Kết quả đánh giá thực trạng giáo dụckĩ năng phòng chống bắt cóc

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 45 - 59)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Cơ sở thực tiễn về giáo dụckĩ năng phòng chống bắt cóccho trẻ 5-

1.3.5. Kết quả đánh giá thực trạng giáo dụckĩ năng phòng chống bắt cóc

5 - 6 tuổi tạiđịa bàn nghiên cứu

1.3.5.1. Đánh giá của GV về tầm quan trọng của kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 - 6 tuổi tạiđịa bàn nghiên cứu

Bảng 2.1. Đánh giá của GV về sự cần thiết của kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 - 6 tuổi Sự cần thiết Số lượng Tỉ lệ % Rất cần thiết 32 76.20 Cần thiết 10 23.80 Không cần thiết 0 0.00 Tổng 42 100.0

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của GV về sự cần thiết của kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 - 6 tuổi

Kết quả phiếu điều và phỏng vấn cho thấy, các GV đều cho rằng kĩ năng phòng chống bắt cóc rất cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi (chiếm 76,20%). Qua phỏng vấn ngắn GV đều cho các ý kiến:

“...Đây là kĩ năng cần thiết cho trẻ mầm non, giúp trẻ mầm non thích ứng với

cuộc sống hàng ngày và kĩ năng này cũng là một phần của kĩ năng sống.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

- Xã hội hiện nay đang phát tri bị kĩ năng phòng chống b

trong những tình huốn

tránh được những rủi ro đáng ti

Như vậy, tất cả cần thiết của kĩ năng ph

Với câu số 6 trong phi chống bắt cóc cho trẻ 5 tỉ lệ 90,48%). Qua đó, th thiết và tầm quan trọng c

1.3.5.2. Đánh giá thực tr trẻ 5 - 6 tuổi ở địa bàn nghi

Bảng 2.2. Thực trạng nh Kĩ năng phòng chống b Kĩ năng nhận di Kĩ năng ứng phó Kĩ năng tìm kiếm sự Biểu đồ 2.2. Th 0 20 40 60 80 KN nhận diện

n nay đang phát triển, kéo theo nhiều vấn đề

ng bắt cóc cho trẻ là việc làm cần thiết, nó giúp tr ống có nguy cơ bị bắt cóc khi không có ngư i ro đáng tiếc có thể xảy ra”.

ả các GV tham gia vào nghiên cứu này nh ĩ năng phòng chống bắt cóc với trẻ mầm non.

ong phiếu điều tra: “Nhà trường có nên giáo d 5 - 6 tuổi hay không?” thì có đến 38/42 phiế %). Qua đó, thấy rằng các GV ở trường mầm non đã nh

ng của việc trang bị kĩ năng này cho trẻ 5 - 6 tu

c trạng nhận thức của trẻ về kĩ năng phòng ch a bàn nghiên cứu

ng nhận thức kĩ năng phòng chống bắt cóc địa bàn nghiên cứu

ng bắt cóc Mức độ thấp Mức độ TB SLT % SLT % n diện 44 61.1 26 36. ng phó 46 63.9 26 36.1 ự giúp đỡ 53 73.6 19 26.4 Thực trạng nhận thức kĩ năng phòng chố 6 tuổi tại địa bàn nghiên cứu

KN nhận diện

KN ứng phó

KN tìm kiếm sự giúp đỡ

phức tạp; việc trang t, nó giúp trẻ biết xử lý t cóc khi không có người lớn bên cạnh

u này nhận thức rất rõ về sự

giáo dục kĩ năng phòng ếu trả lời “Có” (chiếm ã nhận thức được sự cần 6 tuổi. òng chống bắt cóc ở t cóc ở trẻ 5 - 6 tuổi tại TB Mức độ cao % SLT % 36.1 2 2.8 36.1 0 0.0 26.4 0 0.0 ống bắt cóc ở trẻ 5 - Mức độ thấp Mức độ TB Mức độ cao

Qua kết quả điều tra đánh giá được tổng hợp ở bảng và biểu đồ trên cho thấy kĩ năng phòng chống bắt cóc ở trẻ 5 - 6 tuổi phần lớn chiếm tỉ lệ cao ở mức độ TB và mức độ thấp. Bước đầu một số trẻ đã có kĩ năng nhận diện trước nguy cơ có thể bị bắt cóc ở mức cao ( 2/72 trẻ - chiếm tỉ lệ 2,8%). Kĩ năng ứng phó và tìm kiếm sự giúp đỡ của trẻ phần lớn cũng chỉ đạt cao nhất ở mức độ trung bình lần lượt là 36,1% và 26,4% . Qua nghiên cứu đánh giá trẻ bằng phiếu điều tra đánh giá thì ở mỗi phần trả lời bài tập của trẻ lại có những biểu hiện thú vị khác nhau.

Ví dụ như ở phần bài tập trong kĩ năng nhận diện nguy cơ bắt cóc khi cho trẻ

quan sát và nhận xét hành động của bạn nhỏ trong hình là đúng hay sai thì đa số trẻ

đã biết các hành động như: Nhận quà của người lạ, đi chơi một mình nơi vắng, mở

cửa cho người lạ mặt vào nhà hay chơi một mình nơi đông người là sai. Hay khi hỏi

không nên chơi ở đâu thì trẻ đã chỉ ra được điểm không an toàn đó. Nhưng đến bài tập 3 thì có một số trẻ ngập ngừng chưa biết có nên mở cửa cho chú thợ điện hay không. Điều này được phản ánh tương đồng với kết quả thống kê kĩ năng nhận diện lần lượt ở trẻ có mức độ thấp chiếm 61,1%, TB chiếm 36,1% và mức cao chiếm 2,8%

Tuy nhiên, trong nhiều tình huống trẻ chưa có cơ hội trải nghiệm hoặc trẻ chưa nhận thấy nguy hiểm từ hành động đó. Chẳng hạn, trẻ thích được chơi cùng các bạn như đi đá bóng ở ngoài đường, không muốn lúc nào cũng phải đi cùng ba mẹ người thân vì bản thân trẻ lứa tuổi này rất ham học hỏi, khám phá những điều mới lạ. Hay trẻ sẽ hỏi ngược lại rằng: “Con thấy mọi người đi chơi ngoài đường một

mình buổi tối nhiều mà, có nguy hiểm đâu” đến khi GV giải thích thì trẻ mới hiểu

những nguy cơ trẻ sẽ gặp phải khi chạy đi chơi một mình nơi tối và kể cả nơi đông người qua lại.

Việc nhận diện nguy hiểm đối với trẻ đã khó, việc ứng phó và tìm kiếm sự giúp đỡ đối với trẻ mầm non lại càng khó hơn. Điều này đòi hỏi trẻ không chỉ có kiến thức mà phải có sự tương tác, trải nghiệm thực tiễn cao. Điều này qua nghiên cứu đã thể hiện một cách rõ ràng qua bảng 2.2. Ở kĩ năng ứng phó trẻ phần lớn đạt mức độ nhận thức TB (lần lượt là 63,9% và 36,1%) . Với bài tập 3, đa số trẻ hoàn toàn không trả lời được sẽ trả lời chú như thế nào mà nói với người phỏng vấn rằng: “Con sẽ đọc rõ địa chỉ cho chú vì chú là bạn bố mẹ mà.” trẻ không nhận ra điều bất thường trong tình huống ở bài tập đó.

Để ứng phó đối với nguy cơ bị bắt cóc chưa đủ, trẻ cần có kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ để đảm bảo an toàn cho bản thân trong các tình huống nguy hiểm như: Kêu cứu, biết được địa chỉ an toàn đó là địa chỉ nhà, số điện thoại của những người an toàn như là bố mẹ, chú Công an,... đó là những điều hết sức cần thiết. Nhưng qua điều tra chúng tôi nhận thấy ngoài một vài trẻ nhớ được địa chỉ nhà, số điện thoại Công an do bố mẹ nhắc và dạy trẻ nhiều lần còn đa số trẻ không biết. Mỗi bài tập tình huống thực tiễn mà chúng tôi đưa ra trẻ có những câu trả lời rất khác nhau. Chẳng hạn: “Bon đang đi chơi trong công viên cùng mẹ, bên cạnh có quán kem, mẹ

bảo Bon ngồi ở ghế mẹ chạy ù ra mua kem mẹ con và Bon cùng ăn. Lúc mẹ đi có 1 chú tới nói con đi theo chú tới chỗ xa xa chú cho kẹo vs mua siêu nhân. Bon không chịu và chú lôi bon đi. Nếu là Bon bé sẽ làm như thế nào?” Có trẻ thì xử lý theo

cách bắt chước trong phim như là gọi chú Công an đến bắt nhưng trong trường hợp đó đa số trẻ sẽ cực kì hoảng sợ, la hét, một số trẻ thì lại chọn giải pháp an toàn là gọi mẹ tới.

Như vậy, kĩ năng phòng chống bắt cóc của trẻ chỉ ở mức TB và thấp. Trẻ chưa ghi nhớ được những địa chỉ an toàn, tin cậy hay chưa có kiến thức cách xử lý tình huống khi gặp khó khăn. Nhưng tình huống này lại có thể xảy đến bất cứ lúc nào nơi nào với trẻ trong cuộc sống. Vì vậy, với sự trải nghiệm tình huống giả định trong các hoạt động giáo dục trẻ sẽ giúp trẻ phần nào đỡ “bất ngờ” khi gặp các tình huống này trong thực tiễn.

1.3.5.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dụckĩ năng phòng chống bắt cóc của GV cho trẻ 5 - 6 tuổi ở địa bàn nghiên cứu

Tổng hợp từ các phiếu điều tra ý kiến, chúng tôi thấy rằng hiện nay các GV đã và có thể sử dụng các biện pháp với mức độ như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc của GV cho trẻ 5 - 6 tuổi

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, đầu tiên, ở mức rất thường xuyên thì biện pháp trò chuyện dùng lời giải thích và biện pháp tổ chức các trò chơi đóng vai, học tập được các giáo viên sử dụng cao nhất với tỉ lệ % của số phiếu là 52,4% và 90,5%. Thống nhất với kết quả này, khi tiến hành phỏng vấn một số GV thì gần như các GV cho rằng hai biện pháp đều là những biện pháp gần gũi và dễ dàng thực hiện và phù hợp với trẻ. Theo chúng tôi, việc giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc nói riêng hay các kĩ năng sống cho trẻ nói chung không chỉ giáo dục bằng lí thuyết suông mà cần tạo các cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm. Hơn nữa trẻ mầm non qua “học mà chơi, chơi mà học” hay “vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ” nên đây rõ ràng là một biện pháp có tác động lớn tới trẻ. Biện pháp Mức độ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên SL % SL % SL %

1. Trò chuyện dùng lời giải thích 6 14.3 14 33.3 22 52.4 2. Đưa ra tình huống có vấn đề cho trẻ

giải quyết, trải nghiệm 4 9.5 24 57.1 14 3.34 3. Tổ chức các trò chơi: đóng vai, học

tập,... 0 0.00 4 9.5 38 90.5

4. Sử dụng các câu chuyện kể 24 57.1 18 42.9 0 0.00 5. Xây dựng và đưa nội dung giáo dục kĩ

năng phòng chống bắt cóc theo hướng tích hợp

Ở mức độ thường xuyên, biện pháp có tỉ lệ số phiếu cao nhất là đưa ra tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết, trải nghiệm (57,1%). Biện pháp này theo chúng tôi có ưu điểm giúp trẻ có cơ hội được thực hành, bộc lộ những suy nghĩ, hành động, cách giải quyết của mình. Qua đó trẻ được củng cố, khắc sâu những kiến thức tiếp nhận. Cùng quan điểm này, một GV qua phỏng vấn cho rằng: “Để giáo dục kĩ

năng phòng chống bắt cóc cho trẻ cần vận dụng nhiều biện pháp, đặc biệt là đưa tình huống cho trẻ giải quyết, xử lý tình huống để trẻ được khắc sâu hơn, giáo dục trẻ không chỉ nên dạy bằng lời vì trẻ em có quá nhiều điều phải ghi nhớ..”. Tuy

nhiên, để thực hiện biện pháp này, GV phải có kinh nghiệm, kiến thức, biết lựa chọn những tình huống có vấn đề, có hệ thống câu hỏi hướng dẫn, gợi mở trẻ giải quyết vấn đề và GV phải có cách xử lí tình huống đúng đắn, phù hợp với tâm lí trẻ mầm non.Theo chúng tôi, biện pháp này mang tính chất sinh động, thực tế với những tình huống trẻ được quan sát hoặc trở thành một nhân vật trong đó, trẻ được tiếp xúc với người lớn để thực hành những kĩ năng phòng chống bắt cóc. Tuy nhiên, biện pháp này cần ứng dụng nhiều hơn nữa vì yếu tố trực quan, thực tế rất phù hợp với tư duy trực quan của trẻ mẫu giáo. GV nên sưu tầm những hình ảnh, đoạn phim trên mạng internet, truyền hình.. có chứa các tình huống và cách xử lí tình huống để làm phong phú hơn trong việc giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ.

Còn biện pháp “Xây dựng và đưa nội dung giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc theo hướng tích hợp với các hoạt động dạy, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác” đứng ở mức thứ hai, chênh lệch với biện pháp “Đưa ra tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết, trải nghiệm” (57,1%) ở mức độ thường xuyên là 28,5%. Biện pháp này cũng là một cách thức giáo dục hiệu quả, phù hợp với tâm lý trẻ mầm non và phù hợp với xu hướng tích hợp hiện nay trong giáo dục mầm non.

Cuối cùng, ở mức độ thỉnh thoảng sử dụng thì biện pháp “Sử dụng các câu chuyện kể để giáo dục trẻ” chiếm tỉ lệ % số phiếu cao nhất là 57,1%. Như vậy, có thể thấy các GV đã có sử dụng các câu chuyện kể để giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ. Tuy nhiên, cần thực sự đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng các câu chuyện kể như là một nội dung giáo dục thường xuyên kĩ năng này cho trẻ, bởi các câu chuyện kể luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với trẻ em nói chung hay trẻ mầm non nói riêng. GV có thể tự sáng tạo những câu chuyện giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc gần gũi với tình huống cuộc sống mà trẻ có thể gặp phải, có thể trình

bày lời kể kết hợp thể hiện nội dung câu chuyện qua tranh, slide hoạt hình để tăng tính hấp dẫn, sáng tạo. Thông qua những câu chuyện, trẻ học được kĩ năng phòng chống bắt cóc một cách tự nhiên và hiệu quả, giảm bớt sự nhàm chán cho trẻ.

Như vậy, ta nhận thấy trong quá trình giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ, GVMN đã vận dụng nhiều biện pháp với mức độ sử dụng khác nhau. Biện pháp được sử dụng rất thường xuyên là biện pháp trò chuyện, dùng lời giải thích (52,4%) và biện pháp tổ chức các trò chơi (90,5%). Tiếp đến ở mức độ thường xuyên đó là biện pháp đưa ra tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết, trải nghiệm (57,1%) và xây dựng & đưa nội dung giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc theo hướng tích hợp các hoạt động dạy, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác (54,8%). Cuối cùng dừng ở mức độ thỉnh thoảng sử dụng là biện pháp sử dụng các câu chuyện kể (57,1%).

Theo chúng tôi nhận thấy, không có biện pháp giáo dục nào là hữu hiệu nhất, vạn năng nhất, tùy vào từng nội dung, mục đích giáo dục mà ta sẽ vận dụng biện pháp nào hay kết hợp nhóm biện pháp nào đó để đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên với đặc trưng của việc giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ nói riêng, trẻ “học thông qua hành” tức là cần có những cơ hội được trải nghiệm, được ứng xử với các hành vi, tình huống thực tế nhờ đó kĩ năng của trẻ sớm được hình thành và khắc sâu hơn. Vì vậy, theo chúng tôi với việc giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ cần lấy những biện pháp giáo dục có thể tạo cho trẻ cơ hội được thực hành, trải nghiệm làm chủ đạo đồng thời linh hoạt kết hợp với các biện pháp giáo dục khác nhằm nâng cao hiệu quả của chất lượng giáo dục kỹ năng này một cách hoàn thiện hơn.

Như vậy, với kết quả khảo sát thu được từ các phiếu điều tra GVMN đã sử dụng khá nhiều các biện pháp để giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ trong trường mầm non. Đặc biệt, biện pháp trò chuyện, dùng lời giải thích là biện pháp và biện pháp tổ chức các trò chơi đóng vai, học tập trong thiết kế các hoạt động được sử dụng rất thường xuyên.

1.3.5.4. Đánh giá của GV về hình thức giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 - 6 tuổi tạiđịa bàn nghiên cứu

Bảng 2.4. Đánh giá của GV về các hình thức giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóccho trẻ 5 - 6 tuổi

Các hình thức Sỗ phiếu Tỉ lệ %

Cho trẻ đi học thêm lớp kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại

các trung tâm 6 14.3%

Lồng ghép trong các hoạt động giáo dục tại lớp mà trẻ

đang học đặc biệt là hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 26 61.9% Sự giáo dục của phụ huynh cho trẻ tại gia đình 9 21.4%

Để trẻ tự phát triển 1 2.4%

Tổng 42 100%

Biểu đồ 2.3. Đánh giá của GV về các hình thức giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 - 6 tuổi

Qua bảng 2.5 kết hợp với biểu đồ 2.3 ta thấy các GV đa số chọn hình thức “Lồng ghép trong hoạt động giáo dục tại lớp mà trẻ đang học đặc biệt là trong hoạt động giáo dục KNS cho trẻ” chiếm tỉ lệ số phiếu cao nhất 61,9% tiếp đến là hình thức “Sự giáo dục của phụ huynh cho trẻ tại gia đình” có tỉ lệ số phiếu 21,4%. Như vậy để giáo dục kĩ năng này cho trẻ cần lựa chọn những hình thức giáo dục phù hợp

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)