Phòng chống bắt cóc

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 31 - 32)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Cơ sở lí luận về giáo dụckĩ năng phòng chống bắt cóccho trẻ 5-

1.2.3. Phòng chống bắt cóc

1.2.3.1. Phòng chống

Theo Từ điển Tiếng Việt (1992) của Viện Ngôn ngữ học “phòng” có nghĩa là: Liệu để có biện pháp tránh, ngăn ngừa hoặc lâm thời đối phó với điều không hay

có thể xảy ra, ví dụ như “Dặn phòng trước...” hay “Phòng sự bất trắc”.

Còn “chống” có thể hiểu là hoạt động ngược lại, gây cản trở lực tác động của ai đó hoặc cho tác động cái gì. “Chống” trong “phòng chống” gần nghĩa với “Chống đỡ” - chống lại để cố gắng tự vệ hay “chống cự” - đánh trả lại để tự vệ. Ngoài ra, tính từ phòng chống còn xuất hiện dưới nhiều lĩnh vực. Khi nói đến phòng chống ở mặt phòng tránh, ngăn ngừa một điều gì đó thì có khái niệm “phòng ngừa” cũng hay được mọi người nhắc tới với ý nghĩa đó.

Chẳng hạn, khái niệm “phòng ngừa dưới góc độ ngành khoa học về tội phạm (tội phạm học) hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này.

- Theo quan điểm trong nghành khoa học và sách báo pháp lý một số nước đều thống nhất cho rằng: “Phòng ngừa tội phạm là không để cho tội phạm xảy ra, thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm...” hay “không để cho tội phạm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, thủ tiêu nguyên nhân và kiểm soát được tội phạm, ...”

TS. Lê Thế Tiệm và tác giả phân tích: “Phòng ngừa tội phạm tức là không để cho tội phạm xảy ra va gây nên những hậu quả nguy hiểm cho xã hội...”

Tóm lại, trên cơ sở tổng hợp các quan điểm khoa học đã nêu, phòng chống là liệu, dự tính trước những biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa hay ứng phó với một nguy cơ mang tính chất gây tổn hại về vật chất hay tinh thần, thân thể của con người nhằm làm hạn chế ít nhất những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

1.2.3.2. Bắt cóc

Theo Wiktionary Tiếng Việt, “Bắt cóc” là bắt người một cách đột ngột và mang giấu đi nhằm một mục đích nào đó.

Như vậy, cụ thể có thể hiểu bắt cóc là hình thức bí mật bắt giữ người trái pháp luật nhằm thực hiện một mục đích hoặc âm mưu nào đó về kinh tế, chính trị. Xét theo khía cạnh hình sự thì hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị định tội theo Điều 169 Bộ luật hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 1/1/2018).

1.2.3.3. Phòng chống bắt cóc

Phòng chống bắt cóc có thể hiểu là kĩ năng nhận diện và ứng phó với những nguy hiểm của bản thân hoặc và những nguy hiểm từ hành động của người khác với mình hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm tránh bị kẻ xấu bắt cóc vì mục đích nào đó để đảm bảo cho mình thoát khỏi nguy cơ bị bắt cóc và có khả năng được an toàn cao nhất.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)