6. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Cơ sở lí luận về giáo dụckĩ năng phòng chống bắt cóccho trẻ 5-
1.2.5. Giáo dụckĩ năng phòng chống bắt cóc
1.2.5.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc
Theo Wikipedia Tiếng Việt, khái niệm giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kĩ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều được xem là có tính giáo dục.
Giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc chính là quá trình tổ chức có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm xây dựng và hình thành cho trẻ một số nguyên tắc về kĩ năng và hành động để phòng trường hợp bắt cóc có thể xảy ra đối với trẻ và có thể chủ động ứng phó trong một vài tình huống nếu trẻ bị các đối tượng xấu bắt cóc. 1.2.5.2. Giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc
Nhiều phụ huynh không khỏi hoang mang, lo lắng khi có nhiều vụ trẻ bị bắt cóc xảy ra liên tiếp, mới nhất là vụ bé trai 6 tuổi ở Quảng Bình. Nhiều người trăn trở bởi kẻ bắt cóc ngày càng liều lĩnh, thủ đoạn tinh vi, khó lường.
Việc dạy cho trẻ biết cách nhận diện và ứng phó trước những tình huống nguy hiểm là điều thiết yếu. Việc giáo dục cho trẻ kĩ năng phòng chống bắt cóc được chúng tôi tổng hợp bao gồm cả nội dung giáo dục trong gia đình và trong trường học.
* Đối với gia đình:
Nội dung giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc có thể áp dụng trong gia đình hiện có thể được tìm kiếm trên rất nhiều trên các trang mạng. Ví dụ ở Báo mới có bài viết trong đó đưa ra các nội dung mà các bậc phụ huynh có thể giáo dục cho trẻ như sau:
- Khi người lạ dụ dỗ ở bất cứ đâu thì con:
Không đi theo người lạ. Lưu ý nói rõ với con cách người lạ có thể dụ dỗ con cho con dễ hình dung như: Hứa cho bánh kẹo, mua kem ăn, cho đi chơi, dắt đi tìm ba mẹ...
Không nhận quà bánh hay đồ vặt từ người lạ.
Không cung cấp thông tin cá nhân hay về gia đình (bố, mẹ, chị, anh...) cho người lạ (không quen biết, gặp ở đâu đó).
Không mở cửa cho người lạ vào nhà. Thậm chí khi người quen (chú, bác,...) vào nhà khi cha mẹ không có nhà vẫn không mở cửa hoặc gọi điện hỏi ý kiến cha mẹ trước khi mở.
Dạy con nhớ số điện thoại cha hoặc mẹ, họ tên cha, mẹ để phòng khi gặp bất trắc.
- Khi người lạ bám theo con biết:
Luôn giữ khoảng cách với người lạ (Khoảng cách an toàn: 2,5m - có thể nói với con là càng xa càng tốt cho con dễ hình dung).
Chạy về phía những “người an toàn” khi con nghi là có người đi theo mình. “Người an toàn” đó có thể là: Người thân, cô giáo, chú công an, chú bảo vệ... hoặc chạy về phía có nhiều người lớn mà con cảm thấy an toàn.
- Khi người lạ dùng vũ lực túm lấy con lôi đi, con: Biết hét lớn: “Bắt cóc” khi người lạ ôm, bế.
Vùng vẫy thoát khỏi và đánh động đến sự chú ý xung quanh bằng cách kêu cứu giúp thật to.
Nếu có thể, tấn công vào cằm, ức, hạ bộ, ... là những điểm yếu trên người nếu như người đó vẫn không buông ra.
Trẻ nhỏ mau quên, cha mẹ có thể cho con tập dượt trước hoặc nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho con nhớ.
Hơn ai hết, cha mẹ vẫn là người hiểu rõ tính cách của con mình nhất. Ví dụ, bé nhút nhát sẽ không nói chuyện cùng người lạ, nhưng có bé vốn hiếu động dù đã được dặn dò vẫn có thể bị thuyết phục bởi vài món đồ chơi và lời dụ dỗ. Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu tính cách và phản ứng thông thường của con để việc giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ đạt hiệu quả. Cha mẹ có thể bắt đầu từ việc đặt câu hỏi: “Con sẽ làm gì ?” và nêu các tình huống phát sinh “Nếu - thì” để con tự trả lời.
Ngoài ra cũng có phương pháp khá hiệu quả mà các phụ huynh cũng có thể áp dụng, đó là thiết kế cho trẻ những “Thẻ an toàn” với nội dung các thông tin cần thiết như: tên trẻ, nhóm máu, địa chỉ nhà, tên phụ huynh và số điện thoại khẩn cấp... “Thẻ an toàn” này sẽ được dán, treo, gắn vào các vật dụng của bé khi ra khỏi nhà.
* Đối với trường mầm non:
Giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc trong trường mầm non bao gồm những nội dung như:
- Giáo dục cho phụ huynh (trực tiếp phổ biến hoặc gián tiếp qua tài liệu): Không ngừng cảnh giác. Đặc biệt với những kẻ có biểu hiện bất thường, người lạ mặt lảng vảng...
Sắp xếp thời gian hợp lí giữa những người lớn trong gia đình để luôn có người trông coi, đưa đón trẻ. Không để trẻ đi chơi hay ở nhà một mình. Khóa cửa nẻo cẩn thận.
Luôn để mắt đến con và cảnh giác khi có người lạ mặt tiếp cận con. Đứng lên và đi về phía con ngay khi thấy người lạ dắt con đi, hay con tự động theo người lạ mà khoảng cách quá xa người thân.
Hạn chế dắt con trẻ đi những nơi vắng vẻ, hẻo lánh dễ tạo điều kiện cho bọn bắt cóc.
Thông báo cụ thể với cô giáo, nơi giữ trẻ những người sẽ đưa đón con hàng ngày.
Hạn chế nhất có thể chia sẻ thông tin cá nhân của trẻ lên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Intergram, Wintter): Tên, tuổi, ảnh, địa chỉ trường, địa chỉ nhà, địa điểm vui chơi của con... cần được giữ kín. Có nhiều kẻ bắt cóc chỉ cần ở nhà lên mang là nắm được “tất tần tật” thông tin của trẻ vì cha mẹ quá ham chia sẻ con mình trên mạng xã hội.
- Giáo dục cho học sinh:
Mỗi trường mầm non lại có một chương trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non riêng. Trong đó bao gồm cả nội dung giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc, cho nên mỗi trường lại có một nội dung giáo dục khác nhau.
Theo Chương trình giáo dục kĩ năng sống của VAS (Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc - VAS), nội dung giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ bao gồm những điều nên và không nên như sau:
Phòng tránh bị bắt cóc:
Nên:
+ Luôn bám sát và tập trung vào người thân hoặc cô giáo của mình.
+ Khi có người lạ đến hỏi chuyện phải chạy lại cô giáo hoặc nhờ người thân nhờ giúp đỡ, tiếp chuyện.
+ Khi có người lạ đến tự xưng là người thân đến đón về, học sinh phải quay trở lại trường báo cho cô giáo biết. Cô giáo gọi điện cho ba mẹ xác minh sự việc.
+ Nghe theo hướng dẫn cô giáo khi ra khỏi khu vực nhà trường.
Không nên:
+ Tự tách riêng ra đi chơi.
+ Đeo trang sức hoặc mang theo tài sản quý giá khác (ipad, điện thoại di động, trang sức... ) gây lòng tham nơi kẻ bắt cóc.
Ứng phó khi bị bắt cóc:
Nên:
+ Khóc, la to, cầu cứu gây sự chú ý. + Vùng mạnh và bỏ chạy
+ Đánh mạnh, đạp mạnh vào người lạ để thoát thân.
Không nên:
+ Hoảng sợ.
+ Nghe theo lời dụ dỗ ngay cả khi họ biết tên, tuổi của mình và ba mẹ mình.
Hay theo tư vấn của Thạc sỹ Tâm lý Đào Lê Hòa An (Giám đốc chiến lược Trung tâm Đào tạo KNS Ý tưởng việt) việc trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho trẻ đối với trẻ mẫu giáo ở từng độ tuổi như sau:
Trẻ từ 3 đến dưới 4 tuổi: Lứa tuổi này trẻ chưa có kinh nghiệm sống và không thể phân biệt được người xấu. Do các bé có thể nhớ được những người thường chăm sóc mình nên giáo viên hay phụ huynh có thể dạy trẻ cách tự bảo vệ trước người lạ, giải thích cho bé các khái niệm để có thể phân biệt được những người thân, người lạ: Ví dụ như người lạ là người mình chưa bao giờ gặp gỡ, tiếp xúc,... không bao giờ đi theo hay ăn hoặc nhận bất cứ thứ gì từ người lạ.
Ngoài việc dạy các cháu biết tự bảo vệ mình, người lớn cũng luôn phải ở bên cạnh các cháu để chăm sóc, bảo vệ và hướng dẫn khi gặp các tình huống phù hợp.
Trẻ từ 4 đến 6 tuổi: Ở lứa tuổi này bé đã nhận thức và có ý thức giữ an toàn cho bản thân. Ngoài việc dạy các cháu cách tự bảo vệ mình cha mẹ cần tập cho bé nhớ một số thông tin quan trọng như tên, địa chỉ nhà, tên cha mẹ, số điện thoại liên lạc khi cần thiết.
Với độ tuổi này các cháu đã đi học và từng bước tham gia vào các hoạt động xã hội. Vì vậy giáo viên nên định cho các cháu một số quy tắc như:
- Tuyệt đối không cho bé đeo trang sức hoặc sử dụng các vật dụng đắt tiền vì sẽ thu hút lòng tham của các đối tượng xấu.
- Khi tan học chỉ đứng ở một khu vực an toàn nhất định (vui chơi trong sân trường), giới hạn một số người thân có thể đón bé ở trường (có thể chỉ có thể là cha mẹ, ông bà, cô chú... ), các thông tin này cũng cần thông báo cho giáo viên của bé để biết mà theo dõi hỗ trợ.
- Khi ở các khu vui chơi, siêu thị bé luôn phải đi sát cạnh người thân, không bao giờ đi theo người lạ. Cần dạy bé nhận biết những người có thể giúp đỡ khi cần thiết như: chú công an, bảo vệ,... Nếu xảy ra tình huống bị lạc, các bé nên tìm đến tại quầy thanh toán và yêu cầu nhân viên tại đây giúp đỡ.
Do tâm lý của trẻ thích nhập vai nên giáo viên có thể đặt ra các tình huống để hướng dẫn trẻ cách làm quen và giải quyết như:
- Người lạ mời bé đi ăn kẹo hoặc tặng trẻ đồ chơi -> trẻ sẽ khéo léo từ chối và cương quyết không nhận, lập tức tìm đến nơi an toàn, khu vực có các chú bảo vệ hoặc nơi đông người. Nếu người lạ dùng vũ lực kéo đi -> trẻ cần la to, cố gắng phản kháng để thu hút sự chú ý và cầu cứu người xung quanh.
- Nếu bé ở nhà và có người lạ đến tìm -> trẻ không được phép mở cửa dù bất cứ lí do gì. Có thể dùng điện thoại tại nhà để gọi cho cha mẹ thông báo tình hình.
Những phương án và tình huống cần được nhấn mạnh, lặp đi lặp lại để trẻ tiếp thu và ghi nhớ. Tuy nhiên các giáo viên cũng cần tránh hù dọa thái quá về những nguy hiểm từ người lạ với trẻ vì sẽ gây cảm giác hoang mang, lo lắng không cần thiết và khiến bé ngại giao tiếp với xã hội.
1.2.5.3. Tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc
Ngay từ khi trẻ bắt đầu đến trường, bố mẹ và cô giáo đã cố gắng tạo ra một môi trường thật an toàn cho trẻ, việc hướng cho trẻ những việc không an toàn và an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kĩ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò, khả năng làm chủ hành động của trẻ và môi trường giao tiếp xã hội phục vụ nhu cầu nhận thức của trẻ ngày càng mở rộng hơn.
Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành đề tài thu hút với trẻ. Đó được coi là cơ hội mở rộng kiến thức nhưng đồng thời có thể là mối nguy hại cực kì lớn đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kĩ năng tự bảo vệ bản thân nói chung hay kĩ năng phòng chống bắt cóc nói riêng trong giai đoạn cuộc sống hiện nay có tầm quan trọng vô cùng lớn. Trẻ sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa các mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn, giúp trẻ tự tin, đảm bảo sự an toàn cho trẻ để khám phá cuộc sống muôn màu.
Theo Tin tức Giáo dục, giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân nói chung hay kĩ năng phòng chống bắt cóc nói riêng không đơn giản là việc dạy, rèn cho trẻ những kĩ năng cơ bản cần thiết như phòng tránh và ứng xử với các nguy hiểm thường gặp, biết cách ứng xử khi gặp người lạ... Giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ cần phải được nhìn một cách toàn diện hơn, trong đó yếu tố quan trọng nhất không chỉ nằm ở cách thức, phương pháp, nội dung, mà còn nằm ở thời kì, thời điểm thích hợp.
Phương pháp và cách thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ cũng cần được chú trọng. Có nhiều phương pháp khác nhau mà mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm. Để trang bị kiến thức phòng chống bắt cóc cho trẻ đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp tiếp cận vấn đề thích hợp. Giáo viên nên tìm hiểu, chọn lựa và áp dụng được phương pháp nào phù hợp nhất với khả năng, tính cách của trẻ, điều kiện giáo dục của nhà trường. Một trong những điều quan trọng nhất là
ở gia đình, bố mẹ luôn là tấm gương sáng trong ứng xử hàng ngày cho trẻ noi theo. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ phải bắt đầu từ bố mẹ và phải có sự kết hợp hài hòa, đồng bộ trongphương pháp với nhà trường, thầy cô giáo.
Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ hay giáo viên phải quan tâm đến việc giáo dục xây dựng và rèn cho trẻ những kĩ năng như phòng chống bắt cóc. Chỉ có như vậy mới giúp trẻ có được sự đảm bảo an toàn về cả thể chất và tinh thần. Chuẩn bị cho trẻ có được một hành trang kiến thức và kĩ năng tốt nhất để trẻ an toàn, tự tin bước vào lớp 1.