam vàng có phần thừa ta.
- Cô cho trẻ nhắc lại: Quả cam vàng to hơn- quả cam xanh nhỏ hơn.
-Trẻ quan sát -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời cô -Trẻ lắng nghe -Lớp, nhóm, cá nhân trẻ nhắc lại 5’ Phụ đề 4. Phân biệt chiếc lá to hơn, chiếc lá nhỏ hơn
-Cô đưa ra 2 chiếc lá có độ chênh lệch về kích thước.
- Hỏi trẻ, chiếc lá nào to hơn, chiếc lá nào nhỏ hơn, vì sao?
- Cô và trẻ cùng khảo sát đo bằng
-Trẻ quan sát
cách xếp chồng.
Cô khái quát: Chiếc lá xanh bị che khuất nên chiếc lá xanh nhỏ hơn, chiếc lá vàng bao phủ chiếc lá xanh nên chiếc lá vàng to hơn.
- Cô cho trẻ cùng nhắc lại kết luận: Chiếc lá vàng to hơn, chiếc lá xanh nhỏ hơn. -Trẻ khảo sát -Trẻ lắng nghe -Trẻ nhắc lại 5’ Phụ đề 5: Phân biệt quả táo to hơn, quả táo nhỏ hơn
- Cô đưa ra hình ảnh 2 quả táo anh, đỏ, quả xanh to, quả đỏ nhỏ
- Cô hỏi trẻ quả nào to hơn, vì sao? - Cô và trẻ cùng khảo sát bằng cách xếp chồng 2 quả táo lên nhau và kết luận.
- Cô cho trẻ nhắc lại kết luận
- Trẻ quan sát Trẻ trả lời cô -Trẻ khảo sát và kết luận -Trẻ nhắc lại 2’ Phụ đề 6: Trò chơi củng cố “ ai thông minh hơn” - chọn bông hoa cùng loại
- Cô đưa ra câu hỏi bằng cách xếp một hàng bông hoa có kích thước bằng nhau, 1 bông hoa thiếu.
- Đưa ra 2 đáp án A,B kèm hình ảnh cho trẻ lựa chọn. - Đưa ra đáp án đúng -Trẻ nghe cô phổ biến -Trẻ quan sát rồi trả lời -Trẻ hưởng ứng 2’ Phụ đề 7. Chọn quả cà chua
- Tiến hành như trên. - Trẻ tham gia hoạt động
cùng loại
2’ Phụ đề 8 - Tiến hành như trên - Trẻ tham gia hoạt động
2s Phụ đề 9. Kết thúc
- Lời chào - Trẻ hưởng ứng
Bước 4: Thể hiện bài giảng trên máy tính.
Đây là bước làm ra sản phẩm của kịch bản dạy học đã xây dựng ở bước 3, là sự thể hiện ý đồ của người soạn. Bài giảng có ứng dụng CNTT thực chất đã trở thành phương tiện dạy học của giáo viên,
VD: Bài giảng thể hiện trên máy tính (soạn trên Powerpoint) của tiết học phân biệt “ to hơn- nhỏ hơn” của trẻ 3-4 tuổi, chủ đề thực vật như sau:
SO SÁNH TO HƠN- NHỎ HƠN CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG ĐỐI TƯỢNG: TRẺ3-4 TUỔI Thực hiện: Nguyễn ThịHồng Thắm Lớp: K10 ĐHSP Mầm non CHỦ ĐỀTHỰC VẬT Slide 1 Slide 2
Quảcam nà o nhỏhơn Quảcam nà o to hơn? Slide 3 Chiếc lá nà o to hơn? Slide 4 Quảtá o nà o to hơn Quảtá o nà o nhỏhơn ? Slide 5 A B ? Slide 6
Slide 7 Slide 8
Slide 9
Sau bước 4 (Thể hiện bài giảng trên máy tính) người thiết kế cho chạy lại toàn
bộ chương trình để từ đó điều chỉnh các bước cho phù hợp với nội dung, thời lượng và điều kiện bạy học (Phương tiện kỹ thuật, khả năng biên tập của giáo viên...)